Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và thường xuất hiện theo mùa. Nếu chúng ta không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm đến tính mạng của người mắc phải. Trong bài viết này sẽ cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi rút có tên là Dengue gây ra ở người. Căn bệnh này có thể lây truyền từ người sang người nếu như bị muỗi vằn cắn mang mềm bệnh đốt sang con người.
Khi mắc bệnh sẽ khiến cho cơ thể con người đau nhức và khó chịu. Đặc biệt là ở các bộ phận như cơ và các khớp. Ở dạng nhẹ thì sốt xuất huyết sẽ gây ra hiện tượng phát ban và sốt cao. Ở dạng nặng hơn thì nó sẽ khiến cho cơ thể bị chảy máu và giảm huyết áp đột ngột. Khiến cho người bệnh mắc phải tử vong rất nhanh chóng.
Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết từ đâu
Thủ phạm chính gây ra căn bệnh này đó là virus Dengue, đây là một vật trung gian truyền bệnh lên muỗi vằn. Nó có thể đưa virus lây sang cơ thể con người vào máu của người bệnh bằng cách đốt, chích.
Virus Dengue thường sẽ có 4 chủng huyết thanh khác nhau đó là: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Người bệnh khi nhiễm với chủng virus nào trong các chủng trên thì có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó.
Tuy nhiên họ vẫn có nguy cơ mắc các chủng khác. Vì vậy, những người đang sống trong vùng lưu hành dịch Dengue có thể sẽ mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn là một lần trong đời bởi những chủng virus khác.
Muỗi Aedes aegypti thường hoạt động vào ban ngày, đặc biệt chỉ có những con muỗi cái mới có thể đốt người và làm truyền bệnh. Virus Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi Aedes trong khoảng từ 8-11 ngày. Sau đó, nếu bạn bị muỗi Aedes chích thì virus sẽ được lây truyền sang cơ thể bạn.
Triệu chứng của căn bệnh sốt xuất huyết là gì?
Triệu chứng của căn bệnh sốt xuất huyết thường rất đa dạng và rất dễ gây ra sự nhầm lẫn. Nó có thể diễn biến từ thể nhẹ cho đến thể nặng dần. Tuỳ thuộc vào từng mức độ khác nhau và biểu hiện nhận diện của căn bệnh này sẽ như sau:
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết nhẹ ban đầu
Cấp độ sốt xuất huyết sẽ thường nhẹ khi nó xuất hiện ở người đầu tiên mắc phải căn bệnh này vì chưa có miễn dịch với virus Dengue. Đây chính là mức độ có các triệu chứng điển hình và thường không ra những biến chứng quá nguy hiểm.
Thông thường bệnh sẽ khởi phát với các biến chứng nhẹ và sẽ kéo dài từ 4 đến 7 ngày tính từ khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra một số triệu chứng thường gặp khác có thể như:
- Sốt cao và có thể lên tới 40,5 độ C
- Đầu đầu khá nghiêm trọng
- Đau ở phía sau mắt
- Đau cơ và khớp
- Buồn nôn, ói mửa
- Phát ban
Những ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể từ 3 đến 4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sẽ giảm dần sau khoảng từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên người bệnh có thể sẽ bị nổi ban một lần nữa sau khoảng vài ngày.
Biểu hiện bệnh sốt xuất huyết nặng dần
Ở mức độ này những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết sẽ gồm tất cả các triệu chứng của dạng sốt xuất huyết nhẹ kèm theo đó là những tổn thương ở mạch máu, chảy máu cam và chảy máu nướu, gây ra các vết bầm tím.
Cấp độ bệnh này sẽ dễ dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm cần phải điều trị kịp thời.
Hội chứng sốc khi bị sốt xuất huyết
Sốc khi bị xuất huyết là một mức độ rất nặng của căn sốt xuất huyết. Nó sẽ bao gồm tất cả những triệu chứng của bệnh từ nhẹ và các triệu chứng nặng như chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, máu chảy ồ ạt ra ngoài cơ thể, sốc.
Thể bệnh này sẽ thường xảy ra nhiều trong những lần nhiễm trùng sau. Khi trẻ em và người lớn đã có được miễn dịch chủ động hoặc miễn dịch thụ động đối với một loại kháng nguyên virus.
Bệnh thường trở nặng và đột ngột sau từ 2 đến 5 ngày mắc. Sốc xuất huyết thường rất phổ biến ở trẻ nhỏ, tỷ lệ nhỏ hơn ở người lớn. Bệnh chuyển nặng rất nhanh chóng gây ra tình trạng suy đa cơ quan và tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.
Các yếu tố & nguy cơ gây ra sốt xuất huyết
Ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh sốt xuất huyết này tuy nhiên thì ở trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu, người đang có bệnh nền…sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người khoẻ mạnh. Những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc căn bệnh này đó là:
- Sinh sống hoặc đi du lịch tại những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus Dengue. Đặc biệt một số khu vực có nguy cơ cao như Đông Nam Á và các đảo của Tây Thái Bình Dương, vùng Caribe, châu Mỹ Latinh..
- Những người đã từng có tiền sử bị mắc các sốt xuất huyết khi nhiễm lại các triệu chứng sẽ nặng và nguy hiểm hơn rất nhiều lần.
- Trẻ em dưới 12 tuổi
- Phụ nữ và những người da trắng
Bệnh sốt xuất huyết thường sẽ lây lan như thế nào?
Căn bệnh này lây lan qua những con đường nào là chính? Dưới đây là một số cách lây chủ yếu của bệnh sốt xuất huyết:
Lây bệnh do bị loại muỗi vằn Aedes aegypti đốt
Đây được coi là đường lây truyền bệnh phổ biến nhất. Muỗi sẽ là con vật trung gian truyền bệnh cho con người. Muỗi sau khi hút máu của người bệnh hoặc người lành mang bệnh. Sau đó đốt cho người khoẻ và đưa virus truyền vào cơ thể con người gây bệnh.
Lây qua đường lấy máu hoặc cách dùng chung bơm kim tiêm
Đường lây truyền bệnh này sẽ ít phổ biến hơn so với con đường trên. Những người lành sẽ có nguy cơ bị bệnh nếu như lấy máu của người đang mang mầm bệnh truyền cho người lành. Hoặc cũng có trường hợp người lành và người bệnh sử dụng chung bơm kim tiêm với nhau.
Một số đường lây truyền ít gặp
Truyền bệnh tại bệnh viện: do virus Dengue có thể đã bị lây qua những chế phẩm máu hoặc phơi nhiễm tổn thương do kim tiêm, tổn thương ở vùng niêm mạc. Người hiến tặng máu không có các triệu chứng cũng có thể mang virus trong máu.
Lây truyền dọc: Người mẹ mang trong mình virus có trong máu trong vòng 10 ngày trước khi sinh có thể truyền cho con. Sốt xuất huyết có thể biểu hiện ở trẻ sơ sinh từ lúc 4 đến 11 ngày tuổi.
Phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết
Để chuẩn đoán được sốt xuất huyết Dengue sẽ thường dựa vào những yếu tố dịch tế và các biểu hiện lâm sàng, các xét nghiệm cơ bản như: Xác định số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu, hematocrit. Một số xét nghiệm có thể giúp bạn phát hiện mức độ của căn bệnh sốt xuất huyết như:
- Điện giải đồ
- Khí máu;
- Chức năng đông máu
- Men gan
- X-quang phổi nhằm phát hiện được các biến chứng tràn dịch phổi.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Để phòng ngừa được căn bệnh sốt xuất huyết thì bạn có thể lựa chọn phương pháp tiêm phòng vắc xin. Tuy nhiên tại nước ta hiện tại vẫn chưa sử dụng loại vắc xin này bởi tính miễn dịch của nó chưa được cao cho lắm nên vẫn còn khá nhiều các vấn đề lo ngại về sự an toàn, hiệu quả khi triển khai.
Bởi vậy tốt nhất để phòng tránh được bạn vẫn nên thực hiện một số biện pháp sau:
Dọn dẹp nhà ở thường xuyên, giữ không gian sạch sẽ
Dọn dẹp nhà ở thường xuyên, giữ không gian sạch sẽ chính là biện pháp đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất. Hãy vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi, khơi thông cống rãnh, sắp xếp các vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, xếp quần áo gọn gàng, không nên treo hay móc quần áo trên tường vì muỗi sẽ lấy đó làm chỗ đậu.
- Thay nước thường xuyên cho các lọ hoa, chậu cây cảnh có chứa nước, nếu để lâu ngày muỗi sẽ sinh sôi và phát triển…
- Thả cá vàng vào trong bể cá, hồ cá, hòn non bộ,… để tiêu diệt bọ gậy, lăng quăng, tránh cho chúng phát triển.
- Che đậy kín lu nước, xô nước,…
- Xúc rửa dụng cụ chứa nước mỗi tuần.
Phát quang bụi rậm và cây cối phòng ngừa muỗi
Một cách đuổi muỗi hiệu quả không kém đó là phát quang, loại bỏ đi những bụi rậm, cây cối um tùm xung quanh nhà ở để ngăn ngừa muỗi tụ tập. Muỗi thường rất hay xuất hiện tại những nơi tối, rậm rạp như bụi cây, vì thế hãy thường xuyên cắt tỉa để cây cối quanh nhà không quá xum xuê nhé.
Phun thuốc diệt muỗi xung quanh khu vực định kỳ
Cách để tiêu diệt hết đám muỗi nhanh chóng nhất đó chính là phun thuốc diệt muỗi, nhưng chỉ phun một lần là chưa đủ. Vì muỗi chúng sẽ lại xuất hiện sau một thời gian, thế nên cần phun hóa chất diệt muỗi cho nhà ở và xung quanh khu vực theo định kỳ.
Hạn chế tiếp cận khu vực ẩm thấp
Chỉ cần một vũng nước đọng lại cũng đủ điều kiện cho muỗi bay đến và đẻ trứng, sinh sôi, phát triển. Muỗi là loài rất ưa ẩm, chúng xuất hiện chủ yếu từ những nơi có sự ẩm ướt. Chính vì vậy, bạn hãy hạn chế tiếp cận những khu vực ẩm thấp.
Bên cạnh đó, bạn nên vệ sinh khu vực bồn rửa chén hay nhà tắm sạch sẽ, và luôn giữ khô ráo, tránh để nước bẩn đọng lại sau khi sử dụng.
Trồng cây đuổi muỗi
Loài muỗi thường có xu hướng tránh xa các loại cây có mùi như sả, bạc hà, húng quế… Vậy nên cách đuổi muỗi ra khỏi nhà hiệu quả đó là trồng những loại cây này trong chậu nhỏ và đặt trong nhà hoặc tại cửa sổ, nơi ban công phòng ngủ. Ngay lập tức sẽ không còn bóng dáng của bất kỳ con muỗi nào.
Kết luận
Bệnh sốt xuất huyết là một căn bệnh rất nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng rất ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó mỗi một người cần chủ động và tự giác phòng tránh căn bệnh này.