HomeBệnh thường gặpHuyết áp thấp có thực sự nguy hiểm giống như lời đồn?

Huyết áp thấp có thực sự nguy hiểm giống như lời đồn?

- Advertisement -spot_img

Huyết áp thấp – một vấn đề sức khỏe được đang rất được nhiều người quan tâm. Vậy bệnh này có nguy hiểm như lời đồn không? Một vài thông tin về bệnh lý này sẽ được cập nhật sau đây sẽ giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về bệnh lý này.

Khái niệm huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp chính là tình trạng huyết áp giảm đột ngột xuống dưới tới mức 90/60mmHg. Mặc dù chúng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống hàng ngày nhưng chúng vẫn có thể khiến cho tim mạch sẽ gặp phải một số vấn đề nguy hiểm. 

Người mắc mệnh này có thể gặp phải một số tình trạng như bị ngất, choáng hoặc nhiều vấn đề có liên quan đến nội tiết tố và hệ thần kinh. Nếu không sơ cứu hoặc uống thuốc kịp thời có thể dẫn tới tình trạng tử vong. 

Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm như lời đồn không?

Những người mắc bệnh này mặc dù không có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu không quan tâm đến vấn đề này thì có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của mình. 

Ví dụ, nếu chỉ số thay đổi chỉ khoảng 20 mmHg và bị giảm từ mức 110 mmHg xuống còn khoảng 90 mmHg tâm thu thì có thể khiến người bệnh bị choáng váng, ngất. Thậm chí, một vài trường hợp còn khiến bộ não không thể nhận được một lượng máu cần thiết.

Bên cạnh đó, những vết thương làm mất máu vì tổn thương không thể dừng được. Khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng vì tiêu chảy hoặc nôn mửa cũng là triệu chứng do huyết áp thấp để lại. Song song với đó, vết thương bị nhiễm trùng nặng hoặc dị ứng cũng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Mắc bệnh huyết áp thấp có thực sự nguy hiểm?
Mắc bệnh huyết áp thấp có thực sự nguy hiểm?

Dấu hiệu bệnh lý thường gặp

Ở một số trường hợp, tình trạng huyết áp giảm còn là dấu hiệu cho một vài bệnh lý khác. Nếu huyết áp của người bệnh giảm một cách đột ngột và mang theo một vài triệu chứng như sau:

  • Bị chóng mặt.
  • Tầm nhìn trở nên mờ hơn.
  • Bị buồn nôn.
  • Bị mệt mỏi.
  • Thường xuyên thiếu tập trung và luôn thiếu ngủ
  • Bị ngất xỉu.
  • Da lạnh, mặt nhợt nhạt và da vàng, xanh xao.
Dấu hiệu bệnh lý thường gặp
Dấu hiệu bệnh lý thường gặp

Cách phân loại bệnh huyết áp thấp

Hiện nay, cuộc sống ngày càng phát triển, cùng với đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, y tế hiện đại. Việc phân loại các loại bệnh huyết áp ngày càng chi tiết và cụ thể. Nhìn chung, căn bệnh huyết áp giảm này được phân thành 3 loại, chi tiết như sau:

  • Huyết áp thấp nguyên phát: Bệnh này có liên quan đến thể chất nội sinh của cơ thể, gặp nhiều ở phụ nữ có độ tuổi từ 20 – 40 tuổi người gầy và có xu hướng di truyền.
  • Huyết áp thấp thứ phát: Bệnh có liên quan mắc một số bệnh mãn tính gây thiếu máu hoặc dinh dưỡng mất cân bằng kéo dài gây. Ngoài ra, còn ra các bệnh về máu, viêm đại tràng mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, suy giáp, lao phổi…
  • Tụt huyết áp tư thế: Khi đang nằm, nếu ngồi hoặc đứng dậy, người mắc bệnh này sẽ đột ngột thấy choáng váng, xây xẩm mặt mày, nhức đầu, mất thăng bằng.

Triệu chứng phổ biến nhất khi mắc bệnh huyết áp thấp

Người mắc bệnh thường có những triệu chứng thể hiện ra bên ngoài. Cùng với đó, chính bản thân người bệnh cũng nhận thấy tình trạng sức khỏe của mình đang có những vấn đề. Dưới đây là tổng hợp 11 triệu chứng phổ biến nhất khi mắc phải bệnh, mời bạn đọc đón xem:

Hoa mắt, chóng mặt

Triệu chứng huyết áp giảm này thường xuất hiện vào những lúc người bệnh thay đổi tư thế đột ngột. Ví dụ như ngồi bật dậy khi đang nằm, đứng dậy sau khi ngồi quá lâu hoặc khi đứng trong nhiều giờ liền. 

Hoa mắt chóng mặt là một triệu chứng của bệnh huyết áp giảm
Hoa mắt chóng mặt là một triệu chứng của bệnh huyết áp giảm

Đau đầu, mê sảng

Khi bị huyết áp giảm, phiền phức lớn nhất của người bệnh chính là cơn đau đầu. Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau mỗi lần bệnh nhân thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng. 

Huyết áp thấp có thể khiến người bệnh ngất

Khi bị hạ huyết giảm ở mức độ nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng của ngất hay còn gọi là tình trạng mất ý thức đột ngột. Nếu không kịp phòng tránh kịp thời sẽ dẫn đến gãy xương và chấn thương cơ thể khác.

Giảm khả năng tập trung

Khả năng tập trung kém cũng có thể ảnh hưởng bởi chính tình trạng huyết áp của bạn. Vì khi cơ thể hạ huyết áp thì lượng máu sẽ không đủ cung cấp đến não với như bình thường, từ đó khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để có thể hoạt động. Chính điều này là nguyên nhân gây cản trở khả năng tập trung ở bệnh nhân huyết áp.

Mờ mắt là biểu hiện thường thấy của huyết áp thấp

Bệnh nhân bị huyết áp giảm mạnh, sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực bị giảm làm mờ mắt. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm nếu như người bệnh đang di chuyển trên đường

Buồn nôn

Cảm giác buồn nôn là dấu hiệu khi bạn mắc bệnh huyết áp bị thấp. Biện pháp khắc phục hiệu quả là bổ sung một ít nước chanh như vậy sẽ giảm cảm giác buồn nôn.

Da lạnh, nhợt nhạt

Khi huyết áp thấp, chân tay của người bệnh thường có cảm giác bị tê cóng và luôn cảm giác lạnh. Nguyên nhân là do cơ thể bệnh nhân không thể duy trì việc cung cấp máu và oxy đến da, gây giảm thân nhiệt. 

Tăng nhịp tim và nhịp thở

Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể người bệnh bị thiếu oxy nghiêm trọng, điều này khiến trái tim và lá phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt. Qua đó, gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, khó thở.

Mệt mỏi

Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng, bạn sẽ thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống. Nếu được nghỉ ngơi hoặc ngủ một giấc ngắn thì sức khoẻ sẽ tốt hơn.

Huyết áp thấp giảm nhanh gây trầm cảm

Người mắc bệnh huyết áp giảm nhanh thường có tâm trạng uể oải, buồn bã và rất dễ bị trầm cảm. Khi huyết áp giảm khiến cơ thể sẽ nhận được một tín hiệu từ não để uống nhiều nước hơn, việc bổ sung thêm nước sẽ giúp tăng huyết áp.

Nguyên nhân mắc căn bệnh giảm huyết áp là gì?  

Cuộc sống nhộn nhịp, phát triển nhưng đi đôi với nó là môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm. Ngày càng nhiều những nguyên nhân gây ra bệnh tật ở cả con người cũng như mọi sinh vật khác. 

Theo nghiên cứu, có khá nhiều nguyên nhân gây ra huyết áp giảm. Một trong số đó có thể kể đến những nguyên nhân thường gặp như sau:

  • Phản ứng ngược của một số loại thuốc: thuốc giúp lợi tiểu, thuốc có chứa thành phần nitrat, các loại thuốc gây tê hoặc gây mê, thuốc chống trầm cảm,…
  • Bị mất nước do mất máu, đổ mồ hôi nhiều, bị tiêu chảy cấp. 
  • Huyết áp thấp có thể bị ngất, choáng đột ngột
  • Bị choáng do chảy máu trong, do chứng suy tim hoặc do nhiễm trùng cấp tính hay rối loạn nhịp tim một cách bất thường. 
  • Bị đau thắt vùng ngực cấp vì mắc bệnh mạch vành cấp. 
  • Sốc phản vệ
  • Những người bị biến chứng của bệnh lý đái tháo đường vì không thể kiểm soát được lượng đường ở trong máu; các căn bệnh rối loạn nội tiết tố đi tiểu nhiều gây nên tình trạng mất nước. 
  • Thai nhi chèn ép ở bên trong khoang bụng của người mẹ cũng gây nên tình trạng huyết áp giảm thấp. 
  • Bị suy tĩnh mạch vì khi đứng ở một tư thế nhiều giờ(thường gặp ở một số người vì phải đứng trong nhiều giờ liền)
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp giảm là gì?
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp giảm là gì?

Các biện pháp phòng ngừa căn bệnh huyết áp thấp

Huyết áp bị thấp có thể đe dọa đến sự sống của người bệnh nếu không được chăm sóc phù hợp. Do đó biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi căn bệnh này hiệu quả nhất là phòng ngừa bệnh. Mọi người có thể phòng ngừa bệnh huyết áp giảm bằng những cách sau đây:

Huyết áp thấp hãy bổ sung chế độ dinh dưỡng thật lành mạnh

  • Bạn ăn mặn hơn người bình thường, người bị huyết áp giảm nên bổ sung 10-15g muối mỗi ngày.
  • Ăn nhiều chất dinh dưỡng, ăn đủ bữa và đặc biệt là không được bỏ bữa sáng. Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, người bệnh nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và hạn chế những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, cháo, nui, gạo, và bánh mỳ…
  • Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như giàu vitamin C, protein và tất cả các nhóm vitamin thuộc nhóm B rất có lợi. Một số thức ăn, hoa quả có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, bột tam thất, rau cần tây, hạt sen, nước chè đặc, nước sâm, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, long nhãn, táo tàu, trà cam thảo, gừng rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp.
  • Không nên dùng những thức ăn có tính lợi tiểu như: râu ngô, dưa hấu, rau cải, bí ngô…
  • Uống nhiều nước để giúp cơ thể tăng thể tích máu, làm giảm một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây ra giảm huyết áp. Ngoài ra uống nước cũng hạn chế tình trạng mất nước. 

Thói quen sinh hoạt

  • Sinh hoạt điều độ và đặc biệt là ngủ đủ giấc (7-8h/ngày).
  • Người bị huyết áp thấp thường hay bị hoa mắt, chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế, vì vậy khi ngồi dậy cần phải từ từ. Nằm ngủ nên gối đầu thấp và để chân cao.
  • Nên có thói quen tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng không được tắm quá lâu.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh những việc ảnh hưởng đến tâm trạng như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể càng làm huyết áp hạ thêm.
  • Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, điều độ (10 – 15 phút/ngày) như đi bộ, cầu lông, bóng bàn. Ngoài ra, nên tránh các môn thể thao dễ gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy, leo núi. 

Bài thuốc điều trị huyết áp thấp nhiều người sử dụng

Y học cổ truyền chia nhỏ chứng huyết áp giảm thành 3 thể cơ bản. Tuỳ từng thể bệnh và mức độ phù hợp mà dùng bài thuốc điều trị khác nhau. Dưới đây là những bài thuốc điều trị chi tiết như sau:

Đối với thể tâm dương hư

  • Biểu hiện bệnh: Tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, tim đập nhanh, mạch nhỏ, yếu.
  • Bài thuốc chữa bệnh: Quế chi 15g, cam thảo chích 15g,nhục quế 15g, ngũ vị tử 25g.
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang và  uống liền trong thời gian 7-10 ngày là một liệu trình.

Đối với thể khí huyết hư

  • Biểu hiện huyết áp thấp thể này là đầu váng, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi nhợt, mắt hoa, tai ù, ngại nói,rêu lưỡi mỏng, mạch tế sác.
  • Bài thuốc: Đảng sâm 15g, mạch môn đông 12g, sinh địa 12g, ngũ vị tử 10g, sơn thù 12g, cam thảo 10g, kỷ tử 12g.
  • Cách dùng: Ngày sắc uống một thang, uống liền 7-10 ngày là một liệu trình.
Trà đẳng sâm rất tốt cho căn bệnh huyết áp giảm
Trà đẳng sâm rất tốt cho căn bệnh huyết áp giảm

Huyết áp thấp đối với thể khí hư, dương hư

  • Biểu hiện: Sắc mặt nhợt, chân tay lạnh, di tinh, họạt tinh, chất lưỡi bệu, thở gấp, ngại nói, mệt mỏi, vô lực, rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.
  • Bài thuốc: Hoàng kỳ 30g, mạch môn đông 10g, ngũ vị tử 30g, đẳng sâm 30g,sài hồ bắc 3g.
  • Cách dùng: Ngày sắc uống một thang, uống liền 10 ngày là một liệu trình.

Tổng kết

Trên đây là những toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi mắc bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không? Hy vọng, những vấn đề mà bài viết đã cập nhật ở trên sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img