Táo bón, căn bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Bệnh lý phổ biến không phân biệt đối tượng giới tính, độ tuổi, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu như không có chế độ sinh hoạt, ăn uống vận động phù hợp. Những điều cần biết về bệnh lý này được bài viết phân tích dưới đây đem đến cho độc giả.
Táo bón là gì?
Táo bón là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá với biểu hiện như đau bụng khó đi vệ sinh, tình trạng phân cứng, số lần đi ngoài trong tuần ít và chậm hơn bình thường, nặng hơn là tình trạng tắc ruột cần được phẫu thuật. Táo bón có hai tình trạng là cấp tính và mãn tính.
Biểu hiện cụ thể của bệnh lý được xác định cơ bản dựa vào số lần đi ngoài trong một tuần của một người bình thường. Thông thường một người lớn được coi là bị bệnh táo bón khi không đi vệ sinh nặng trong vòng 3 ngày, còn đối với trẻ em thì trong 7 ngày không đi ngoài 3 lần thì được coi là xuất hiện tình trạng bệnh.
Bệnh lý gây ra những sự bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Việc điều trị căn bệnh này là vô cùng quan trọng và muốn đạt được hiệu quả thì cần phải xác định được nguyên nhân cụ thể chính xác.
Nguyên nhân táo bón
Nguyên nhân gây ra bệnh có rất nhiều có thể đến từ cơ địa của người bệnh và cũng có thể liên quan đến các chế độ sinh hoạt, vận động. Phân loại táo bón hiện nay được chia ra làm hai nhóm nguyên nhân đó là dạng nguyên phát và dạng thứ phát.
Táo bón nguyên phát
Táo bón nguyên phát được chia làm ba loại đó là dạng vận động bình thường, nhu động chậm và dạng rối loạn chức năng sàn chậu. Cụ thể như sau:
+ Táo bón vận động bình thường: Đây là nguyên nhân rất khó để phát hiện bởi vì tình trạng phân vẫn đi qua đường ruột bình thường nhưng lại gặp những khó khăn trở ngại nhất định. Nguyên nhân thường đến do cơ vòng, cơ thắt gặp những vấn đề bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình tống phân ra ngoài.
+ Táo bón nhu động chậm: Thường gặp hơn ở bệnh nhân là nữ, nguyên nhân thường do chức năng vận động của đại tràng bị suy giảm.
+ Táo bón rối loạn chức năng sàn chậu: Thời gian đi vệ sinh kéo dài, khó chịu do phải rặn nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này do sự thoái hoá của dây chằng, các nhóm cơ khiến cho các cơ quan vùng sàn chậu không giữ đúng vị trí ban đầu, các cơ quan khác như hậu môn, trực tràng cũng bị ảnh hưởng dẫn đến bệnh.
Táo bón thứ phát
Dạng thức thứ phát cũng được chia ra nhiều nhóm nguyên nhân, trong đó có hai nhóm chính đó là nguyên nhân từ bệnh lý và nguyên nhân do các chế độ, ăn uống sinh hoạt của người bệnh.
Nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá như bệnh lý về hậu môn, đại tràng, trực tràng to, khối u có thể dẫn đến bị táo. Nhóm bệnh lý về thần kinh, rối loạn nội tiết, bệnh tuyến giáp, vấn đề tâm lý cũng là tác nhân gây ra căn bệnh này.
Nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt, ăn uống
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sức khoẻ con người. Đối với bệnh táo bón thì nguyên nhân khởi phát bệnh đôi khi đến từ chế độ ăn của người bệnh như: ăn nhiều chất béo, đạm, ít chất xơ, lạm dụng các chất kích thích.
Trẻ em uống các loại sữa chứa nhiều thành phần không tốt cho hệ tiêu hoá cũng là nguyên nhân gây ra táo. Thành phần sữa bột có nhiều đạm đường gây ra nguy cơ mắc bệnh tiêu hoá cao cho trẻ nhỏ.
Chế độ vận động không lành mạnh, ít vận động, lười thể thao dẫn đến việc chuyển hoá chất bị chậm gây ra tình trạng táo bón. Việc nhịn đi vệ sinh đại tiện nhiều lần, nhịn quá lâu cũng dẫn đến ùn tắc và dần dần tích tụ gây ra các hệ luỵ xấu cho hệ tiêu hoá.
Ngoài các nguyên nhân trên thì đối với bà bầu tình trạng táo có thể xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra áp lực từ tử cung gây chèn ép lên thành ruột và chế độ bổ sung dinh dưỡng quá mức nhiều chất đạm, chất béo gây tác động lên nhu động ruột dẫn đến bệnh lý.
Dấu hiệu nhận biết táo bón
Để nhận biết táo bón thì có rất nhiều triệu chứng để có thể dễ dàng nhận ra. Các biểu hiện của người mắc bệnh lý này bao gồm:
+ Người bình thường quá lâu không đi đại tiện, khi đi đại tiện cảm giác khó khăn, bụng trướng, phân cứng, đi phải rặn khó khăn và đau, một số trường hợp có thể kèm máu theo phân. Đối với người lớn trên 3 ngày không đi đại tiện và với trẻ em là dưới 3 lần trong một tuần.
+ Bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức bụng và khó chịu vùng hậu môn. Phân cứng kèm theo dịch nhầy khi đi vệ sinh.
+ Người bị táo luôn cảm thấy tình trạng ngủ không ngon, mệt mỏi và căng thẳng. Cảm giác đau lưng lan rộng từ việc tức chướng bụng gây khó chịu cho người bệnh.
Một số phương pháp trị bệnh táo bón
Trị bệnh táo tuỳ vào tình trạng bệnh từng giai đoạn. Những phương pháp được áp dụng trong điều trị căn bệnh này phổ biến đó là:
Thay đổi phương thức ăn uống, sinh hoạt ngăn ngừa táo bón
Trước hết với các tình trạng táo bón từ nhẹ đến nặng thì thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Đây có thể nói là yếu tố đóng một vai trò lớn để điều trị bệnh.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng việc bổ sung thêm nhiều chất xơ, hạn chế chất béo. Nguồn chất xơ trong bữa ăn đến từ rau xanh, các loại củ quả và ngũ cốc. Hạn chế ăn nhiều các loại chất đạm béo từ thịt động vật, chất mỡ, các sản phẩm từ trứng sữa, sản phẩm đóng hộp, đóng chai có chất bảo quản.
Ăn đủ bữa, đúng giờ và bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp ngăn ngừa táo bón. Hạn chế các loại chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, café, các chất kích thích. Uống đủ nước và nhiều nước với trung bình 1.8 – 2 lít nước mỗi ngày.
Chế độ sinh hoạt phải được thực hiện quy củ, việc tập thể dục thể thao cần phải chuyên cần, mỗi ngày nên vận động tối thiểu từ 15-30 phút. Cần phải đi đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi, không nhịn lâu và nhịn quá nhiều lần.
Trị bệnh táo bón bằng thuốc Tây hoặc các vị thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y trong điều trị là biện pháp có tác dụng hiệu quả. Các trường hợp nặng có chỉ định hỗ trợ thuốc từ đơn của bác sỹ để giúp cải thiện và chữa trị tình trạng bệnh lý.
Sử dụng nhóm thuốc có kê đơn của Bác sĩ với chủ yếu là các thuốc kháng sinh. Các nhóm thuốc được chỉ định để tăng cường chất lỏng, làm mềm phân, nhóm thuốc kích thích hỗ trợ đường ruột, tăng số lần đi vệ sinh trong ngày.
Một số nhóm thuốc không kê đơn được các Bác sĩ đưa ra cho người bệnh sử dụng. Các nhóm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ nhuận tràng, bổ sung tăng cường hệ tiêu hoá khoẻ mạnh giúp cải thiện tình trạng bị táo.
Một số trường hợp táo bón trở nặng, bệnh nhân có thể phải đến bệnh viện để kịp thời được thụt tháo đường ruột và bổ sung các loại thuốc cân bằng hệ tiêu hoá.
Biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh
Biến chứng của táo thường liên quan đến các bệnh đường ruột. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải khi bị táo đó là:
+ Bệnh trĩ: Hậu quả của táo kéo dài thường gắn liền với nguy cơ bị trĩ rất cao. Việc rặn đi ngoài khó khăn khiến cho tình trạng các búi trĩ bị to ra kéo theo tình trạng tăng nặng của bệnh trĩ.
+ Nguy cơ tắc ruột: Nguy cơ tắc ruột đến từ việc phân không tống được ra ngoài lâu ngày, tình trạng bụng chướng, bụng nổi cục, đau bụng từng cơn liên tục là biểu hiện rõ ràng của căn bệnh này.
+ Khả năng nhiễm độc: Khả năng nhiễm độc là do phân tích tụ lâu ngày không thoát được dẫn đến ngấm ngược trở lại chất độc vào máu, về lâu dài sẽ bị nhiễm độc mãn tính.
+ Ung thư đường ruột: cụ thể là ung thư hậu môn hay trực tràng, nguyên nhân là do phân chứa độc tố tích tụ lâu ngày ngấm vào các cơ quan dễ gây ra ung thư.
Ngoài nguy cơ có thể gặp phải các bệnh lý nêu trên thì tình trạng táo bón kéo dài còn gây ra hiện tượng mệt mỏi, mất ngủ. Sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Cách phòng ngừa căn bệnh thường gặp này
Để phòng ngừa táo bón có rất nhiều vấn đề được đề cập đến, trong đó việc áp dụng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đóng vai trò vô cùng quan trọng.
+ Áp dụng chế độ dinh dưỡng để ngăn ngừa bệnh: Nguyên nhân của táo bón đến nhiều từ chế độ ăn uống không lành mạnh, mất cân bằng dưỡng chất, uống quá ít nước. Chất béo, dầu mỡ là những thứ cơ thể khó hấp thu và gây ách tắc đường ruột.
Chế độ ăn uống nên điều độ, áp dụng khoa học trong cân bằng các chất, vệ sinh sạch sẽ. Nên bổ sung chất xơ từ rau củ quả, bổ sung probiotic để tăng lợi khuẩn cho ruột, ăn nhiều sữa chua có lợi cho tiêu hoá.
+ Vận động thể dục, sinh hoạt điều độ để ngăn ngừa bệnh: Thể dục là biện pháp tốt nhất để nâng cao sức đề kháng cũng như tăng cường chuyển hoá chất giúp tiêu hoá dễ dàng. Các bài tập thể dụng giúp nhu động ruột vận hành tốt từ đó đảm bảo cho việc đào thải phân được dễ dàng hơn.
Nên tập thể thao mỗi ngày với thời gian phù hợp, vừa phải. Trong quá trình luyện tập cũng nên chú ý bổ sung lượng nước đầy đủ để phục hồi cơ thể cũng như đáp ứng cho việc tiêu hoá dễ dàng hơn.
Trong hoạt động thường ngày, thói quen đi vệ sinh cũng cần chú ý. Việc đi đại tiện không nên nín nhịn mà phải đi ngay khi có nhu cầu. Không nên ngồi toilet quá lâu sẽ dẫn đến các tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm bất lợi cho đường tiêu hoá.
Kết luận
Bệnh táo bón và những điều độc giả cần quan tâm đã được bài viết tổng hợp qua những nội dung trên. Để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và ngăn ngừa được nguy cơ bị căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khoẻ này thì chúng ta nên xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh và hợp lý. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.