HomeDược liệuGiãn tĩnh mạch – Tổng hợp kiến thức cơ bản cần biết

Giãn tĩnh mạch – Tổng hợp kiến thức cơ bản cần biết

- Advertisement -spot_img

Giãn tĩnh mạch có thể gặp ở mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tỷ lệ mắc căn bệnh này ngày một gia tăng trên thế giới do nhiều nguyên nhân đến từ sức khoẻ, lối sống, sinh hoạt của mọi người. Đây có thể nói là căn bệnh đáng được quan tâm vì nó liên quan rất nhiều đến vấn đề tim mạch, cùng bài viết khám phá thêm qua những nội dung dưới đây.

Khái quát về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là bệnh tĩnh mạch chi dưới là một bệnh lành tính có nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân cơ bản của bệnh này là do sự bất thường của cấu tạo thành mạch ở chân gây rối loạn lưu thông dòng máu tĩnh mạch về tim.

Sự ứ trệ, không thể lưu thông máu về tim như bình thường làm tăng áp suất trong các tĩnh mạch làm cho nó bị giãn ra. Trường hợp không được điều trị đúng cách, bệnh tiến triển âm thầm mang đến nhiều nguy cơ gây loét chân không thể lành lại thậm chí có thể hoại tử buộc phải tháo chi.

Bệnh lý được chia làm nhiều nhóm bao gồm: tĩnh mạch nông gần dưới da, tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch xuyên hay vị trí tĩnh mạch không xác định. Đa phần trường hợp bị suy & giãn tĩnh mạch chân hiện nay là ở nhóm tĩnh mạch nông.

Giãn tĩnh mạch là bệnh lý tiến triển âm thầm gây nguy hiểm
Giãn tĩnh mạch là bệnh lý tiến triển âm thầm gây nguy hiểm

Tìm hiểu những nguy cơ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch

Ai cũng có thể có nguy cơ mắc suy tĩnh mạch, tuy vậy đối tượng bị phổ biến hơn thông thường là phụ nữ, những người thường phải đứng khi làm việc, những người tuổi cao, béo phì. Những yếu tố nguy cơ của bệnh này được phân tích dưới đây:

Giới tính, tuổi tác

Bệnh tĩnh mạch chi dưới không phân biệt giới tính, tuổi tác tuy vậy  theo thống kê chung thì trên thế giới tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nhiều so với nam giới. Lý giải cho điều này là do nữ giới có sự thay đổi nội tiết tố nhiều hơn, quá trình mang thai hay công việc và thói quen đời sống của nữ giới khác biệt so với nam giới.

Nam giới là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn tuy nhiên các yếu tố trở nặng loét chân xảy ra ở nam giới nhiều hơn. Nữ giới thường gặp tình trạng phù chân nhiều hơn khi bị mắc bệnh so với cánh mày râu.

Tuổi tác cũng là vấn đề lớn liên quan đến bệnh giãn tĩnh mạch, theo nhiều nghiên cứu thì nhóm đối tượng có độ tuổi càng cao càng có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn và ngược lại. Mức độ nặng của bệnh cũng tăng dần theo độ tuổi với việc khó phục hồi và tình trạng biến chứng nghiêm trọng hơn đối với người cao tuổi.

Thói quen sinh hoạt, làm việc

Thói quen sinh hoạt và làm việc như đứng quá lâu, ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, bảo vệ…cũng gây ảnh hưởng đến tĩnh mạch chân và làm tăng nguy cơ của bệnh. Đây tuy là cơ chế chưa được chứng minh nhưng cũng được xếp vào nhóm nguy cơ cao hơn so với những người làm các công việc khác.

Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc nhiều trong điều trị các bệnh lý khác cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh do cơ chế tác động của thuốc làm thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Dùng thuốc nhiều và không đúng cách gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng trầm trọng hơn đối với căn bệnh này.

Thời kỳ mang thai

Phụ nữ mang thai và sinh nở nhiều lần là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch gấp nhiều lần so với những người bình thường. Sinh con dẫn đến việc nội tiết tố thay đổi làm ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của các thành mạch gây ra nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh béo phì

Béo phì là một nguyên nhân được nghiên cứu nhiều trong bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Người béo phì là những người tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mà căn nguyên này có liên quan đến bệnh lý thường thấy về tĩnh mạch.

Yếu tố di truyền

Thông thường trong nhà có bố mẹ bị bệnh thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng căn bệnh này mang tính chất gia đình cao, một người bị thì các người khác cũng có khả năng mắc bệnh là rất lớn hơn nhiều lần so với bình thường.

Bệnh lý đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Bệnh lý đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Đặc trưng nhận biết của bệnh giãn tĩnh mạch

Bệnh tĩnh mạch chi dưới có những đặc trưng dễ dàng nhận biết khác nhau tại mỗi giai đoạn. Những biểu hiện đó là:

Giai đoạn đầu

Với giai đoạn này thì các biểu hiện chưa thực sự tác động tiêu cực đối với người bệnh mà chỉ tạo ra một chút khó chịu. Cảm giác nặng chân, tê bì và nhiều lúc nóng rát ở phần bắp chân, một số trường hợp còn gặp trường hợp chuột rút dù không phải vận động nhiều và hiện tượng này thường diễn ra vào buổi tối muộn.

Bệnh giãn tĩnh mạch tiến triển với các triệu chứng thay đổi hàng ngày, bệnh nhân sẽ bị sưng đau chân thường xuyên hơn, chủ yếu là ở vùng mắt cá chân. Các dấu hiệu trở nặng và gây khó chịu nhiều hơn khi người bệnh phải vận động liên tục thời gian dài hay sử dụng một tư thế ngồi hay đứng quá lâu

Giai đoạn trở nặng của bệnh

Nếu ở giai đoạn đầu mới khởi phát của bệnh mà không được kịp thời phát hiện và can thiệp điều trị thì các triệu chứng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Một trong số đó là các tĩnh mạch bắt đầu phình to, giãn lớn ra, bằng mắt thường chúng ta có thể thấy các gân mạch nổi lên rõ ràng và sờ vào dễ dàng gây ra cảm giác rất đau.

Giai đoạn này cũng chứng kiến nhiều tình trạng như chân sưng tấy nhiều hơn, phù nề, nhiễm trùng da. Các vết loét sẽ sâu hơn và dần lan ra các vùng da xung quanh nếu không được đi khám và xử lý các vết nhiễm trùng kịp thời, sức khoẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi không có bất kỳ can thiệp nào mà để bệnh tiến triển tự nhiên.

Nhóm đối tượng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao
Nhóm đối tượng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao

Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Điều trị căn bệnh này tuỳ vào từng trường hợp mà Bác sĩ chỉ định áp dụng các phương pháp để phù hợp với tình trạng bệnh. Các phương pháp can thiệp để điều trị bệnh đó là:

Sử dụng tất y khoa

Tất y khoa tạo áp lực lên các bộ phận của chân để bó sát cổ chân, ôm sát cổ chân để đẩy máu theo tĩnh mạch về tim, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và hạn chế được tối đa nguy cơ đông máu. Những đặc tính cơ bản chủ yếu là đóng van tĩnh mạch và tạo ra áp suất phù hợp là nguyên lý của tất y khoa mà các loại thuốc không thể thay thế.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc trong điều trị giãn tĩnh mạch chủ yếu Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống đông máu và hỗ trợ cho tĩnh mạch. Sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn của Bác sĩ là điều người bệnh cần thực hiện nghiêm túc để có hiệu quả.

Thực hiện phẫu thuật 

Khi các tĩnh mạch nông bị tổn thương thì có thể được áp dụng can thiệp bằng phẫu thuật. Các Bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn tĩnh mạch bị giãn thông qua các đường rạch nhỏ, thủ thuật này tương đối đơn giản với thời gian thực hiện từ 5-10 phút.

Khi thực hiện xong phẫu thuật, người bệnh cần được băng ép và tuyệt đối tránh vận động trong 1 tuần kế tiếp. Thời gian sau đó bắt đầu có thể vận động nhẹ nhàng để hồi phục dần dần.

Phương pháp laser hay sóng cao tần

Với phương pháp sử dụng laser trong điều trị bệnh thì phần tĩnh mạch bị giãn sẽ được xử lý bởi nhiệt lượng từ sợi laser. Sợi laser hay sóng cao tần được luồn vào trong tĩnh mạch bị tổn thương dưới sự hướng dẫn của siêu âm và được luồn kéo ra dần song song với quá trình dây dẫn phát năng lượng.

Thời gian cho phương pháp này lâu hơn so với phương pháp phẫu thuật, thông thường mất 40 phút đến 1 giờ để thực hiện xong thủ thuật này tùy thuộc vào tình trạng bệnh giãn tĩnh mạch. Trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm hoặc bị loét viêm thì cần được kết hợp chăm sóc điều trị vết loét.

Chăm sóc hậu phẫu 

Tất y khoa hay còn gọi là vớ tĩnh mạch là biện pháp được ưu tiên chỉ định sau khi làm phẫu thuật. Khoảng thời gian từ 1 đến 4 tuần tiếp theo tất y khoa cũng nên được sử dụng để tránh tình trạng phù chân của người bệnh.

Sau một tháng thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần được kiểm tra siêu âm lại và định kỳ nửa năm hay 12 tháng tái khám. Hậu phẫu thuật thì thường tránh các tư thế ngồi, đứng lâu, vận động mạnh và cường độ liên tục.

Nên thăm khám bác sĩ sớm khi có dấu hiệu của bệnh
Nên thăm khám bác sĩ sớm khi có dấu hiệu của bệnh

Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch

Để có thể phòng ngừa bệnh tĩnh mạch và đẩy lùi nguy cơ phát triển của chứng bệnh này thì các biện pháp có thể thực hiện đó là cải thiện việc lưu thông máu và các lực cơ. Để ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch ngay tại nhà áp dụng những biện pháp sau đây có thể sẽ giúp được bạn:

+Chế độ tập thể dục: Tập thể dục đều đặn giúp cho cơ thể có thêm sức đề kháng để chống chọi với các tình trạng bệnh lý có thể xảy đến. Nên chọn môn thể thao phù hợp, nhẹ nhàng nhu Yoga, đạp xe, đi bộ với cường độ vừa phải với sức khỏe để tham gia.

+Kiểm soát trọng lượng: Trọng lượng có liên quan đến vấn đề tim mạch và các bệnh về tim mạch. Càng nặng nề, càng tăng cân càng có nhiều rủi ro mắc bệnh hơn. Để kiểm soát tốt cân nặng thì đòi hỏi cần phải có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, ngoài ra cần phải có chế độ luyện tập phù hợp.

+ Chế độ ăn chất xơ, giảm muối: Chế độ này giúp cho dinh dưỡng trong cơ thể được đảm bảo, các bệnh tim mạch ít có cơ hội tấn công. Chất xơ có trong rau củ quả và một số loại ngũ cốc…

+ Thay đổi tư thế làm việc, ngồi hoặc đứng thường xuyên: Đây là hướng xử lý trong vận động để hạn chế được khả năng mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Không ngồi đứng quá lâu sẽ gây áp lực lên các thành mạch dẫn đến khả năng bị bệnh  rất cao.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh phòng ngừa bệnh
Chế độ sinh hoạt lành mạnh phòng ngừa bệnh

Kết luận

Giãn tĩnh mạch không phải là căn bệnh mới nhưng là căn bệnh có tiến triển âm thầm và tác động xấu đến tình trạng sức khỏe hay tâm lý của người bệnh. Bài viết hy vọng qua những phân tích ở trên thì độc giả sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để hỗ trợ trong việc phòng tránh và điều trị căn bệnh khó chịu này.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img