Bệnh cường giáp là một hội chứng của nhiều căn bệnh phổ biến gây nên. Triệu chứng bệnh thường gặp nhất là ở nữ giới và hiếm gặp ở nam giới. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như những triệu chứng liên quan, cách phòng và chống bệnh, mời mọi người hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
Bệnh cường giáp được hiểu như thế nào?
Bệnh cường giáp là hội chứng của nhiều bệnh lý với nhiều nguyên nhân và căn bệnh gây ra hội chứng này. Cường giáp thường gặp nhất là bướu cổ, cường giáp, viêm tuyến giáp, lồi mắt,.. cường giáp được gây ra bởi nhóm bệnh tăng tuyến hóc môn tuyến giáp.
Các hoocmon tuyến giáp được sản xuất quá nhiều trong cơ thể con người sẽ gây ra bệnh lý cường giáp. Nếu không được phát hiện sớm thì có thể bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì thế, mọi người nên hiểu và bổ sung kiến thức về loại bệnh này để nâng cao cảnh giác cũng như bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu.
Nguyên nhân hình thành bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp được gây ra bởi nhiều căn bệnh khác nhau mà người bệnh không thể lường trước được. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh phổ biến mà người bệnh thường mắc phải:
Bệnh Basedow
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh, hơn 70% bệnh cường giáp là được gây ra bởi căn bệnh này. Nguyên nhân xuất hiện bệnh này là do các kháng thể trong máu tự động kích hoạt tuyến giáp, làm cho tuyến giáp phát triển và sản sinh ra quá nhiều hóc môn tuyến giáp. Loại bệnh này thường có xu hướng di truyền và xảy ra phái nữ ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi.
Các nhân tuyến giáp hoạt động quá nhiều
Các dòng tuyến giáp thường lành tính, Tuy nhiên, có một thành phần rất nhỏ gây ra ung thư. Nếu các nhân tuyến giáp này hoạt động quá mức và sản sinh quá nhiều hóc môn tuyến giáp thì sẽ làm cho người bệnh mất bệnh cường giáp. Trường hợp này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi và đặc biệt là ở phái nữ.
Viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp bị viêm phá hủy cấu trúc thông thường của các nang giáp. Từ đó, làm cho cái hóc môn giáp bị rò rỉ ra ngoài tuyến giáp. Một số loại viêm tuyến giáp thường gặp như: viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp sau sinh, viêm tuyến giáp âm thầm.
Ăn quá nhiều hàm lượng i-ốt
Tuyến giáp sẽ sử dụng i-ốt để tạo ra các hormon tuyến giáp. Tùy vào hàm lượng iot mà con người hấp thụ mà tuyến giáp sẽ sản sinh ra số lượng hóc môn phù hợp. Ở một số người tiêu thụ một lượng iot quá lớn có thể làm cho tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hormone.
Ăn quá nhiều i- ốt con người có thể dễ mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp. Do vậy, mỗi người cần quan tâm đến hàm lượng i-ốt mà mình hấp thụ vào mỗi ngày thông qua các thực phẩm mà mình ăn uống.
Triệu chứng của bệnh cường giáp dễ nhận biết
Bệnh cường giáp không có những triệu chứng biểu hiện cụ thể ra bên ngoài khi người bệnh mắc phải. Tuy nhiên, những triệu chứng dưới đây sẽ giúp người bệnh phần nào nhận ra được tình trạng mắc bệnh của mình:
Sợ nóng
Dấu hiệu thường thấy nhất ở những người mắc bệnh tuyến giáp là tình trạng sợ nóng nhiệt độ cao. Đôi khi nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường kết hợp lại khiến cho họ rơi vào tình trạng nóng nực, mệt mỏi và mất nước.
Tim đập nhanh
Dấu hiệu rõ ràng nhất của cường giáp là người bệnh sẽ thấy tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực. Đôi khi triệu chứng này nặng hơn sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó thở đau ngực.
Tăng tuyến mồ hôi khi không vận động
Người mắc cường giáp sẽ ra nhiều mồ hôi ngay cả khi họ không vận động. Đây là dấu hiệu thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh cường tuyến giáp.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Người mắc cường giáp thường rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc, giấc ngủ ngắn. Này xảy ra dài làm cho người bệnh bị mệt mỏi mất sức thậm chí là kiệt sức.
Một số phương pháp y tế điều trị bệnh cường giáp
Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương hướng điều trị cường giáp. Hiện nay, có ba phương thức để điều trị cường giáp là: điều trị bằng thuốc, điều trị bằng liệu pháp phóng xạ và phương pháp phẫu thuật tuyến giáp.
Những liệu trình chữa trị này nhằm mục đích điều chỉnh lượng hormon tuyến giáp trở lại hoạt động bình thường ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu do tình trạng bệnh gây ra. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh cụ thể:
Điều trị bệnh cường giáp bằng các loại thuốc đặc trị:
Hiện nay có hai loại thuốc để điều trị cường giáp là thuốc chẹn beta và thuốc kháng giáp. Đặc điểm của hai loại thuốc này được phân biệt và giới thiệu cụ thể qua những thông tin sau:
- Thuốc chẹn beta: có tác dụng làm giảm tuyến giáp sản xuất hormone, thuốc có hiệu quả nhanh chóng và giảm triệu chứng gây bệnh tuyến giáp như: tim đập nhanh, lo lắng. run,… Người bệnh sẽ cảm thấy trở nên khỏe hơn chỉ sau một vài giờ dùng thuốc.
- Thuốc kháng giáp: loại thuốc này sẽ được bác sĩ kê đơn. Loại thuốc này có tác dụng kiểm soát tốt các tuyến giáp hoạt động quá nhiều và không gây tổn thương đến tuyến giáp.
Nếu người bệnh sử dụng những loại thuốc này mà xuất hiện những triệu chứng như: sốt, đau họng,… thì phải ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đi xét nghiệm máu trong ngày hôm đó. Nếu bệnh nhân tiếp tục sử dụng những loại thuốc thì có nguy cơ gây ra nhiễm trùng thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Liệu trình chữa bệnh cường giáp bằng phóng xạ
Một cách khác để chữa trị cường giáp là làm tổn thương hoặc phá hủy các tế bào sản sinh ra hóc môn tuyến giáp. Các tế bào này cần i-ốt để tạo ra các hormon tuyến giáp, cho nên chúng sẽ hấp thụ bất kỳ I-ốt nào trong máu của con người để sản xuất ra hoóc môn, cho dù đó là i -ốt phóng xạ. I-ốt phóng xạ được sử dụng điều trị bằng đường ống và chỉ được dùng một lần. I-ốt phóng xạ khi đi vào máu sẽ rất nhanh được hấp thụ.
Các chất phóng xạ này sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể người bệnh thông qua mồ hôi, nước tiểu và phân trong thời gian vài ngày đến vài tuần. Hàm lượng i-ốt phóng xạ sẽ phá hủy đi các tế bào tuyến giáp mà nó đã hấp thụ. Kết quả của phương pháp điều trị này là sẽ giúp làm cho nhân tuyến giáp thu nhỏ, cân bằng lượng tuyến giáp trong máu trở lại ở mức bình thường.
Liệu trình sử dụng i-ốt phóng xạ để điều trị bệnh cường giáp đã được sử dụng hơn 60 năm và được chứng minh an toàn. Cho nên mọi người có thể yên tâm điều trị mà không cần phải lo đến tác dụng phụ của nó.
Tuy nhiên. các bác sĩ khuyến cáo rằng không nên sử dụng liệu pháp này đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi và di truyền từ mẹ sang con thông qua nguồn sữa mẹ.
Phẫu thuật tuyến giáp
Căn bệnh cường giáp có thể chữa trị vĩnh viễn bằng cách phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp bị phá hủy. Quá trình giải phẫu này được thực hiện tốt nhất bởi những bác sĩ có kinh nghiệm về phẫu thuật tuyến giáp. Sau khi phẫu thuật nguồn gốc gây bệnh sẽ không còn nữa và có thể trở thành bệnh suy giáp.
Bệnh suy giáp này có thể điều trị bằng liệu pháp phóng xạ để điều chỉnh hóc môn tuyến giáp ở mức độ bình thường bằng cách điều trị một lần với thuốc bổ sung hoóc môn tuyến giáp.
Những phương pháp phòng bệnh cường giáp
Ở những giai đoạn đầu của cường giáp ngừa bệnh sẽ khó phát hiện ra căn bệnh này và dễ dàng nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Để phòng bệnh mỗi người cần có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện các chế độ sinh hoạt dinh dưỡng hợp lý như:
Nâng cao thể trạng cơ thể bằng cách tập thể dục
Một trong những biện pháp phòng bệnh cường giáp tốt nhất đó là tập thể dục thường xuyên để nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể. Khi hệ miễn dịch hoạt động đủ tốt những nguy cơ mắc bệnh sẽ được hạn chế một cách tối ưu nhất. Những kháng thể sẽ nhận ra và tiêu diệt các tế bào tuyến giáp giúp cho con người có một cuộc sống khỏe mạnh.
Bổ sung vừa đủ lượng iốt
Thừa hoặc thiếu iốt đều là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tuyến giáp. Do vậy, mỗi người cần nên cung cấp một lượng i-ốt cần thiết vào cơ thể mỗi ngày. Mỗi người, nên liên hệ với các bác sĩ dinh dưỡng để nhận biết tư vấn về hàm lượng iốt mà mình sẽ hấp thụ. Đặc biệt với những người phụ nữ đang mang thai hoặc người cao tuổi còn nên lưu ý về việc sử dụng hàm lượng i-ốt mỗi ngày để tránh những nguy cơ về sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Thông qua chế độ dinh dưỡng người bị bệnh cường giáp nên bổ sung các thực phẩm giàu chất oxy hóa được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Những thực phẩm này là các loại trái cây, rau quả như: việt quất, dâu tây, cải xoăn, súp lơ,…. Đây là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp người bệnh có khả năng phòng tránh những căn bệnh về tuyến giáp hiệu quả.
Đồng thời mỗi người cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất tập luyện thể thao, tránh thức khuya và hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh, các loại đồ ăn chiên rán, các loại chất kích thích để bảo vệ sức khỏe của mình.
Ngoài ra ở ở nữ giới trên 20 tuổi việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cho người bệnh nhiều hạn chế những triệu chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi phát hiện ra những dấu hiệu mắc bệnh bệnh nhân cần đi đến những trung tâm y tế bệnh viện lớn để kiểm tra và xét nghiệm.
Kết luận
Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp không không rõ ràng và cụ thể. Do vậy, mọi người thường xuyên bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác và chủ quan. Để phòng và tránh bệnh hiệu quả người bệnh cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và cân bằng những vấn đề trong cuộc sống như: công việc, học tập, nghỉ ngơi ăn uống hợp lý.