HomeBệnh thường gặpĐái tháo đường - Bệnh phổ biến, thường gặp trong xã hội 

Đái tháo đường – Bệnh phổ biến, thường gặp trong xã hội 

- Advertisement -spot_img

Đái tháo đường là một căn bệnh phổ biến đang có xu hướng phát triển nhanh trong những năm trở lại đây. Căn bệnh này làm mối lo ngại của rất nhiều người ở mọi độ tuổi khác nhau và không phân biệt giới tính. Vậy hiểu thế nào về căn bệnh này hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau. 

Bệnh đái tháo đường – Hiểu như thế nào là chính xác?

Đái tháo đường còn có một tên gọi khác là tiểu đường là chứng rối loạn đặc trưng về lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hụt insulin hoặc đề kháng của insulin dẫn đến các rối loạn quan trọng về chuyển hóa các chất khoáng, đạm, mỡ, đường.

Bệnh đái tháo đường - Hiểu như thế nào là chính xác?
Phổ biến những kiến thức về bệnh đái tháo đường 

Khi mắc bệnh tiểu đường cơ thể của bệnh nhân không thể chuyển hóa các chất tinh bột từ thực phẩm hàng ngày để tạo ra năng lượng. Trong một khoảng thời gian dài hiện tượng đường tích tụ trong máu tăng dần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đồng thời tổn thương nhiều bộ phận khác trong cơ thể như: hệ thần kinh, mắt, thận và những bệnh lý nghiêm trọng khác. 

Hiện nay căn bệnh tiểu đường xuất hiện ở mọi lượt lứa tuổi khác nhau như: trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới cứ 6 giây cho qua sẽ có một người tử vong vì mắc phải căn bệnh tiểu đường do những biến chứng mà nó gây ra. 

Bởi thế đái đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có khả năng đe dọa sức khỏe và tính mạng của mỗi người. Do vậy, mọi người nên hiểu và phòng tránh căn bệnh này để có một cuộc sống tốt đẹp.

Các dạng đái tháo đường gặp

Theo nghiên cứu của hiệp hội tiểu đường thế giới công bố thì hiện nay tiểu đường được chia thành hai loại chính và biểu hiện của từng loại có những đặc điểm sau: 

Đái tháo đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là thể bệnh do các tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy do giảm tiết insulin hoặc không thể sản xuất ra insulin khiến cho hàm lượng insulin trong máu quá ít, không thể điều hòa được gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. 

Thông thường tiểu đường tuýp 1 xảy ra ở lứa tuổi trẻ em và những người trẻ tuổi đặc biệt là những người dưới 20 tuổi. Ở thể tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng bệnh thường xảy ra đột ngột không có dấu hiệu dự báo trước, tiến triển nhanh và dễ dàng có thể phát hiện ra bệnh. 

Đái tháo đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở những người lớn tuổi và còn được gọi là bệnh tiểu đường ở những người lớn tuổi. Tiểu đường tuýp 2 không bị ảnh hưởng bởi insulin. 

Ở tiểu đường tuýp 2 insulin được tuyến tụy tạo ra mặc dù đủ số lượng như người bình thường nhưng không có vai trò điều hòa lượng đường do chức năng của chúng bị giảm các tế bào beta tuyến tụy tiến triển kháng insulin. 

Đái tháo đường tuýp 2
Những các dạng đái tháo đường hiện nay

Độ tuổi thường gặp chữ thường tuýp 2 là những người trên 40 tuổi và có dấu hiệu trẻ hóa. Căn bệnh này không có triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân rất khó phát hiện ra bệnh. 

Ngoài ra, 2 thể tiểu đường chính được liệt kê ở trên thì đái tháo đường  còn có một thể chỉ xảy ra ở phụ nữ chọn đang trong thời kỳ mang thai. Nếu sản phụ phát hiện kịp thời thì có thể điều trị trong suốt khoảng thời gian mang thai tránh các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Tuy nhiên nếu không được can thiệp và chữa trị kịp thời tiểu đường trong thai kỳ sẽ làm cho phụ nữ sinh con non và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. 

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Những dấu hiệu này xuất hiện của bệnh tiểu đường không hiểu rõ ràng hoặc rất nhẹ làm cho người bệnh khó phát hiện. Dưới đây là một số triệu chứng tiểu đường ở những tuýp khác nhau: 

Triệu chứng của người mắc đái tháo đường tuýp 1

Cảm thấy đói và mệt: Do không thể tạo ra được insulin nên các tế bào cơ thể không có đủ năng lượng để hoạt động. Chính điều này làm cho bệnh nhân bị tiểu đường cảm thấy mệt mỏi và đói so với mức bình thường. 

Liên tục khát nước đi tiểu nhiều: Thông thường một người bình thường sẽ đi tiểu tầm 4 đến 7 lần trong một ngày nhưng ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 thì số lần đi tiểu sẽ nhiều hơn. Nguyên nhân là do glucose dòng máu của người bệnh bị tiểu đường đẩy lên cao không thể hấp thu được. 

Kết quả glucose sẽ được thải ra ngoài kèm theo nước, gây ra tình trạng mất nước. Từ đó, làm cho bệnh nhân cảm thấy khát và uống nhiều nước. Nhưng chính điều này lại làm cho họ đi tiểu nhiều hơn.

Sụt cân: Khi bị bệnh tiểu đường bệnh nhân sẽ gặp phải trường hợp ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân chỉ sau một vài tuần lễ. Nguyên nhân là do cơ thể bị mất nước, ly giải các mô mỡ, mô cơ. 

Triệu chứng của người bệnh đái tháo đường tuýp 2

Ở những bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2 thì bệnh sẽ phát triển âm thầm trong nhiều năm và bệnh nhân không thể nhận biết rõ ràng như tiểu đường tuýp 1. Một số dấu hiệu nghi ngờ giúp người bệnh cảm nhận được mình đang mắc bệnh tiểu đường gồm:

Triệu chứng của người bệnh đái tháo đường tuýp 2
Những triệu chứng khi mắc bệnh đái tháo đường

Nhiễm trùng nấm men: Ở phái nam và phái nữ nhiễm trùng nấm men có thể xuất hiện bất kỳ ở những nếp gấp ẩm của cơ thể như: giữa hai ngón tay, ngón chân, vùng xung quanh ngực, cơ quan sinh dục, vùng dưới ngực.,,,,

Vết thương lâu lành: Khi bệnh nhân bị bệnh tiểu đường lượng đường trong máu quá cao làm ảnh hưởng đến lưu thông các mạch máu trong cơ thể gây tổn thương đến hệ thần kinh. Từ đó, làm cho vết thương khó hồi phục. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể thấy đau đầu và tê chân. Những biểu hiện đó chứng tỏ rằng hệ thần kinh đang bị tổn thương. 

Lý do hình thành bệnh đái tháo đường

Ở mọi tuýp tiểu đường khác nhau sẽ có nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường khác biệt. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường của từng tuýp mà người bệnh mắc phải:

Lý do gây bệnh ở tuýp 1

Các nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường ở tuýp 1 còn đang trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên, theo một số ghi nhận gần đây thì nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở tuýp 1 là do di truyền từ các thành viên trong gia đình hoặc các yếu tố môi trường bị lây nhiễm một số virus cũng là nguyên nhân làm cho người bệnh mắc phải bệnh tiểu đường. 

Lý do gây ra bệnh ở trước 2

Các nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường ở tuýp 2 là: tăng huyết áp, thừa cân,béo phì, tiền sử bản thân bị tiểu đường khi mang thai phụ nữ,  hội chứng u nang, ít tập thể dục, tiền sử bị bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, các rối loạn khi dung nạp đường hoặc rối loạn đường huyết,….

Lý do bị bệnh trong thai kỳ

Lý do bị bệnh trong thai kỳ
Nguyên nhân hình thành bệnh

Khi mang thai nhau thai sẽ tạo ra các kích thích để duy trì thai kỳ ổn định và khỏe mạnh. Những kích thích sản sinh ra sẽ làm cho các tế bào kháng insulin. Tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin một lượng đủ dùng để vượt qua các kháng thể. 

Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết nên lượng đường vận chuyển giảm, lượng đường tích tụ trong máu tăng lên dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

4 phương thức xác định bệnh đái đường

Theo hiệp hội tiểu đường thế giới công bố để nhận biết bệnh nhân bị tiểu đường hay không thì phải dựa vào một trong bốn tiêu chuẩn dưới đây để chẩn đoán bệnh đái tháo đường như sau:

  • Glucose huyết tương khi bệnh nhân đói. Khi thực hiện chuẩn đoán này bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng không được uống các loại nước ngọt, nước có ga chỉ có thể uống nước lọc. 
  • Glucose huyết tương sau 2 giờ dung nạp nghiệm pháp glucose đường ống 75g: người bệnh cần phải nhịn đói nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp để có thể thực hiện được xét nghiệm này.
  • 48 mmol/mol hoặc HbA1c ≥ 6.5%. Phương pháp chẩn đoán này được các chuyên gia khuyến nghị nên tiến hành ở các phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Trường hợp kinh điển của tăng glucose huyết như: sụt cân không rõ nguyên nhân, ăn uống nhiều, tiểu nhiều, mất ngủ, mất nước,…Bên cạnh đó, hàm lượng glucose huyết tương ở bất cứ thời điểm nào HbA1c ≥ 6.5%.

Căn bệnh này được chữa trị như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh đái tháo đường nhưng không phải có thể điều trị dứt điểm. Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất là bệnh nhân phải có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên kết hợp với ăn uống đủ chất là liệu trình quan trọng nhất để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. 

Căn bệnh này được chữa trị như thế nào?
Tổng hợp những liệu trình điều trị bệnh

Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1, chỉ định dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại. Do cơ thể không thể tự sản xuất ra insulin. Đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh nhân sẽ sử dụng những loại thuốc đặc trị tiểu đường ở dạng uống hoặc tiêm để ổn định lượng đường trong máu. Nguyên nhân cũng là do không thể cải thiện được lượng đường trong máu một cách bình thường. 

Đồng thời hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh, hạn chế rượu bia, các chất kích thích. Ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường sẽ thay đổi và tiến triển ở nhiều mức độ thời gian khác nhau. 

Do đó, các bệnh nhân cần đi thăm khám đánh giá sức khỏe thường xuyên và tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn mà bác sĩ đưa ra để khống chế căn bệnh tiểu đường là một cách tốt nhất

Kết luận

Đái tháo đường là một căn bệnh phổ biến gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó người bạn cần có những kiến thức hiểu biết liên quan đến căn bệnh này để phòng bệnh cho bản thân. Đồng thời phát hiện bệnh kịp thời để can thiệp đúng cách ngay từ giai đoạn đầu nếu như không may mắc phải. Khuyến nghị các bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế khi bắt gặp những triệu chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Trong trường hợp người bệnh đã mắc phải căn loại bệnh này thì nên có một liệu pháp điều trị phù hợp và đúng đắn để giảm bớt các nguy cơ biến chứng nặng nề và tiểu đường gây ra. 

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img