HomeBệnh thường gặpDính thắng lưỡi trẻ em - Thông tin cụ thể và cách...

Dính thắng lưỡi trẻ em – Thông tin cụ thể và cách điều trị 

- Advertisement -spot_img

Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều bệnh tật mới xuất hiện gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. Trong đó, dính thắng lưỡi thời gian gần đây xuất hiện khá nhiều ở trẻ nhỏ. Cử động bình thường của trẻ bị ảnh hưởng và âm phát ra cũng khó khăn hơn các bé bình thường. Dị tật bẩm sinh ít người biết và có thể bỏ lỡ thời cơ điều trị ảnh hưởng đến ngôn ngữ cũng như kết quả học tập sau này.

Dính thắng lưỡi là gì?

Dính thắng lưỡi là một loại dị tật bẩm sinh có ngay từ khi bé mới ra đời gây nên tình trạng chậm nói. Tức một lớp niêm mạc mỏng phía bên dưới lưỡi (thắng lưỡi) bị ngắn từ đó làm ảnh hưởng đến cử động bình thường của lưỡi.

Dính thắng lưỡi là gì?
5% trẻ sơ sinh mắc phải tật dính thắng lưỡi

Theo như thống kê ở các bệnh viện phụ sản, trẻ em sinh ra thì đã có 5% bé mắc tật dính lưỡi. Tật dễ phát hiện sớm khi trẻ được thăm khám định kỳ khi đến thời gian tiêm chủng. Bố mẹ nhận thấy bé khó phát âm, khó bú, ít tăng cân cũng nên đi khám xem có mắc phải tật này không. Dính lưỡi có thể nhiều hay ít.

Nguyên nhân của việc dính thắng lưỡi đối với trẻ em

Ở trẻ em, dính phần thắng lưỡi không phải là tật do tác động nào gây nên. Trẻ bị dính bẩm sinh và càng về sau những ảnh hưởng càng rõ rệt hơn. Phụ huynh quan tâm, không muốn con bị ảnh hưởng về sau cần nhanh chóng đưa đi thăm khám. Mức độ dính khác nhau sẽ có nhiều biện pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân của việc dính thắng lưỡi đối với trẻ em
Lưỡi bị dính là tật bẩm sinh không thể phát hiện trong thời gian mang thai

Ngày nay, trẻ chậm nói ngày càng tăng và nhất là sau thời gian giãn cách xã hội vì dịch Covid – 19. Khi đi khám, bố mẹ mới ngỡ ngàng ra là con bị dính lưỡi. Điều trị muộn màng còn ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ. Bạn thương con thì cần theo dõi những bất thường để có hướng điều trị.

Chưa có chuyên gia nào tìm ra được nguyên nhân tật dính thắng lưỡi chính xác. Nhiều mẹ trong quá trình mang thai thăm khám kỹ lưỡng nhưng siêu âm cũng đâu phát hiện được tật này. Bởi vậy, nhiều bệnh viện phụ sản còn tiến hành cắt thắng lưỡi cho bé sơ sinh từ khi chào đời nếu phát hiện được tật.

Dấu hiệu nhận thấy dễ dàng trẻ bị dính thắng lưỡi

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, tật dính thắng lưỡi khiến bé gặp khó khăn khi bú và dẫn đến việc lên cân chậm. Nhiều trường hợp dính nặng, bé bỏ bú và chỉ bú sữa cầm chừng đủ no. Kéo dài càng lâu, cơ thể bị ảnh hưởng và ngày một gầy nhom. Cũng tuỳ theo trẻ mà thắng lưỡi bị dính sẽ gây ra các biểu hiện như:

Dấu hiệu nhận thấy dễ dàng trẻ bị dính thắng lưỡi
Trẻ bị dính thắng lưỡi khi cong lưỡi lên sẽ có hình trái tim
  • Cử động của lưỡi bị hạn chế bởi dây thắng lưỡi ngắn;
  • Do bị kìm nén sự hoạt động làm lưỡi không lè ra được, đầu lưỡi không đụng vòm họng;
  • Lưỡi trẻ khi cong lên có hình trái tim, khi thè ra lại có hình vuông hay hình nhọn;
  • Hàm dưới răng mọc nghiêng hay hở khi bị dính thắng lưỡi;
  • Càng lớn trẻ càng khó khăn khi phát âm dẫn đến chậm nói. Tật này nếu không điều trị sớm càng khiến cho sự thua thiệt về ngôn ngữ gia tăng.

Trong quá trình nuôi con, bố mẹ không khó nhận ra sự bất thường ở con em mình. Khi đó, bạn hãy nhanh chóng đưa bé đi khám để có liệu trình điều trị kịp thời. Dù chỉ là tật nhỏ nhưng càng kéo dài chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của con.

Chẩn đoán, phân loại mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em

Dính thắng lưỡi là một tật phụ huynh dễ dàng kiểm tra nhận biết ở nhà. Tuy nhiên, mức độ nặng hay nhẹ có thể được chỉ định điều trị hay không phải đến nơi thăm khám. Tại đây, các bé sẽ được kiểm tra dính lưỡi dựa trên chiều dài thắng lưỡi được tính từ nơi bám sàn miệng đến vị trí cơ bám vào lưỡi. 

Mức độ dính thắng ở lưỡi được liệt kê như sau:

  • Mức độ 1 (nhẹ): Dính thắng ở lưỡi từ 12 – 16mm;
  • Mức độ 2 (trung bình) sẽ dính từ 8 – 11mm;
  • Mức độ 3 (nặng): Dính thắng ở lưỡi từ 3 – 7mm;
  • Mức độ 4 (hoàn toàn): Dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3mm. Trường hợp nặng, trẻ sẽ không bú và khóc nhiều vì cơ miệng không được linh hoạt. Các bác sĩ sẽ có hướng điều trị kịp lúc không để kéo dài ảnh hưởng sức khoẻ.

Trong số các trẻ chậm nói ngày nay, bố mẹ đưa đi thăm khám tại các cơ sở uy tín và hơn 50% phát hiện tật dính dây thắng lưỡi. Tùy từng mức độ, trường hợp dính nặng trẻ không thể nói là chuyện dễ hiểu. Còn khi bị dính nhẹ hay trung bình, trẻ khó khăn trong việc phát âm vì câu từ bị méo mó không rõ từ. Nhiều ca bệnh phát hiện quá muộn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập sau này của các em.

Điều trị dính thắng lưỡi như thế nào?

Bố mẹ ngay khi thấy bé bị dính thắng lưỡi hay có nghi ngờ thì hãy đưa con đến các cơ sở thăm khám uy tín để rõ hơn. Tại đây, các bé sẽ được người có chuyên môn kiểm tra và xác định dính lưỡi nặng hay nhẹ và có cần cắt không.

Thông thường, chỉ định điều trị bằng tiểu phẫu phụ thuộc vào mức độ dính nhiều hay ít, tật bẩm sinh ảnh hưởng đến việc bú sữa hay phát âm không. Trong trường hợp bé không bé được thì các bác sĩ sẽ chỉ định cắt để trẻ ăn uống bình thường.

Còn trong trường hợp dính trung bình, trẻ ăn uống bình thường và chỉ nhận thấy khi bé chậm nói hay nói ngọng. Các bé lớn thường rơi vào trường hợp này. Khi đó, bác sĩ răng hàm mặt sẽ khám và đánh giá xem có cần cắt thắng lưỡi.

Kỹ thuật cắt thắng lưỡi chỉ là một thủ thuật nhỏ, không gây đau và ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé. Việc tiểu phẫu cắt dính lưỡi còn do tuổi của bé quyết định. Trẻ dưới 3 tuổi sẽ được bôi thuốc tế, giữ đầu trẻ cố định rồi dùng dao điện cắt.

Với những trẻ lớn hơn, việc cắt thắng lưỡi sẽ tiến hành bằng cách gây mê hay gây tê rồi trực tiếp dùng dao mổ cắt đốt thắng lưỡi. Vết cắt sẽ được khâu lại và phải mất cài tuần mới lành hẳn. Tuy nhiên, vết thương cũng không ảnh hưởng ăn uống.

Biến cố không mong muốn sau khi cắt dính thắng lưỡi

Biến cố không mong muốn sau khi cắt dính thắng lưỡi
Trẻ điều trị thắng lưỡi bị dính bằng thủ thuật cắt đốt nhanh chóng

Tuy là một cuộc tiểu phẫu nhỏ nhưng cắt thắng lưỡi cũng sẽ xảy ra một số nguy cơ nếu không may. Những điều cần lưu ý sau khi được cắt đốt dính lưỡi cần biết:

  • Vết cắt bị nhiễm trùng;
  • Vết thương chảy máu không cầm được;
  • Phần lưỡi bị dính chưa được cắt triệt để.

Nhận thấy mình rơi vào nguy cơ xui rủi này cần trở lại tái khám để bác sĩ có biện pháp khắc phục kịp thời. Kéo dài càng lâu, nguy cơ viêm nhiễm dễ xảy ra và còn mất nhiều thời gian điều trị hơn. Bạn cần lưu ý để con em mình được an toàn.

Trẻ sau khi cắt dính thắng lưỡi cần phải chăm sóc đúng cách

Trẻ nhỏ dù chỉ thực hiện một tiểu phẫu nhỏ nhưng cũng cần bố mẹ quan tâm chăm sóc đúng cách. Có như vậy, vết thương mau chóng lành lặn và con em chúng ta mới trở về cuộc sống bình thường. Vậy cách chăm sóc trẻ sau khi cắt thắng lưỡi:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi, thắng lưỡi cắt đốt không gây đau nhức và có thể bú sau khi tiểu phẫu;
  • Tuy nhiên, vết thương đôi lúc cũng gây đau rát cần cho bé ăn thức ăn mềm, lỏng hay bú sữa nếu chưa ăn được trong 45h sau khi cắt;
  • Trẻ lớn hơn để vết thương mau lành cần tránh thức ăn cay, nóng, chua và chọn thực phẩm dễ tiêu hoá;
  • Tại vị trí cắt dính thắng lưỡi sẽ thường xuyên xuất hiện những vệt màu trắng. Hiện tượng này sẽ không còn thấy sau một vài tuần nên bố mẹ không cần lo lắng nhiều;
  • Trẻ không được ngậm kẹo mút hay sờ vào vết thương để tránh chảy máu, nhiễm trùng vết thương;
  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng cho trẻ sau khi ăn và vận động lưỡi nhẹ hàng, khuyến khích bé uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng.

Sau khi cắt thắng lưỡi, bé biểu hiện rõ rệt bằng cách chán ăn hay chán bú. Phụ huynh tâm lý không nên ép bé mà hãy tìm hiểu kỹ, chọn thực phẩm phù hợp thuận lợi cho việc dung nạp của mỗi trẻ. Có thể thời gian đầu, sức khỏe của bé sẽ bị giảm sút nhưng chỉ kéo dài không lâu. Khi đã bình thường, gia đình có thể bổ sung thêm dinh dưỡng phù hợp cho con em mình.

Cách phòng tránh và tác động của dị tật đối với trẻ em

Như đã thông tin trên bài, tật dính thắng lưỡi bẩm sinh đã có chứ không do một tác động nào gây ra. Trong quá trình mang thai, người mẹ dù thăm khám kỹ cũng không phát hiện tật dính lưỡi gặp ở con. Bởi vậy, bệnh không thể tránh được. Bố mẹ nếu muốn kiểm tra chỉ cần đưa con đến cơ sở y tế thăm khám là sẽ phát hiện. Ngoài ra, các dấu hiệu nhận biết cũng đã được sơ lược khá chi tiết bên trên bài.

Tùy theo từng lứa tuổi, thắng lưỡi bị dính đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống thường ngày của bé. Cụ thể nhất là các vấn đề như sau:

Vận động của lưỡi bị tác động nặng nề

Vận động của lưỡi bị tác động nặng nề
Sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng không nhỏ khi mắc tật lưỡi bị dính

Lưỡi không thể di chuyển và chạm đến vòm miệng, sang hai bên chạm vào niêm mạc má. Ảnh hưởng này khiến cho trẻ khó bú, khó ăn và khóc nhiều khi không được dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng. Theo đó, khả năng phát âm cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Tình trạng không được khắc phục sẽ gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Dính thắng lưỡi dẫn tới quá trình nuốt thức ăn khó khăn

Nếu như lưỡi không cử động linh hoạt, kiểu nuốt và khớp cắn cũng bị tác động. Lưỡi còn có vai trò đưa thức ăn hai hai hàm để nghiền, phanh lưỡi ngắn thì việc nhai nghiền cũng bị hạn chế không nhỏ. Tình trạng thắng lưỡi bị dính tùy mức độ có thể gây ra nhiều nguy hiểm bởi bé dễ bị thương trong khi nhai.

Khả năng phát âm bị ảnh hưởng nghiêm trọng chậm ngôn ngữ

Lưỡi bị hạn chế cử động khi bị tật dính lưỡi, đặc biệt khó phát ra các âm “t, ch, d, l,…” và lưỡi không thể uốn cong để phát âm “r”. Các bé càng nhỏ càng dễ phát hiện tật dính lưỡi (điển hình là bé dưới 5 tuổi). Trẻ không nói và tránh các câu từ khó. Với trẻ lớn hơn, các em ngại giao tiếp lâu ngày sẽ tác động đến tính cách bản thân.

Kết bài

Sau khi tìm hiểu chi tiết về tật dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ, phụ huynh thấy được sự nghiêm trọng của bệnh nếu tiếp tục kéo dài không quan tâm điều trị cho con em của mình. Sinh ra một đứa trẻ đã khó, nuôi nấng và mong chờ bé khỏe mạnh thì còn gì hạnh phúc bằng. Bởi vậy, trẻ em là một “mầm non” cần quan tâm chăm sóc đúng cách. Không chỉ bệnh dính lưỡi mà còn tật khác cũng cần lưu ý điều trị sớm.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img