Bệnh giun kim là một căn bệnh phổ biến ở con người. Hầu như mọi người ở mọi ngành nghề, mọi lứa tuổi đều bị nhiễm loại giun này. Người nhiễm loại giun này thường mắc các vấn đề về tiêu hoá, đặc biệt là ở ruột. Nếu bị nhiễm giun nặng có thể dẫn đến viêm ruột thừa. Vậy để biết được cách phòng tránh và làm sao để chữa trị khi bị nhiễm loại giun này thì hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Giun kim là gì?
Giun kim là một loài ký sinh ở cơ thể người, chúng chủ yếu xuất hiện ở ruột non và sau đó đi xuống ruột già. Tên khoa của chúng là: Enterobius vermicularis. Chúng chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ, kích thước của chúng rất nhỏ, dài khoảng từ 6-10mm.
Một con giun kim trưởng thành trung bình ký sinh trong cơ thể khoảng 1-2 tháng. Thông thường giun cái thường lớn hơn con đực vì con cái còn mang trong mình trứng của loài giun này. Trứng của loài giun này trông như hình hạt gạo. Tỷ lệ mắc ở trẻ em cao hơn nhiều so với tỷ lệ nhiễm loại giun này ở người lớn. Trong đó tỷ lệ nữ giới thường có tỷ lệ nhiễm giun kim cao hơn nam rất nhiều.
Vòng đời nhiễm bệnh ở người của giun kim
Giun kim thường ký sinh và gây bệnh cho con người từ hai đường chính. Thứ nhất, là gây bệnh từ ngay bên trong cơ thể con người. Thứ hai, con người bị nhiễm giun sau khi tiếp xúc với những thực phẩm, đồ vật bẩn bên ngoài mà không vệ sinh kỹ càng. Cùng tìm hiểu vòng đời nhiễm bệnh của loại ký sinh này theo hai cách trên nhé!
Vòng đời nhiễm bệnh giun kim từ trong cơ thể người
Thông thường, giun gây bệnh ở người sẽ là giun đã đến giai đoạn trưởng thành. Đến mùa sinh sản, giun cái sẽ đẻ ra hàng nghìn quả trứng. Sau khi trứng nở, những ấu trùng này sẽ chuôi ngược vào hậu môn và ký sinh ngay ở ruột già .
Vòng đời nhiễm bệnh giun kim từ bên ngoài
Khi mọi người dùng thức ăn bẩn, thức ăn sống không hợp vệ sinh hoặc để tay bẩn tiếp xúc với miệng, mũi của chính mình thì ấu trùng, trứng của loài giun kim sẽ từ đó dễ dàng đi được vào phía trong của cơ thể, ký sinh xuống hệ tiêu hoá và lại trở thành những con giun trưởng thành.
Tại sao lại bị nhiễm giun kim?
Nếu không chú ý, chúng ta rất dễ nhiễm phải loại giun này qua đường ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là những nguyên nhân chính khiến chúng ta nhiễm loài giun này ở cả người lớn và trẻ nhỏ:
Nguyên gây nhiễm giun kim ở trẻ nhỏ
Sau khi đi vệ sinh, trẻ nhỏ không rửa tay nhưng lại có thói quen đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Làm cho ấu trùng của loài giun này dễ dàng xâm nhập làm cơ thể của trẻ.
Vì vậy, bố mẹ nên tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Một số bé bị nhiễm giun kim là do nuốt phải ấu trùng giun bay trong không khí khi ở những nơi có điều kiện vệ sinh dịch tễ kém.
Nguyên nhân chính gây nhiễm ở người lớn
Giun nhiễm ở người lớn là do ăn đồ ăn bẩn, đồ ăn sống có trứng giun hay ấu trùng giun ký sinh. Trứng và ấu trùng giun cùng thực phẩm bẩn đi vào cơ thể và trưởng thành trong hệ tiêu hoá của con người.
Các triệu chứng khi nhiễm giun kim
Hầu hết mọi người bị nhiễm loại giun này thường không có triệu chứng rõ ràng, có khi là không hề có triệu chứng. Vì vậy chúng ta không được chủ quan với loại bệnh này. Sau đây là một vài triệu chứng điển hình của một người bị nhiễm bệnh do loài ký sinh này:
- Ngứa vùng hậu môn, thường là vào ban đêm. Đây là triệu chứng hay gặp nhất của một người bị nhiễm loại giun này.
- Lúc đi đại tiện có thể dễ dàng thấy được ấu trùng giun lẫn trong chất thải.
- Rất dễ bị đi ngoài mặc dù đã ăn chín uống sôi.
- Giun kim có thể chui vào âm đạo, gây ngứa âm đạo.
- Ở trẻ nhỏ: Trẻ thường quấy khóc đêm do ngứa hậu môn.
Tác hại nghiêm trọng do giun kim gây ra là gì?
Mặc dù những triệu chứng do nhiễm loại giun này để lại là không rõ ràng, nhưng tác hại của nó gây ra có rất nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng. Cụ thể là những tác hại sau:
Tác hại của giun kim ở trẻ nhỏ
- Ngứa hậu môn quấy khóc đêm nhiều khiến cho chất lượng giấc ngủ của trẻ lẫn ba mẹ bị giảm sút nghiêm trọng. Làm mất tập trung trong công việc, sức khoẻ đi xuống.
- Trẻ nhỏ do ngứa hậu môn có thể gãi nhiều, gây lở loét mông và vùng hậu môn đi cùng với đó là nhiều loại bệnh ngoài da khác. Nếu không vệ sinh và có biện pháp kịp thời về lâu dài có thể khiến trẻ gặp các vấn đề về da.
- Nó còn làm cho trẻ bị rối loạn tiêu hoá, dẫn đến kén ăn, ngủ không sâu giấc. Làm trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, rối loạn thần kinh, chậm lớn hay thậm chí là đái dầm.
Tác hại giun đối với người lớn
- Loài giun ký sinh này chui vào âm đạo, làm rối loạn tiểu tiện và kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Gây nên những hậu quả khó chịu và giảm khả năng tập trung làm việc.
- Người lớn cũng có thể dễ bị đi ngoài khi nhiễm loại giun này.
- Nặng hơn, nếu để giun kim chui vào ruột thừa có thể dẫn đến viêm ruột thừa. Một căn bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Nếu bị kéo dài sẽ khiến người nhiễm bị thiếu máu mãn tính, làm hoa mắt chóng mặt.
Và rất nhiều loại bệnh khác mà người bệnh dễ bị mắc phải khi nhiễm phải loại giun ký sinh này.
Các cách chữa trị khi nhiễm giun kim
Có rất nhiều cách chữa trị khi nhiễm phải loại giun này sau đây là một số những cách chữa trị phổ biến. Một trong cách chữa khi nhiễm loại giun này được nhiều người chọn lựa đó là uống thuốc tẩy giun.
Cách này có thể đẩy được rất nhiều ký sinh giun kim ra ngoài một cách nhanh chóng. Nhưng thuốc này lại có một điểm yếu đó là không thể sử dụng được cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ dưới hai tuổi hoặc người lớn mắc các bệnh như suy thận, suy gan,…
Những loại thuốc hay được bác sĩ khuyên dùng, kê đơn để điều trị bệnh giun kim gồm:
- Mebendazole 500mg, đây là liều thuốc duy nhất dùng được cho cả trẻ em và người lớn. Mỗi tháng nên dùng nhắc lại một lần.
- Albendazole 400mg, liều duy nhất được dùng cho người lớn và trẻ nhỏ, uống nhắc lại mỗi tháng một lần.
Cả hai loại thuốc trị giun kim này đều chống chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú hoặc những người mẫn cảm với Benzimidazole, có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương,…
Làm sao để phòng tránh nhiễm giun?
Người xưa thường có câu “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Vì vậy mà mỗi cá nhân, tập thể phải hình thành ý thức phòng tránh tất cả các loại bệnh, đặc biệt là nhiễm giun kim để luôn luôn khoẻ mạnh.
- Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên để có một không gian sống sạch sẽ, lành mạnh.
- Luôn ăn chính, uống sôi
- Nên cắt móng tay để tránh đất, cát, bụi bẩn bám vào.
- Vệ sinh tay, chân sạch sẽ thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không để trẻ ăn bốc thức ăn, mang quần hở đũng, cũng như tạo cho trẻ thói quen thường xuyên vệ sinh cơ thể.
- Với những đối tượng có nguy cơ mắc cao: Nên tẩy giun kim định kỳ, nhất là trẻ từ 2-12 tuổi 2 lần/ năm
Kết bài
Nhiễm giun kim được xem là một bệnh không đáng lo ngại. Nhưng nó có khả năng lây nhiễm rất nhanh và một phần nào đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Qua bài viết này mong tất cả bạn đọc sẽ biết rõ hơn về loại giun ký sinh này cũng như cách phòng tránh, chữa trị khi bị nhiễm loại giun này. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi, chúc các bạn có một sức khoẻ dồi dào!