Thoái hóa khớp gối, bệnh lý phổ biến thường gặp nhất ở người già tác động tiêu cực không hề nhỏ tới đời sống sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Bệnh về khớp gối là một bệnh lý không thể chủ quan vì nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ để lại nhiều hệ quả xấu. Mời độc giả cùng bài viết tổng hợp những vấn đề cần được quan tâm về bệnh thoái hoá khớp.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hoá khớp gối là bệnh lý xảy ra khi phần sụn hay còn gọi là lớp đệm giữa các khớp bị tổn thương hoặc bị mài mòn. Trong trường hợp này, phần xương của các khớp bị cọ xát với nhau mạnh hơn mà không có lớp sụn bảo vệ, bôi trơn dẫn đến trạng thái đau, cứng.
Khi xảy ra tình trạng thoái hóa khớp biểu hiện thường gặp nhất là sự biến đổi về bề mặt sụn và bề mặt khớp, hình thành nên các gai xương, xơ hoá xương dưới sụn. Đối với tình trạng thoái hoá khớp không can thiệp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương nhiều hơn gây đau đớn và khó khăn cho vận động của người bệnh.
Thoái hoá khớp chủ yếu gặp ở người già tuy vậy ngày nay xu hướng người trẻ gặp phải bệnh lý này cũng đang có chiều hướng ngày một gia tăng. Nguyên nhân là do khớp gối là phần chịu tải trọng lớn của cơ thể và vận động nhiều nhất, các chế độ sinh hoạt với dinh dưỡng, chấn thương…cũng là những lý do gây ra thoái hoá.
Thoái hoá khớp gối và dấu hiệu để nhận biết
Để nhận biết được bệnh thoái hoá khớp cần theo dõi, thăm khám thường xuyên để nắm bắt được biểu hiện của từng giai đoạn. Có 03 giai đoạn chính của bệnh lý này cần chú ý đó là:
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát của thoái hóa khớp gối là giai đoạn quá trình thoái hoá mới bắt đầu diễn ra, tại giai đoạn này người bệnh sẽ trải qua những cơn đau thoáng qua và mơ hồ có thể biến mất nhanh chóng. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi co duỗi đầu gối có nghe những tiếng động lạo xạo nhỏ.
Ở thời điểm này thì tổn thương của sụn khớp đang nhẹ, khoảng cách giữa các khớp xương về cơ bản đang tương đối ổn định. Các cơn đau xuất hiện ở mặt trước và trong khớp gối và biến mất nhanh chóng khiến cho bệnh nhân rất dễ chủ quan không thăm khám.
Giai đoạn giữa
Ở giai đoạn này của thoái hóa khớp gối tốc độ thoái hoá khớp gia tăng, khi người bệnh vận động nhiều hơn sẽ gặp những cơn đau khó chịu và chỉ thấy thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Buổi sáng người bệnh sẽ thường bị cứng khớp trong khoảng thời gian ngắn nhất định vào khoảng 30 phút.
Hiện tượng sưng khớp sẽ bắt đầu xảy ra nếu như bệnh nhân có những vận động liên tục. Hầu hết người bệnh vẫn còn chủ quan khi lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau trong giai đoạn này.
Giai đoạn thương tổn
Đây là thời điểm mà bệnh đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng của thoái hóa khớp gối, sụn bị vỡ nhiều hơn, chất dịch tiết ít, khoảng cách giữa các xương bị giảm và va vào nhau. Khớp bị khô nặng do đó khiến cho người bệnh cảm thấy hết sức đau đớn.
Giai đoạn này khiến cho người bệnh cảm thấy đau dữ dội, việc đứng lên ngồi xuống vận động cực kỳ khó khăn, đồng thời phát ra tiếng kêu lớn trong khớp. Đến giai đoạn này thì đa phần người bệnh mới tìm đến các phòng khám chuyên sâu và gặp bác sỹ để điều trị.
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh thoái hoá khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này đến từ cả yếu tố chủ quan và khách quan. Những yếu tố sau đây là nguồn cơn của bệnh thoái hoá khớp.
Tuổi tác
Có thể nói tuổi tác theo quy luật thời gian là nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hoá khớp. Càng nhiều tuổi thì quá trình tái tạo và phục hồi các tế bào sụn thấp hơn và thậm chí không còn. Chính vì vậy bệnh thoái hoá khớp thường gặp ở người già, nhất là các đối tượng trên 60 tuổi.
Các chấn thương gặp phải
Các chấn thương đầu gối như chấn thương xương bánh chè, chấn thương dây chằng…gây ra sự tổn thương cho các sụn khớp. Các trường hợp gặp phải vấn đề này làm yếu đi khả năng tái tạo và phục hồi của các sụn khớp dẫn đến quá trình lão hoá và thoái hoá khớp gối diễn ra nhanh hơn.
Chế độ dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa khớp gối
Canxi, glucosamine…là những dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp hiệu quả. Chế độ dinh dưỡng không tốt không đủ cung cấp các chất này dẫn đến tình trạng hệ thống sụn khớp yếu, không thể phát triển bình thường, dễ bị bào mòn và bị thoái hoá.
Một số bệnh lý liên quan thoái hóa khớp gối
Một số bệnh lý liên quan đến khớp cũng là nguyên nhân gây ra thoái hoá khớp đầu gối như: nhiễm trùng khớp, viêm khớp dạng thấp và loãng xương. Ngoài ra một số căn bệnh có liên quan như tiểu đường, béo phì, tim mạch…cũng ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của sụn khớp và gây ra thoái hoá.
Phương thức chẩn đoán bệnh thoái hoá khớp đầu gối
Để có thể chẩn đoán bệnh thì yêu cầu bệnh nhân cần đến bệnh viện, các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Phương thức chẩn đoán chung của các bác sĩ được biểu hiện dưới đây:
Chẩn đoán qua các triệu chứng bệnh nhân gặp phải
Đây là bước tiến hành kiểm tra lâm sàng các triệu chứng mà các bệnh nhân gặp phải để đưa ra dự đoán cho căn bệnh thoái hoá khớp đầu gối. Các triệu chứng biểu hiện qua từng giai đoạn như đã phân tích ở phần trên đem đến cơ sở tích cực trong việc nhận định bệnh lý dành cho Bác sĩ.
Triệu chứng của bệnh nhân mà các bác sĩ có thể chẩn đoán bao gồm đau khớp gối, cứng khớp gối, tràn dịch khớp gối. Tại mỗi triệu chứng thì các biểu hiện như đau âm ỉ, đau kéo dài, biến dạng, lệch trục khớp hay thoái vị màng dịch.
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối thông qua hình ảnh
Chẩn đoán thông qua hình ảnh là đọc kết quả từ bác sỹ về một số xét nghiệm và chiếu chụp được chỉ định của bác sĩ như XQuang, chụp CT hay MRI. Trong đó chụp XQuang là phương pháp đơn giản nhất nhưng cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát được mức độ tổn thương xương và liệu có gai hay không.
Ngoài ra các Bác sĩ cũng sử dụng các phương pháp đặc biệt như siêu âm khớp gối, nội soi khớp gối để đánh giá tình trạng mức độ tổn thương, gai xương. Các phương pháp xét nghiệm dịch khớp, sinh hoá, xét nghiệm máu để kiểm tra độ nhớt, kiểm tra lượng bạch cầu…
Phương pháp này được đánh giá là đem đến các kết quả chính xác hơn so với chẩn đoán từ triệu chứng thông thường. Chẩn đoán từ hình ảnh ngày nay cũng được hỗ trợ tối đa hơn nhờ sự phát triển của công nghệ ứng dụng vào nền y học hiện đại.
Chữa trị thoái hóa gối: các phương pháp điều trị
Đối với bệnh lý thoái hoá khớp gối thì tuỳ theo tình trạng từng loại bệnh mà các Bác sĩ sẽ đề ra các phương pháp điều trị khác nhau. Phổ biến các cách thức điều trị của thoái hoá khớp được chia làm ba hướng như:
Điều trị không dùng thuốc
Điều trị không dừng thuốc bao gồm các liệu pháp như giảm cân, tập thể dục, vật lý trị liệu hay các liệu pháp thay thế khác. Cụ thể như sau:
+Giảm cân: Thực hiện giảm cân bằng việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe, ép cân để mục đích giảm tải trọng cho khớp gối. Tình trạng thoái hóa khớp sẽ giảm đau khi thực hiện tốt việc kiểm soát cân nặng hợp lý.
+ Thể dục: Việc tập thể dục nâng cao sức đề kháng đồng thời cũng giúp rèn luyện, phục hồi khớp gối. Thông qua các bài tập chuyên sâu sẽ giúp cho các cơ xung quanh các khớp vận động linh hoạt hơn cùng với đó là giúp cho khớp ổn định hơn.
+ Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường sức mạnh bền bỉ và độ dẻo dai của các cơ và xương khớp. Tập luyện đúng cách với hướng dẫn chi tiết giúp cho việc vận động ít gặp đau đớn khó khăn hơn.
+ Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng bổ sung các loại thực phẩm giàu glucosamine, vitamin và các loại dưỡng chất cần thiết thiết tốt cho sụn khớp và xương nhằm thúc đẩy tái tạo tế bào, ngăn lão hoá. Kiêng kỵ, hạn chế các đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hoà, tinh bột, chất kích thích.
Điều trị dùng thuốc thoái hóa khớp gối
Dùng thuốc trong điều trị thoái hoá khớp gối có các dạng thuốc chính được bác sĩ kê đơn cho người bệnh bao gồm: thuốc dạng uống, thuốc dạng tiêm, thuốc bôi ngoài da. Ngoài ra còn có một số nhóm thuốc đắp, thuốc lá từ đông y, và thuốc bổ sung vitamin dưỡng chất cần thiết.
Nhóm các thuốc dạng uống có thuốc chống viêm giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống thoái hoá..Thuốc tiêm trực tiếp vào khớp bao gồm Corticosteroid, Acid Hyaluronic có tác dụng hỗ trợ giảm sưng đau, cứng, bôi trơn khớp.
Dùng thuốc đắp chủ yếu là các loại lá được băm nhuyễn giã nát để đắp lên khớp. Các loại nguyên liệu tự nhiên này như lá lốt, lá ngải cứu, lá xương sông…hầu hết có tác dụng giảm sưng đau và hỗ trợ kháng viêm tốt.
Thuốc sử dụng có công hiệu làm giảm đau tức thời, trả thái trạng thái cân bằng và đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh tuy vậy đem đến những hệ luỵ về lâu dài. Thuốc sử dụng gây gánh nặng cho gan thận, dạ dày, ngoài ra còn có tác dụng xấu từ các bài thuốc tràn lan không theo chỉ định của Bác sĩ.
Phẫu thuật ngoại khoa
Phẫu thuật ngoại khoa cho bệnh thoái hóa khớp gối là phương pháp không được khuyến khích áp dụng bởi vì đây là cách phẫu thuật xâm lấn với nhiều hạn chế đó là tính rủi ro cao về biến dạng khớp và thời gian phục hồi lâu. Cách thức này chỉ nên được sử dụng khi tất cả các hướng điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc không phát huy hiệu quả.
Các hình thức phẫu thuật ngoại khoa bao gồm: mổ thay khớp, cấy ghép tế bào sụn, khoan kích thích tạo xương, mổ tạo hình, điều trị nội soi dưới khớp như cắt lọc, rửa khớp. Các hình thức này chỉ nên được thực hiện với các bác sỹ chuyên môn có tay nghề cao và các bệnh viện uy tín.
Kết luận
Thông qua những chia sẻ từ bài viết chúng ta có thể thấy rằng thoái hoá khớp gối là căn bệnh mà chúng ta không nên chủ quan. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh lý thì người bệnh nên đi thăm khám và có những hướng điều trị kịp thời ở giai đoạn bệnh bắt đầu khởi phát, ngoài ra chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh cũng vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc căn bệnh khó chịu này.