Nhiễm trùng đường tiểu – căn bệnh theo ghi nhận của nhiều chuyên gia và các bác sĩ lâu năm ở nhiều bệnh viện, thống kê cho thấy những trường hợp xuất hiện bệnh không loại trừ hay giới hạn ở bất kì độ tuổi hay giới tính nào. Mặc dù bản chất là căn bệnh lành tính nhưng không vì vậy mà chủ quan trước những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh.
Những thông tin cần biết về nhiễm trùng đường tiểu
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu (nhiễm khuẩn tiết niệu) là căn bệnh gây ra bởi khuẩn vi khuẩn từ máu di chuyển đến thận hoặc vi khuẩn khi đi vào niên đạo và gây viêm nhiễm trong đường tiểu. Thông thường, nhiễm trùng đường tiểu bị nhiều bệnh nhân nhầm lẫn với những triệu chứng liên quan đến dạ dày và vấn đề tiêu hóa thông thường.
Biểu hiện của bệnh ở những đối tượng khác nhau
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện ở những giai đoạn, độ tuổi khác nhau thì sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau. Điển hình như nhiều trẻ lớn, các vấn đề như són nước tiểu, đau buốt trong khi tiểu hay tiểu rắt sẽ được bắt gặp, các triệu chứng này sẽ gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.
Bên cạnh đó, đối với người lớn, những biểu hiện của bệnh sẽ khá đặc thù và dễ dàng nhận thấy hơn thông qua việc tiểu tiện hằng ngày. Một số triệu chứng như tiểu ra máu, nước tiểu đục, đau khi tiểu hoặc cảm thấy khó tiểu dù đang buồn tiểu sẽ là đặc điểm để bệnh nhân nhận biết.
Thông qua những biểu hiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, người bệnh có thể phát hiện được triệu chứng như ở một số người sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, đau lưng hay thậm chí buồn nôn hoặc nôn mửa. Ở một số khác thường có cảm giác đau khi giao hợp, đau ở vùng hạ sườn mà nhiều người sẽ chủ quan và nhầm lẫn triệu chứng.
Đặc biệt nếu có cảm giác nóng rát hoặc khó chịu khi tiểu tiện, nhận thấy nước tiểu có mùi nồng, màu sắc khác lạ như màu đỏ, màu coca hay màu hồng sáng thì khả năng cao là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Riêng với phụ nữ, biểu hiện thường xuất hiện là các vấn đề đau nhức ở vùng xương chậu hay quanh xương mu.
Biến chứng thường gặp ở nhiễm trùng đường tiểu
Do thời gian phát hiện quá trễ hoặc di chứng để lại nếu không được điều trị dứt điểm mà những biến chứng có thể xảy ra như áp xe quanh thận, suy thận cấp, suy thận mãn, và thậm chí là nhiễm trùng huyết. Những hậu quả nặng nề phía sau của căn bệnh nhiễm trùng khó mà ai có thể ngờ tới được bởi sự liên kết giữa các cơ quan nội tạng với nhau.
Làm sao để biết bị nhiễm trùng đường tiểu ?
Để đảm bảo tính chính xác, sau khi thông qua một số triệu chứng chung được đề cập, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng cho các bệnh nhân. Thông qua đó, những triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường sốt cao, vàng da, có những biểu hiện đặc thù của việc rối loạn tiêu hóa như bú kém hay đại tiện lỏng.
Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu bằng que thử
Tiếp theo đó, thông qua một số loại xét nghiệm nồng độ để qua đó đưa ra đánh giá tổng quan hơn khi tiến hành kiểm tra. Điển hình với ba phương pháp xét nghiệm đủ đưa đến chuẩn đến như: tế bào niệu, que thử phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu giữa dòng.
Đối với phương pháp tổng phân tích nước tiểu dựa trên que thử sẽ có thể cho ra kết quả để tìm thấy bạch cầu niệu hay còn được gọi là tế bào máu trắng. Bên cạnh đó, cách chẩn đoán dựa trên cấy nước tiểu giữa dòng sẽ được thực hiện thông qua một trong hai phương pháp thông tiểu hoặc chọc bàng quang trên xương mu để lấy nước tiểu.
Sử dụng công nghệ trong việc chẩn đoán bệnh cực kì chính xác
Một số hình thức hỗ trợ chẩn đoán còn có thể kể đến việc chẩn đoán qua hình ảnh như siêu âm, chụp CT hay chụp cộng hưởng MRI. Thông qua đó, những bất thường nghi ngờ qua hình ảnh sẽ được các bác sĩ xem xét và chọn hướng điều trị và phác đồ phù hợp.
Cụ thể hơn, phương pháp siêu âm sẽ được chỉ định sử dụng để chẩn đoán bệnh ở trẻ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu để phát hiện bất thường. Ngoài ra, một số trường hợp đặc thù như việc trẻ dưới hai tuổi bị sốt do nhiễm trùng hoặc bị tái phát bệnh lần hai sẽ thường sử dụng phương pháp chụp bằng quang ngược dòng để phát hiện bệnh.
Chọn lọc phương pháp điều trị bệnh phù hợp
Nhiễm trùng đường tiểu nói chung được chia ra thành nhiều loại và mỗi loại sẽ có cách điều trị và phác đồ theo dõi khác nhau dựa theo đối tượng mà bác sĩ hướng tới. Mặc dù việc điều trị chính thường nhờ vào sử dụng thuốc kháng sinh tuy nhiên cần có sự chỉ định và chẩn đoán của bác sĩ để đảm bảo liều lượng và loại thuốc điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị nội khoa
Trong quá trình chẩn đoán và đi tới điều trị, bệnh nhiễm trùng sẽ được phân ra theo hai hướng điều trị là nội khoa và ngoại khoa. Hai loại nhiễm trùng chính sẽ được điều trị nội khoa là nhiễm trùng đường tiểu trên hay còn gọi là viêm thận bể thận và nhiễm trùng đường tiểu dưới hay còn biết đến là viêm bàng quang.
Đối với trẻ nhỏ dưới một tuổi thì việc nhập viện để quan sát sẽ đảm bảo an toàn và dễ dàng trong quá trình theo dõi. Phương pháp kháng sinh tĩnh mạch sẽ được áp dụng trong khoảng ba ngày dành cho trẻ nhỏ cho đến khi hết sốt. Sau đó, trẻ sẽ được cho uống thuốc kháng sinh trong gần hai tuần (tầm 11 ngày).
Một số loại kháng sinh dùng điều trị sẽ là kháng sinh cephalosporin thế hệ ba cùng aminoglucosid. Tuy nhiên, do yêu cầu về liều lượng thuốc và số lần dùng khá nghiêm ngặt, do vậy không khuyến khích người bệnh tự ý sử dụng nếu chưa có sự cho phép từ bác sĩ.
Tương tự với những ai từng bị mắc bệnh và tái nhiễm trên hai lần một năm sẽ phải duy trì điều trị trong thời gian dài hơn từ nửa năm đến khoảng hai năm với kháng sinh. Trimethoprim hay nitrofurantoin là hai loại kháng sinh phổ biến nhưng vẫn cần có sự tư vấn từ bác sĩ điều trị chính để đảm bảo phù hợp với thể trạng cơ thể.
Hình thức điều trị ngoại khoa
Bên cạnh đó, với một số trường hợp nặng như xảy ra biến chứng tạo ổ mủ hay nhiễm trùng phát sinh từ giải phẫu sẽ cần phải can thiệp phẫu thuật. Đây cũng là một trong những biến chứng không mong muốn với những ai mắc bệnh liên quan đến vấn đề nhiễm trùng.
Các phương pháp điều trị khác
Ngoài việc điều trị nội khoa và ngoại khoa, một số phương pháp mới cũng được đề cử trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiểu như sử dụng probiotic hay vitamin D. Theo thống kê cho thấy, ở hầu hết các ca bệnh nhiễm trùng đường tiểu thường cần được bổ sung vitamin D.
Với hầu hết trẻ khi nhiễm trùng lần đầu, phương pháp dự phòng kháng sinh được khuyến cáo sử dụng trước khi có được hình chụp bàng quang. Thời gian áp dụng điều trị dự phòng kháng sinh còn tùy thuộc vào chỉ định và tình trạng sức khỏe để chọn thời điểm ngưng điều trị phù hợp.
Quan hệ tình dục và những điều cần biết khi mắc bệnh
Với những bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm, việc quan hệ tình dục sẽ khó có thể xoa dịu đi cảm giác khó chịu mà thay vào đó, việc bị kích thích trong quá trình quan hệ còn có thể gây ra những hậu quả khó lường về sau.
Bởi khi đang trong quá trình viêm nhiễm, khả năng lây nhiễm chéo trong quá trình quan hệ sẽ cao hơn bình thường gấp nhiều lần do sức đề kháng của cơ thể đang trong tình trạng suy giảm.
Bên cạnh đó, do cảm giác đau mỏi, buốt rát do bị viêm nhiễm, việc duy trì quan hệ chỉ khiến căn bệnh thêm trở nặng đặc biệt khi không sử dụng các biện pháp an toàn và thậm chí làm suy giảm ham muốn và khoái cảm của người bệnh.
Vì vậy, theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không quan hệ dưới mọi hình thức để đảm bảo an toàn sức khỏe tình dục cho cả bệnh nhân và đối phương. Trong quá trình điều trị, điều tiên quyết nhất là tránh gây tổn thương và có một lối sinh hoạt lành mạnh để tránh viêm nhiễm thêm nặng hơn.
Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Từ những sinh hoạt cơ bản hằng ngày, mỗi người đều có thể tự mình ngăn ngừa căn bệnh này bằng những thói quen hết sức đơn giản. Đặc biệt, đối với những người đã hoặc đang mắc bệnh, việc tuân thủ theo những biện pháp được đề ra là hết sức quan trọng để duy trì một thể trạng tốt và tránh tái nhiễm.
Điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất là việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày là điều tối thiểu để cơ thể có thể đào thải những độc tố và duy trì tình trạng cân bằng. Đối với các chất kích thích như rượu bia hay cà phê cần được hạn chế để tránh kích thích bàng quang quá nhiều.
Hơn cả, sau khi tiểu tiện, việc cần giữ cho khu vực sinh dục khô ráo và sạch sẽ mỗi ngày là điều tất yếu. Bằng cách vệ sinh và lau khô sau khi đi tiểu hoặc đi nặng, dùng đồ lót phù hợp và thường xuyên làm sạch, đổi mới để tránh ẩm mốc.
Lưu ý tuyệt đối không được làm dụng các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh phụ khoa quá nhiều bởi có thể làm mất cân bằng tự nhiên của khu vực sinh dục và có thể dẫn đến việc bị khô, viêm.
Bên cạnh đó, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng như các thực phẩm tươi, nhiều chất xơ, chứa vitamin C như các loại rau xanh và trái cây sẽ giúp cơ thể có thêm đề kháng.
Kết luận
Nhiễm trùng đường tiểu nên được biết đến và phòng tránh kĩ càng ngay từ sớm để tránh những biến chứng không mong muốn về sau. Do đó, ngay khi bắt gặp có biểu hiện của bệnh, hay đến ngay cơ sở khám bệnh để nhận được tư vấn và điều trị trong thời gian sớm nhất.