Nếu bản thân có các biểu hiện bất thường về tâm lý, bạn có thể thực hiện bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Thông qua bài test này phần nào có thể đánh giá được nguy cơ mắc hội chứng OCD. Nếu không may gặp phải, bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị. Cùng làm rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một dạng rối loạn tâm lý mà bệnh nhân xuất hiện các ý nghĩ một cách không chủ đích và có tính chất lặp đi lặp lại, từ đó tạo ra sự ám ảnh và thôi thúc người đó thực hiện hành vi cưỡng chế. Trong trường hợp không thực hiện được hành vi đó, bệnh nhân sẽ đối mặt với cảm giác lo lắng, căng thẳng, bứt rứt và khó chịu. Những cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm khi người bệnh thực hiện hành vi cưỡng chế chi phối bởi ý nghĩa ám ảnh.
Người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có biểu hiện thường thấy nhất là bị ám ảnh bởi sự ngăn nắp, gọn gàng và sạch. Bạn sẽ trông thấy họ thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay nhiều lần vì sự nhiễm bệnh hay dọn dẹp nhà cửa quá mức thường xuyên. Ngoài ra, một số đối tượng khác còn có các hành vi không thể khống chế được như: tự bứt tóc, cắn móng tay, bóc da tay,…
Về bản chất, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bệnh tâm lý cần được điều trị từ sớm, không giống với tính cách cầu toàn, chu toàn hay sạch sẽ. Tuy nhiên, hiện không ít người vẫn đang nhầm lẫn về vấn đề này. Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nếu không sớm có biện pháp khắc phục không chỉ gây ra nhiều phiền toái, làm lãng phí thời gian mà còn kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, lạm dụng chất kích thích,…
Trước hết, để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh tình thì bệnh nhân có thể thực hiện bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế, sau đó tiến hành điều trị với phương pháp phù hợp.
Tham khảo thêm:
- Bệnh lao phổi – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị
- Dấu hiệu HIV là gì? Phổ cập kiến thức về căn bệnh HIV
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bộ bài bao gồm phần trắc nghiệm và kiểm tra hình ảnh giúp người thực hiện đánh giá sơ lược về tình trạng sức khỏe tâm thần cũng như nguy cơ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Từ đó có sự chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị từ sớm.
Tuy nhiên, các bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế không được xem như một hình thức chẩn đoán. Bạn chỉ nên xem đây là bước đầu trong việc sàng lọc khả năng mắc chứng rối loạn này. Vì vậy, bạn chỉ nên thực hiện bài test với mục đích tham khảo. Nếu bạn đang e ngại về sức khỏe tinh thần thì nên gặp chuyên gia để có được lời khuyên phù hợp nhất.
Như vừa được đề cập, bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm phần kiểm tra hình ảnh và phần trắc nghiệm. Mỗi bộ kiểm tra đều có những mục đích khác nhau nhưng mục đích chung vẫn là phân tích nguy cơ mắc bệnh của người thực hiện bài test.
Bộ hình ảnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế test
Những đối tượng mắc chứng ám ảnh cưỡng chế thường bị ám ảnh quá mức bởi trật tự và ngăn nắp. Vì thế, những hình ảnh không cân đối sẽ khiến cho họ có những sự khó chịu nhất định, họ thường có phản ứng chung là bứt rứt và khó chịu.
Cũng chính vì điều đó là chuyên gia Mental Feed đã nghiên cứu ra bài test với 10 hình ảnh, có thể đánh giá được nguy cơ mắc chứng OCD.
Sau khi quan sát hình ảnh trên, người thực hiện có thể cho biết mức độ khó chịu của bản thân theo các mức độ sau:
- A – Không có cảm thấy khó chịu
- B – Có cảm giác khó chịu nhưng không đáng kể
- C – Hơi khó chịu nhưng không quá bận tâm
- D – Cực kỳ khó chịu
Ứng với mỗi đáp án là cấp độ nguy cơ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chi tiết hơn:
- Đáp án A: Chỉ có khoảng 10% khả năng mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Đáp án B: Tỷ lệ nguy cơ bạn mắc phải hội chứng này là 30%
- Đáp án C: Khả năng có nguy cơ mắc bệnh đạt lên đến 70%
- Đáp án D: Những ai lựa chọn đáp án này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 90%
Nhìn chung, phần kiểm tra và đánh giá mức độ OCD thông qua hình ảnh không hoàn toàn phản ánh được việc bạn bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế khó chịu. Vì trên thực tế, người có lối sống ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ sẽ cảm thấy rất khó chịu khi nhìn vào những hình ảnh trên. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng OCD thì đi kèm với cảm giác khó chịu, bứt rứt, lo lắng và căng thẳng dai dẳng.
Bộ trắc nghiệm rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Bên cạnh việc kiểm tra OCD bằng hình ảnh, bạn có thể thực hiện bộ câu hỏi trắc nghiệm sau để phát hiện nguy cơ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế:
Câu hỏi: | Đáp án: |
1. Quá suy nghĩ, liên tưởng về việc giữ các đồ vật (dụng cụ cá nhân, quần áo, đồ dùng học tập,…) gọn gành, theo thứ tự hay được sắp xếp chính xác theo màu sắc hay kích thước? | Có Không |
2. Bị quấy nhiễu, khó chịu vì những suy nghĩ hay hình ảnh khó chịu liên tục xuất hiện trong tâm trí bạn như ô nhiễm môi trường, hóa chất, phóng xạ, bệnh hiểm nghèo, ung thư,…? | Có Không |
3. Thường xuyên suy nghĩ về các hình ảnh cái chết hay những sự kiện khủng khiếp như tai nạn, cháy nổ, ướp giật,…? | Có Không |
4. Bạn đang cảm thấy, lo lắng hay bất an về những tình huống hay sự kiện khủng hiếp xảy ra như lũ lụt, thiên tai, cháy nổ, trộm cắp,…? | Có Không |
5. Cá nhân không thể chấp nhận hoặc có suy nghĩ cứng nhắc về quan điểm của tình dục hoặc tôn giáo? | Có Không |
6. Ảnh hưởng đến người xung quanh vì bạn không đủ thận trọng? | Có Không |
7. Làm thất lạc hoặc đánh mất thứ gì đó có giá trị với bản thân? | Có Không |
8. Cần “thú nhận” hay liên tục tự động viên, trấn an bản thân rằng bạn đã nói hoặc thực hiện một điều gì đó đúng? | Có Không |
9. Có xu hướng tránh các dấu hiệu xui rủi có liên quan đến tình huống đáng sợ hay những suy nghĩ gây khó chịu như màu đỏ, con số 13, đồ vật có tên bắt đầu bằng chữ D,..? | Có Không |
10. Đếm, sắp xếp các hành vi khi đi ngủ tối, chẳng hạn như chắc hắn đống tất có cùng chung chiều cao? | Có Không |
11. Bạn có hay thu nhập các đồ vật không dùng đến hay kiểm tra trước khi vứt nó đi? | Có Không |
12. Liên tục lặp lại các hành động bình thường như đứng lên ngồi xuống, châm lại điếu thuốc, ra vào ngưỡng cửa,… cho đến khi cảm thấy hài lòng? | Có Không |
13. Có nhu cầu chạm vào con người hay đồ vật? | Có Không |
14. Thường xuyên kiểm tra các biểu hiện của cơ thể để tìm dấu hiệu về bệnh tật? | Có Không |
15. Thường xuyên kiểm tra công tắc đèn, vòi nước, bếp gas, cửa sổ, khóa cửa, phanh khẩn cấp xem mọi thứ đã được khóa cẩn thận hay chưa? | Có Không |
Nếu hơn 50% câu trả lời là CÓ thì bạn cần xem xét đến việc tìm gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để thăm khám và chẩn đoán bệnh vì khả năng bạn mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là khá cao. Ngược lại, nếu câu trả lời hầu hết là KHÔNG thì bạn có thể an tâm với tình trạng sức khỏe hiện tại.
Khi nào cần test rối loạn ám ảnh cưỡng chế?
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, chuyên gia cũng chỉ ra các yếu tố có khả năng liên quan đến chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, và chính những đối tượng này cần thực hiện bài test để kiểm tra:
- Tiền sử gia đình có người thân mắc phải hội chứng bệnh này
- Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh có nguy cơ cao bị OCD
- Người thường xuyên gặp căng thẳng, stress kéo dài, nhất là người có tính nhạy cảm
- Người thực hiện một hành vi nào đó liên tục trong thời gian dài dần trở thành thói quen khó từ bỏ
- Sự biến đối của cơ thể hoặc não bộ hay sự thiếu hụt serotonin bên trong não
- Trẻ nhỏ bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta hoặc liên cầu nhóm A có khả năng mắc phải cao hơn người bình thường
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế chỉ có tính chất minh họa, hoàn toàn không có khả năng chẩn đoán chuyên sâu từ bác sĩ nên bạn không nên quá mong chờ tính hiệu quả của phương pháp này. Nếu nhận thấy bản thân có các biểu hiện bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý tại các phòng khám uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm:
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không?
- Đặc điểm của hội chứng ám ảnh cưỡng chế là gì? Cách điều trị ra sao?
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có chữa được không?
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Chúng tôi khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.