Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh da liễu không hiếm để chúng ta có thể gặp được nó. Căn bệnh này gây nhiều ảnh hưởng xấu lên cuộc sống của bạn và nó còn gây mất tự tin trong giao tiếp. Vậy liệu căn bệnh đáng ghét này có nguy hiểm lắm không, có lây lan không rồi có cách nào mà chữa trị được dứt điểm nó cùng mình đi sâu tìm hiểu ngay nhé.
Bệnh tổ đỉa có tình trạng cụ thể như thế nào?
Bệnh tổ đỉa là một căn bệnh thuộc viêm da cơ địa đặc biệt. Đây là căn bệnh lý được biểu hiện tương đối rõ rệt với việc xuất hiện hàng loạt những nốt mụn nước được hình thành chủ yếu cả ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Các nốt mụn này nhiều lúc sẽ có chứa dịch lỏng ở bên trong, vì thế phía bề mặt bên ngoài có thể bị phồng rộp và vỡ nếu như chịu một lực mạnh tác động vào nó.
Thời gian đầu, bệnh này chỉ xuất hiện rải rác ở một số khu vực nhỏ như là bàn tay và bàn chân. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nó nhanh chóng lan rộng ra khu vực xung quanh.
Tùy thuộc vào mức tốc độ phát triển của bệnh tổ đỉa, mà các nốt mụn ban đầu có thể chỉ là những chấm nhỏ, nhưng dần dần nó có thể phát triển thành những nốt mụn to hơn, không những thế còn gây đau và ngứa. Khi đến giai đoạn đó, thì tình trạng ngứa sẽ khiến người bệnh gãi và khó chịu, điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng.
Triệu chứng của những người mắc phải bệnh tổ đỉa
Các triệu chứng thường thấy của bệnh tổ đỉa nhiều lúc bị mọi người nhầm tưởng với các bệnh lý ngoài da thông thường khác. Và dưới đây là một triệu chứng cụ thể mà các bạn cần phải xem xét nếu mình mắc phải:
Xuất hiện mụn nước
Tại thời điểm đầu tiên, này thì trên bề mặt da của chúng ta sẽ bắt đầu hình thành các nốt mụn nước li ti với kích thước dưới 2mm, chúng phân bố dàn trải chủ yếu ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
Gây ngứa rát
Trong nhiều trường hợp mà người bệnh tổ đỉa từng mắc phải thì phần da mà bị tổn thương xuất hiện mụn nước sẽ gây ra cảm giác đau rát cho bệnh nhân.
Nhiễm trùng
Việc thực hiện các động tác như cào gãi lên da để giảm bớt cơn ngứa ngáy do bệnh gây ra sẽ khiến các mụn nước vỡ ra, làm tạo nên các vết thương hở gây đau đớn, khô nứt da.
Hình thành vảy da chết
Ở các bề mặt mà da bị tổn thương, mụn nước sau khi vỡ ra sẽ gây chảy dịch và làm xẹp vùng viêm. Điều đó sẽ làm da trở nên khô lại, dễ hình thành vảy bong tróc.
Biến dạng móng tay, móng chân
Nhiều tình trạng của bệnh nhân mắc phải căn bệnh chuyển biến nặng. Nếu như Hạch bạch huyết càng sưng to thì tình trạng biến dạng móng sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Phân loại bệnh tổ đỉa
Ngày nay y học càng phát triển thì dựa trên nhiều phân tích báo cáo cụ thể. Các vị y bác sĩ đã căn cứ vào mức độ tổn thương do căn bệnh tổ đỉa này gây ra để chia bệnh thành 4 thể khác nhau:
Thể giản đơn: Đây có thể nói là thể bệnh thường dễ gặp phải nhất, chúng gây ra các tổn thương trên da ở mức độ vừa và nhẹ.
- Thể nhiễm khuẩn: Với thể này thì các triệu chứng mà nói gần như là tương tự với thể giản đơn, điều đáng lưu ý hơn là lúc này vi khuẩn đã bắt đầu xâm nhập tiếp cận vào vùng da gây nhiễm khuẩn và xuất hiện mụn mủ.
- Thể bọng nước: Nếu như trên da có sự xuất hiện của các bọng nước to nhỏ điều đó bạn đã không chăm sóc da đúng cách khiến nó bị tổn thương hoặc do bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
- Thể khô: Đây có thể nó là một thể bệnh khá đặc biệt, trên cái bề mặt vùng da chịu tổn thương sẽ không hề có sự góp mặt của các mụn nước mà là có dấu hiệu đỏ rát, tróc vảy.
Bệnh tổ đỉa có lây không? Nguyên nhân xuất hiện
Xin được nhấn mạnh là tổ đỉa là một bệnh lý không hề có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác, nhưng nó lại sở hữu khả năng lan rộng sang các vùng da lành khác trên cơ thể của chúng ta.
Theo nhiều số liệu thống kê, thì các triệu chứng của căn bệnh tổ đỉa trên da nó có thể tự dưng biến mất chỉ sau 3 – 4 tuần trong trường hợp là bệnh nhân có các biện pháp chăm sóc và can thiệp kịp thời.
Tính cho đến thời điểm hiện tại thì y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây ra tổ đỉa là gì, tuy nhiên căn bệnh này có thể bùng phát, xuất hiện do một số yếu tố sau đây:
- Di truyền: Những người sống với cha và mẹ mà bị nhiễm bệnh thì xác suất mắc bệnh là khá cao. Theo thống kê của y học, số trường hợp mắc bệnh do di truyền chuyến đến 50% trong số ca bệnh.
- Dị ứng: Nếu như bạn thuộc loại da nhạy cảm dễ bị dị ứng với các chất hóa học trong các sản phẩm vệ sinh hàng ngày cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa thường gặp.
- Nhiễm khuẩn: Môi trường sinh sống của bạn cũng như nguồn nước xung quanh bị ô nhiễm, tính chất công việc nhiều lúc phải tiếp xúc với nước và đất nhiễm bẩn gây ảnh hưởng làm tổn thương da
- Sức đề kháng suy yếu: Nhiều người mắc bệnh lý mãn tính khiến cho hệ miễn dịch có dấu hiệu bị suy giảm đáng kể sẽ không đủ sức để chống chọi với bệnh tật.
Vậy bệnh tổ đỉa có thực sự nguy hiểm không?
Ảnh hưởng tiêu cực của chàm tổ đỉa đối với sức khỏe của chúng ta là việc không cần phải bàn cãi và nói quá nhiều nữa. Nhiều người đã chủ quan khi không chăm sóc da cẩn thận và xem thường nó chỉ khi những đốm mụn nhọt xuất hiện nhiều hơn và trở nên đau rát mới nhận ra tầm nghiêm trọng của vấn đề là gì?
Vì thế ngay từ đầu khi có những dấu hiệu đáng ngại về làn da của bản thân thì chúng ta nên đến ngay trung tâm da liễu hoặc bệnh viện gần nhất để khám vì căn bệnh này càng để lâu sẽ càng nguy hiểm.
Bệnh tổ đỉa có thể được điều trị bằng cách nào?
Hiện nay ở trên thị trường thì có nhiều phương pháp để điều trị bệnh chàm tổ đỉa này và bên dưới đây mình xin được chia sẻ một trong những cách phổ biến nhất mà các bạn có thể tham khảo.
Phương pháp chữa bệnh tại gia
Phương pháp chữa bệnh tổ đỉa này chỉ được áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình và phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ:
- Cho vùng da bị tổn thương vào dung dịch thuốc tím pha loãng ở dạng lỏng theo một tỉ lệ cho trước
- Chấm BSI 1 – 3% vào vùng da bị tổn thương của mụn tổ đỉa.
Bên cạnh đó bạn còn phải dùng thêm thuốc chống nhiễm khuẩn bôi vào phần mụn mủ bị vỡ ra có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Còn đối với những nốt mụn bọng nước to thì yêu cầu phải chích cho vỡ bóng.
Điều đó đòi hỏi bên phía nhân viên ý tế hỗ trợ mình chứ chúng ta không nên tự thực hiện nó ở nhà để đảm bảo an toàn cho bản thân. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng tia tử ngoại chiếu vào chỗ vùng da bị tổn thương để diệt khuẩn.
Dùng thuốc để đặc trị bệnh tổ đỉa
Còn đối với những trường hợp mà ở bệnh nhân xuất hiện tình trạng chảy mủ nhiều thì bắt buộc phải uống thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ. Thông thường thì sẽ bôi thuốc nhiễm khuẩn trực tiếp lên da cộng thêm với cả kháng sinh để làm vết thương nhanh khô hơn.
Bệnh tổ đỉa có hy vọng chữa trị thành công không?
Có một số người chưa tìm hiểu kỹ về bệnh tổ đỉa này thì khẳng định là bệnh không có hy vọng được chữa dứt điểm được. Nhưng trong thực tế thì việc chữa khỏi thành công còn phụ thuộc rất nhiều vào thời gian biết được bệnh là sớm hay muộn và cả phương pháp điều trị bệnh có đúng cách chưa.
Những biện pháp dùng để ngăn ngừa căn bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một trong những bệnh lý da liễu có khả năng dễ tái phát lại nhất. Và một khi nó tái phát lại thì thực sự gây ảnh hưởng và tác động rất nhiều lên cuộc sống của mỗi chúng ta. Vậy hãy cùng tìm hiểu những biện pháp giúp ngăn ngừa và tạm biệt căn bệnh tổ đỉa đáng ghét này nhé:
Luôn giữ một khoảng cách đủ xa với các nguồn cơn gây bệnh
Theo như nhiều dữ liệu truyền về thì thời điểm căn bệnh này tăng trưởng mạnh mẽ vào mùa xuân và hạ, đó cũng là lúc bạn phải giữ cho mình một tâm thế vững vàng tránh xa các hóa chất độc hại để bảo vệ bản thân an toàn.
Trường hợp khi phải sống trong môi trường có chất độc hại
Nếu như trong một tình huống bắt buộc bạn không thể nào thoát khỏi môi trường ô nhiễm đó thì phải có mình những dụng cụ bảo hộ như bao tay để không trực tiếp tác động lên vi khuẩn xâm hại vào vùng da của chúng ta.
Ngoài ra để cho chắc ăn thì bạn có thể kê thêm thuốc điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn cao và tuyệt đối không được quá lạm dụng vào thuốc tránh tình trạng bị nhờn thuốc.
Ăn uống đủ chất để bổ sung thêm kháng khuẩn tốt cho cơ thể
Và một phần không thể thiếu để có một làn da khỏe mạnh không bị mụn mọc là phải có cho mình một chế độ ăn hợp lí và đủ chất. Bổ sung thêm vào chế độ ăn hàng ngày nhiều thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng chống lại các vi khuẩn xâm nhập.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bớt sử dụng các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường và đồ cay nóng bởi những thứ đó nó làm cản trở quá trình điều trị bệnh, gây nên tình trạng én nghẹn không cần thiết, cơ thể khó lòng hấp thụ được.
Như chúng ta đã biết thì cơ thể của chúng ta nước chiếm hơn 70%. Vì thế việc luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Không phải cứ khi nào khát thì mới uống mà mỗi ngày ta nên đặt ra một quy định về việc uống đủ nước.
Kết luận
Bệnh tổ đỉa là một căn bệnh phức tạp cần được nhiều người biết tới và có kiến thức tổng quan hơn về nó. Bởi chỉ cần chúng ta lơ là, chủ quan một chút thôi cũng đủ để lại hậu quả đáng tiếc lên làn da của bản thân mỗi người.