HomeDược liệuBệnh phong - Mối nguy hại đến từ bệnh liệu bạn đã...

Bệnh phong – Mối nguy hại đến từ bệnh liệu bạn đã phải biết?

- Advertisement -spot_img

Có thể nói, bệnh phong là nỗi ám ảnh của xã hội suốt những thập kỷ qua. Nếu không may nhiễm bệnh, da và hệ thống dây thần kinh của người bệnh sẽ chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí, họ phải chấp nhận sống tàn phế suốt cả cuộc đời. Đó là lý do vì sao mà bệnh phong là một trong những căn bệnh đáng sợ, bệnh nhân thường chịu sự xa lánh.

Khái quát cơ bản về bệnh phong

Bệnh phong là tình trạng vi khuẩn Mycobacterium leprae tấn công vào cơ thể sau đó xâm nhập và gây nên những vết thương rất nghiêm trọng, nguy hiểm. Nó gây ảnh hưởng lớn tới dây thần kinh của các chi đặc biệt là tại đường hô hấp. 

Với họ, đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của mình.  Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại bệnh kể trên. Hiện tại vẫn có rất nhiều người đang chịu khổ bởi căn bệnh này khi bị xã hội xa lánh phải sống riêng tại một khu vực nhất định. 

Nhìn chung, những ai mắc bệnh trên phải đối mặt với khá nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng, ví dụ như: da bị lở loét, thần kinh tổn thương hoặc nghiêm trọng hơn đó là tàn phế, bại liệt.

Khi tìm hiểu, có lẽ mọi người sẽ biết rằng bệnh phong còn được biết đến với tên gọi quen thuộc khác đó là bệnh phong cùi. Mặc dù đây là một chứng bệnh có thể lây nhiễm, tuy nhiên chúng không sở hữu tốc độ lây lan nhanh chóng. Vì thế, chúng ta không nên tỏ thái độ kỳ thị hay tránh xa đối với người mắc bệnh.

Vi khuẩn Mycobacterium leprae một trong những nguyên nhân gây ra bệnh 
Vi khuẩn Mycobacterium leprae một trong những nguyên nhân gây ra bệnh

Bệnh phong tồn tại những loại nào?

Bệnh phong tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng theo hội nghị chống phong quốc tế được tổ chức vào năm 1953 ở Madrid, chúng được chia thành 4 thể: thể chủ, thể vô định, thể trung gian và thể u. Căn cứ để phân chia bệnh đó là tình trạng các vết loét hình thành trên da.

Với mỗi thể, mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh tương đối khác nhau. Người bệnh cần xác định chính xác tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Thể vô định của bệnh 

Trong đó, thể vô định có mức độ bệnh nhẹ nhất trong tất cả, các triệu chứng của người bệnh phong là một số mảng da chuyển màu nhợt nhạt hơn so với người bình thường. Dưới những vùng da này, hệ thống dây thần kinh sẽ bị thương tổn ít nhiều. Do đó, người bệnh hay có cảm giác bị tê liệt ở khu vực này. 

Thể u có tỷ lệ xuất hiện lớn 

Hiện nay, số lượng bệnh nhân mắc bệnh phong thể u đang ngày càng tăng nhanh và tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng lớn hơn rất nhiều nếu so với người mắc bệnh ở thể cũ. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ thấy sự xuất hiện của u da và hệ cơ dần trở nên yếu hơn, thường xuyên bị tê bì, nhức,… Đặc biệt, các chuyên gia, bác sĩ cũng khuyến cáo rằng người nhiễm bệnh thể u có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn hẳn so với các loại khác.

Bên cạnh đó, một số trường hợp người mắc bệnh thể trung gian, hiểu đơn giản sẽ thấy các triệu chứng của cả thể u và thể củ. Để xác định chính xác tình trạng của mình, người bệnh nên đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Thể vô định là mức độ nhẹ nhất của bệnh phong
Thể vô định là mức độ nhẹ nhất của bệnh phong

Nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh phong

Như đã nói ở trên, bệnh phong tồn tại do một loại vi trùng gây ra, có tên là Mycobacterium Leprae. Vậy nó gây bệnh cho con người bằng cách nào? Bệnh lây lan qua da hoặc hô hấp khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. 

Bên cạnh đó, trong một thời gian dài với những chất xuất tiết gồm nước mũi, nước miếng bên trong chứa nhiều vi khuẩn gây nên bệnh. Tuy nhiên, đã từng có khá nhiều vị chuyên gia nghiên cứu, thầy thuốc chăm sóc không hề bị nhiễm bệnh phong mặc dù tiếp xúc thường xuyên với người bệnh. 

Bệnh lây lan chủ yếu qua tiếp xúc qua da và viêm mạc có tổn thương bị trầy xước, bệnh này lây trực tiếp qua da và niêm mạc từ người đã mắc bệnh, nhất là trong giai đoạn đang phát triển bệnh. Vi khuẩn phong gia tăng rất chậm trong cơ thể. Nếu một vài loại vi khuẩn khác có thể sinh sôi, phát triển trong thời gian ngắn. 

Chỉ với vài phút thì vi khuẩn Hansen này chỉ sinh sản duy nhất một lần trong vòng hai tuần lễ. Do đó bệnh phong thường có những biểu hiện rất chậm. Thời gian ủ bệnh có khi kéo dài lên tới vài năm, có khi tới cả mươi năm. Tới lúc bệnh biểu hiện ra bên ngoài thì cơ thể người bệnh đã có đầy rẫy những vi khuẩn.

Thời gian ủ bệnh của bệnh phong kéo dài bao lâu?

Hiện nay bệnh này đang được xếp vào danh sách những căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng nguyên nhân vì da và hệ thống dây thần kinh ngoại vi của người nhiễm bệnh bị tổn thương nặng nề. Một số trường hợp không may bị vi khuẩn tấn công và gây tổn thương ở vùng mắt.

Đặc biệt, khá nhiều người bệnh không phát hiện kịp thời và điều trị bệnh bởi vì quãng thời gian ủ bệnh kéo dài. Chúng kéo dài khoảng 3 – 5 năm sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, các triệu chứng mới bắt đầu trở nên rõ ràng. 

Thậm chí, nhiều bệnh nhân không hề có bất cứ biểu hiện nào trong khoảng 10 – 20 năm. Chỉ tới khi biến chứng rõ ràng của bệnh phong xuất hiện họ mới phát hiện ra. Lúc này, việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và thậm chí sức khỏe của bệnh nhân bị đe dọa nghiêm trọng.

Những triệu chứng lâm sàng của bệnh phong

Bệnh phong hay còn gọi với cái tên là bệnh Hansen, là căn bệnh khó lây lan, nó có thời gian ủ bệnh tương đối dài, do vi trùng Mycobacterium Leprae gây ra. Và bệnh này hay xuất hiện ở những người đã lớn tuổi khi sức chống lại vi khuẩn của cơ thể yếu dần. 

Bệnh phong sẽ có khá nhiều các triệu chứng lâm sàng khác nhau và nó được phân chia thành 2 dạng cụ thể là Lepromatous – phong u và Tuberculoid từ hai dạng nói trên bệnh còn được chia ra nhiều biến thể khác nhau

Triệu chứng ngoài da của bệnh 

Biểu hiện bệnh phong trên da thường xuất hiện những vết đỏ hồng hay gặp, đôi khi vết dát trắng bạc màu hoặc nhiều hơn hơn nữa là dát sẫm màu, điều kiện là tồn tại lâu và giảm, mất cảm giác.

  • Cảm thấy rát đỏ, giới hạn rõ hoặc không rõ, không gồ cao trên mặt da.
  • Xuất hiện mảng củ : đám mảng đỏ, bờ có củ nhỏ giới hạn rõ ,có bờ gồ cao hoặc củ to lấm tấm bằng đầu tăm, hạt đỗ, hạt ngô sau để lại sẹo. 
  • Mảng cộp ( u phong), ấn vào cộp lên, hay ăn vào lông mày, đám đỏ sẫm gồ cao trên mặt da, bóng, giới hạn không rõ, trán, gọi là bộ mặt sư tử ,gặp trong thể phong u(LL).

Triệu chứng về thần kinh như thế nào? 

  • Giảm hay mất cảm giác đau và nóng lạnh ở trên đám tổn thương, gây rát đỏ, mảng củ hay mảng cộp, u phong hoặc phát hiện bằng châm kim thử cảm giác và áp ống nước lạnh, nước nóng, mất cảm giác đau ở hai cẳng bàn tay, cẳng bàn chân.
  • Cảm giác thấy sâu nhận biết tỳ đè, áp lực thường còn.
  • Triệu chứng bệnh phong viêm, sưng một số dây thần kinh như cổ nông, hông khoeo, dây thần kinh trụ, ngoài, dây thần kinh sưng nhẹ hoặc sưng to lổn  nhổn như chuỗi hạt.

Triệu chứng cơ động 

  • Teo cơ đầu chi, có thể cả cơ cẳng chân, cẳng tay, teo cơ giun, cơ liên cốt bàn tay, bàn chân.
  • Liệt thần kinh hông khoeo ngoài và dây vuốt trụ dẫn đến đi lết, đi cất cần thậm chí không thể đi lại được. 

Triệu chứng bệnh phong rối loạn dinh dưỡng

  • Hỏng móng , da seo bủng, thối móng tay, chân rất nghiêm trọng 
  • Loét ổ gà thường ở bàn chân, bàn tay nơi tỳ nén do rối loạn thần kinh dinh dưỡng phần sang chấn không hề thấy đau nhưng vết loét mãi không lành. 
  • Cụt, rụt ngón tay, ngón chân hay rụng phần lông mày.
Những triệu chứng nhiễm bệnh rõ ràng của bệnh phong
Những triệu chứng nhiễm bệnh rõ ràng của bệnh phong

Các biến chứng nguy hiểm người bệnh phong gặp phải

Có lẽ rất nhiều bệnh nhân quan tâm không biết họ có phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm ra sao? Đa số người mắc bệnh phong đều gặp phải tình trạng rụng tóc, lông mi, đồng thời hệ cơ có dấu hiệu yếu đi, teo, thường xuyên bị tê nhức.

Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn gặp phải tình trạng dây thần kinh ở các chi bị tổn thương nghiêm trọng hoặc tổn thương vĩnh viễn. Điều này khiến mọi vận động của người bệnh gặp khó khăn, có một số người không thể đi lại và cần người chăm sóc. 

Bên cạnh đó, một vài biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải đó là: mắt hoặc niêm mạc mũi bị ảnh hưởng, cơ thể bị biến dạng. Hậu quả nghiêm trọng hơn đó là người bệnh không may bị mù, hoặc tổn thương vách ngăn mũi,…

Đó là lý do vì sao người bệnh không nên chủ quan trước căn bệnh phong và thời điểm phát hiện tình trạng này cần tích cực điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Mặc dù khó có thể khỏi hẳn nhưng tình trạng sẽ giảm bớt vẫn có thể vận động bình thường. 

Nếu điều trị đúng cách người bệnh phải đối mặt với những biến chứng
Nếu điều trị đúng cách người bệnh phải đối mặt với những biến chứng

Cách chăm sóc, điều trị khi mắc bệnh phong

Khi mắc bệnh phong, sức khỏe của bệnh nhân suy giảm khá nhiều, vì thế việc quan tâm chăm sóc sức khỏe là vô cùng cần thiết. Người mắc bệnh nên cố gắng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để có sức chống chọi với bệnh tật. Ngoài ra, việc xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học cũng góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị.

Người bệnh thường cảm thấy xấu hổ, tự ti, buồn tủi vì bị mọi người xa lánh, kỳ thị. Điều này ảnh hưởng tới tâm lý cũng như kết quả điều trị của người bệnh. Tốt nhất, chúng ta không nên có thái độ xa lánh đối với người mắc bệnh, để vơi bớt nỗi buồn, tủi thân.

Mọi người không nên tỏ thái độ kỳ thị với người mắc bệnh
Mọi người không nên tỏ thái độ kỳ thị với người mắc bệnh

Tổng kết

Như vậy bệnh phong không có nguy cơ lây nhiễm cao song mỗi người vẫn nên cẩn thận, có ý thức bảo vệ mình và những người xung quanh. Đối với người mắc bệnh, bạn không nên tỏ thái độ kỳ thị, lo lắng mà hãy trang bị kiến thức để ngăn ngừa nguy cơ tấn công của chúng. Hy vọng rằng, căn bệnh này không còn đáng sợ trong suy nghĩ của mỗi người.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img