HomeBệnh truyền nhiễmBệnh sốt phát ban - Tìm hiểu các vấn đề xoay quanh 

Bệnh sốt phát ban – Tìm hiểu các vấn đề xoay quanh 

- Advertisement -spot_img

Sốt phát ban là một bệnh phổ biến ở trẻ em hiện nay, tuy không gây ra nhiều biến chứng hay hậu quả nguy hiểm nhưng bố mẹ cũng cần phải biết cách xử lý căn bệnh này ở nhà thật đúng cách, không gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra ở người lớn cũng có nhiều trường hợp gặp tình trạng bệnh này, gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống. Vì vậy dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giải đáp tất cả các vấn đề xoay quanh bệnh sốt phát ban. 

Bạn hiểu thế nào là sốt phát ban?

Sốt phát ban là tình trạng sốt nóng, trên bề mặt da nổi nhiều đốm nhỏ hoặc sần trên bề mặt da. Người bệnh nên được nghỉ ngơi, uống thuốc đầy đủ thì sẽ nhanh khỏi và không để lại bất kỳ biến chứng gì. Bệnh lý này ở người lớn nếu kéo dài lâu cũng có thể do các dạng vi khuẩn khác gây ra bệnh sởi, rubella,…

Bệnh này là do virus gây ra tình trạng nhiễm trùng cấp tính, ở điều kiện lý tưởng trẻ em thường là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh, tuy nhiên virus cũng rất dễ tấn công và gây bệnh ở người lớn. Virus gây ra bệnh lý này có tên gọi là Human Herpes 6 và 7, chuyên tấn công và xâm nhập vào cơ thể những người có hệ miễn dịch yếu. 

Sốt phát ban có triệu chứng thân nhiệt cao và nổi nhiều ban đỏ 
Sốt phát ban có triệu chứng thân nhiệt cao và nổi nhiều ban đỏ

Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ em

Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh lý này thường xuất hiện từ 1-2 tuần sau khi mắc bệnh. Dưới đây là một số các dấu hiệu bệnh lý này ở trẻ, bố mẹ cần theo dõi các dấu hiệu để có thể chăm sóc và điều trị cho bé tốt nhất. 

Sốt cao và phát ban

Sốt cao trên 39, 40 độ, đây là triệu chứng gặp ngay sau khi nhiễm bệnh. Đi kèm với sốt cao sẽ các triệu chứng viêm họng, sổ mũi, ho, kéo dài liên tục từ 3-5 ngày, bố mẹ có thể quan sát thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở cổ của bé. 

Xuất hiện các nốt ban khi bị sốt phát ban

Xuất hiện các nốt ban, nổi theo cơn sốt, trên da bé sẽ có các đốm đỏ, nhỏ hoặc sưng lên, phát ban ở trẻ thường bắt đầu từ vùng ngực, lan sang bụng, cổ tay và cánh tay. Có thể sẽ lan xuống chân hoặc lên mặt trẻ, tùy theo từng tình trạng cụ thể. 

Bố mẹ cần lưu ý dấu hiệu phân biệt sốt phát ban đỏ và sốt ban đào, bởi vì virus sởi thường gây ra sốt ban đỏ, ở bệnh sởi, trẻ cũng sẽ bị sốt và phát ban khi hạ sốt. Đối với phát ban do virus sởi gây ra thì ban đầu ban sẽ xuất hiện ở tai, sau đó lan ra mặt, rồi đến ngực và toàn thân, các nốt ban sần và nổi lên trên bề mặt da, khi ban mất để lại vết thâm trên da. 

Trong khi đó sốt & phát ban đào thường kéo dài 3 ngày, nốt ban sẽ xuất hiện ở mặt, sau đó lan xuống chân, ban đào là do virus rubella gây ra và thường xuất hiện mật độ dày hơn ban đỏ, có màu nhạt hơn ban đỏ. Ngoài ta khi bị ban đào, trẻ còn có tình trạng sưng đau hạch sau tai, đau khớp, hạch cổ,…

Trẻ thường xuất hiện các nốt ban sau khi hạ sốt
Trẻ thường xuất hiện các nốt ban sau khi hạ sốt

Triệu chứng điển hình khi sốt phát ban ở người lớn 

Bệnh lý này đối với người lớn thường ủ bệnh từ 1-2 tuần, sau đó mới có những triệu chứng đột ngột. Khi thấy có các triệu chứng đột ngột này, người bệnh chỉ cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, ăn uống điều độ, để có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. 

Sốt cao đột ngột

Biểu hiện đầu tiên và dễ nhận thấy nhất đó chính là thân nhiệt tăng cao, có dấu hiệu mệt mỏi. Đi kèm với sốt cao là các triệu chứng sổ mũi, ho, viêm kết mạc, đau đầu. 

Xuất hiện ban đỏ là triệu chứng rõ nhất của sốt phát ban 

Tiếp theo là xuất hiện những vết ban có màu hồng hoặc màu đỏ, ban đầu thường có màu hồng nhạt, có thể nổi hoặc lặn ở trên da, về sau các vết ban sẽ chuyển màu thành màu đỏ và nổi trên da. Các vết ban nổi không có chu kỳ, thường nổi toàn thân, trong trường hợp bị nhẹ, ban sẽ lặn sau vài tiếng hoặc 1 ngày, đối với trường hợp nặng, ban sẽ lặn sau vài ngày. 

Sưng hạch, nổi hạch khi sốt phát ban 

Ngoài ra khi bị sốt, người bệnh còn có biểu hiện sưng hạch, hạch nổi ở sau tai và cổ, có một số trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, chán ăn, đau tai, viêm họng và ho, nặng hơn là ngất xỉu và bị co giật. 

Sưng hạch, nổi hạch là một biểu hiện của sốt bị phát ban
Sưng hạch, nổi hạch là một biểu hiện của sốt bị phát ban

Sốt phát ban gây ra biến chứng gì ở trẻ? 

Sốt và phát ban ở trẻ thường xuất hiện mỗi năm 1 lần, tùy thuộc vào sức khỏe và sức đề kháng của mỗi bé, sẽ có bé bị nhiều lần trong 1 năm, tuy nhiên có bé không bị lần nào. Tác nhân gây bệnh lý này thường là virus lành tính nên trẻ sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày khi được chăm sóc tốt. 

Bé sẽ vui chơi trở lại như trước và không để lại biến chứng gì nếu được chăm sóc và chữa trị tốt. Ngược lại, nếu bố mẹ không phát hiện sớm, không chăm sóc bé đúng cách, có thể để lại rất nhiều biến chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này. 

Đối với trẻ em, bệnh lý này sẽ để lại các biến chứng như: Viêm não, viêm tai giữa, viêm phổi, hội chứng Guillian Barre,…Viêm não là biến chứng nặng nhất ở trẻ. Vì vậy khi thấy trẻ có một số dấu hiệu đã kể đến ở trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kịp thời xử lý. 

Cách trị sốt lên phát ban ở trẻ hiệu quả 

Để sức khỏe của trẻ được phục hồi nhanh nhất, dưới đây là những cách trị bệnh lý này cho trẻ hiệu quả nhất, giúp bố mẹ có thể chăm sóc và điều trị cho bé theo từng tình trạng bệnh nặng, nhẹ khác nhau. 

Đối với trường hợp chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà 

Đối với tình trạng nhẹ, bố mẹ chăm sóc bé tại nhà, nên làm những việc như: Nới lỏng quần áo cho trẻ, không để trẻ có cảm giác khó chịu. Không để trẻ gãi lên vết ban, theo dõi nhiệt độ và hạ sốt cho trẻ, chườm ấm không quá 10 phút trong 1 giờ. 

Thường xuyên lau người bằng nước ấm cho bé, không tắm rửa vì khi sốt, cơ thể rất yếu, nếu tắm có thể trẻ sẽ bị cúm hoặc chuyển sang các bệnh khác. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc sử dụng viêm hạ sốt đặt hậu môn, bổ sung thêm nước cho trẻ, cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Bổ sung vitamin A, đồng thời thông mũi cho bé dễ thở. 

Bố mẹ không nên để trẻ đến nơi công cộng, đông người, cần cách ly trẻ để không lây lan với các trẻ khác, không nên cho bé tiếp xúc với các nước tẩy rửa, môi trường ô nhiễm, không cho trẻ uống nước lạnh, ăn kem, ăn các thức ăn lạnh. Để bé có thể nhanh chóng phục hồi nhất, bố mẹ nên thực hiện các điều ở trên. 

Theo dõi nhiệt độ của trẻ để nắm rõ tình trạng bệnh
Theo dõi nhiệt độ của trẻ để nắm rõ tình trạng bệnh

Trường hợp sốt phát ban nặng, trẻ phải nhập viện 

Bố mẹ cần đưa bé vào bệnh viện khi bé có các dấu hiệu: Sốt cao, không hạ sốt sau khi phát ban, hôn mê, ngủ li bì, co giật, thở gấp, phát ban không chuyển biến tốt sau 2 ngày, trẻ bị mất nước do tiêu chảy, bé có hệ miễn dịch yếu. Những trường hợp nặng này nên nhập viện để được các y bác sĩ khám và chữa trị kịp thời. 

Kết luận 

Bệnh lý này ở trẻ hay người lớn tuy không nguy hiểm nhưng là một bệnh lý cần được chăm sóc và điều trị để không để lại một số các biến chứng. Bài viết trên là những thông tin xoay quanh về chủ đề sốt phát ban ở trẻ và người lớn, nhằm giúp mọi người có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân của mình. 

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img