HomeBệnh thường gặpBệnh trầm cảm - Căn bệnh tâm lý đáng lo ngại hiện...

Bệnh trầm cảm – Căn bệnh tâm lý đáng lo ngại hiện nay

- Advertisement -spot_img

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thật đầy đủ về những thông tin hữu ích về bệnh trầm cảm cũng như những dấu hiệu chẩn đoán mắc bệnh, mách bạn cách điều trị trầm cảm và giới thiệu cho bạn một số chế độ sinh hoạt phù hợp nhất để có thể ngăn ngừa bệnh trầm cảm.

Bệnh trầm cảm là gì?

Depression – Bệnh trầm cảm, là một loại bệnh rối loạn tâm trạng, tiềm thức thường gặp ở nhiều độ tuổi, bệnh này đặc biệt xuất hiện nhiều ở vị trẻ thành niên. Người bệnh thường có tâm trạng chán nản, buồn bã, không thiết tha hay vui vẻ gì với những thứ, sự kiện xảy ra xung quanh. 

Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm sau sinh là một điều đáng lo ngại

Chính vì vậy mà mọi người cần hiểu hơn về loại bệnh này để có thể quan sát bản thân hay gia đình, bạn bè xung quanh để có hướng xử lý kịp thời, tránh việc mắc bệnh này trở nên nặng hơn, khiến họ không còn niềm tin vào cuộc sống.

Đối tượng nào dễ mắc căn bệnh này nhất?

Bệnh trầm cảm – Một căn bệnh cực kỳ đáng lo ngại được quan tâm. Hiện nay, số lượng người bị mắc chứng trầm cảm ngày càng nhiều, đặc biệt là tỷ lệ vị trẻ thành niên mắc bệnh chiếm tỷ lệ lớn. . Theo nghiên cứu đây là những người có thể dễ mắc phải chứng trầm cảm nhất:

  • Phụ nữ vừa sinh con: Do sự thay đổi đột ngột về cơ thể khiến họ tự ti cũng như sự thay đổi về cuộc sống, những thay đổi về hormon cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt. 
  • Học sinh, sinh viên, tuổi trẻ vị thành niên: do áp lực học tập từ phía nhà trường, gia đình, bạn bè, điểm số và tài chính kinh tế của gia đình
  • Những người lạm dụng rượu, bia, chất kích thích trong thời gian dài.

Các mức độ của bệnh trầm cảm

Trầm cảm có 3 mức độ: Nặng – Trung bình – Nhẹ: Mức độ nhẹ có một số triệu chứng như sau: Mất ngủ hoặc ngủ triền miên, thường hay bị kích động hoặc trở nên chậm chạp, hay mệt mỏi và mất sức.

Mức độ trung bình bao gồm các triệu chứng của mức độ nhẹ kèm theo: Tự đánh giá thấp bản thân, hay chán nản, có những hành vi gây hấn, kích động, than phiền về cơ thể, mất năng lượng trong học tập và làm việc. Mức độ nặng bao gồm các triệu chứng của mức độ trung bình và đặc biệt hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

Những dấu hiệu cảnh báo bạn mắc trầm cảm

Nếu bạn đang thắc mắc những người có dấu hiệu trầm cảm thì sẽ có những dấu hiệu thế nào? Sau đây là những dấu hiệu quan trọng để giúp người bệnh có thể phát hiện sớm để có thể có phương pháp điều trị phù hợp:

Những dấu hiệu cảnh báo bạn mắc trầm cảm
Stress là một nguyên nhân lớn dẫn đến trầm cảm

Căng thẳng gây ra bệnh trầm cảm

Thường xuyên căng thẳng có thể là dấu hiệu của việc mắc phải trầm cảm, không chỉ là dấu hiệu mà nó còn là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Chữa trị căng thẳng không thể dùng thuốc an thần.

Rối loạn giấc ngủ

Bệnh trầm cảm khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, việc ngủ bị rối loạn trầm trọng, thường bị thiếu ngủ lờ đờ. Một số người thường gặp phải ác mộng, thức giữa đêm và không thể ngủ lại được. Đôi mắt luôn lờ lệch, không ngủ được.

Cảm giác bị ám ảnh

Người bị trầm cảm thường cảm thấy khó chịu, ám ảnh về một số việc hay người xảy ra xung quanh, tạo nên nỗi sợ tâm lý cho người bệnh, làm cho người làm cho người bệnh luôn trong trạng thái lo sợ, ám ảnh do nỗi sợ, cú sốc tâm lý nào đó.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm 

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm nhẹ nhưng phải nói đến 3 nguyên nhân sau đây. Và đây sẽ là một nguồn thông tin đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo để có thể bảo vệ những người xung quanh và chính bản thân bạn.

Sang chấn tâm lý dễ hình thành bệnh

Sang chấn tâm lý hay còn được gọi là stress có thể nói đó chính là một nguyên nhân lớn làm gây nên chứng trầm cảm ở người. Người mắc bệnh trầm cảm có thể đã từng bị tác động hay trải qua những việc mà tinh thần không thể chịu được áp bức, áp lực từ cuộc sống bên ngoài như áp lực từ công việc, mâu thuẫn gia đình, tình cảm bạn bè,..

Sử dụng chất kích thích, gây nghiện, chất tác động thần kinh 

Sử dụng chất kích thích, gây nghiện, chất tác động thần kinh 
Bệnh trầm cảm bắt nguồn dó thói quen dùng rượu bia, chất kích thích

Hiện nay, mọi người gặp phải áp lực thường tìm đến các chất kích thích, gây nghiện để giải tỏa như rượu, bia, thuốc lá, thậm chí là ma túy. Chính vì sự chúng gây kích thích, tạo nên sự sảng khoái, vui vẻ cho người sử dụng mà mọi người cần lạm dụng nhiều. Từ đó mà hệ thần kinh của người sử dụng bị ảnh hưởng lớn, làm cho con người mệt mỏi, trí lực giảm sút, gây nên trạng thái của bệnh trầm cảm.

Bệnh thực thể ở não bộ

Người từng bị những căn bệnh hay chấn thương ở não như viêm não, khối u não,.. khả năng có nguy cơ mắc phải bệnh này là rất cao do các cấu trúc não của họ đã từng bị tổn thương.

Những dấu hiệu đầu tiên của người người từng bị tổn thương não rơi vào trạng thái trầm cảm là họ trở nên căng thẳng, sau đó khả năng chịu được áp lực của họ giảm hẳn đi, chỉ cần một vấn đề nhỏ xảy ra với họ thì tâm trạng của họ sẽ trở nên mất kiểm soát.

Những tác động của bệnh trầm cảm

Tác động mạnh mẽ của trầm cảm gây rối loạn nhận thức cho người mắc bệnh, khiến tâm trí luôn lờ đờ, mệt mỏi, hờ hững với mọi việc, tâm trạng trở nên chán nản, buồn bã, mất tập trung vào mọi thứ.

Những tác động của bệnh trầm cảm
Tác động nặng nề của bệnh trầm cảm

Về sức khỏe của người bệnh, họ mất đi giấc ngủ, trở nên mất ngủ làm cho sức khỏe đi xuống, tinh thần mệt mỏi; theo đó nó ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể như tim, phổi, thận,… từ đó sinh ra nhiều căn bệnh khác dẫn tới sức khỏe ngày càng tụt dốc.

Về cuộc sống của người mắc bệnh trầm cảm bị ảnh hưởng vô cùng lớn, nó làm cho các mối quan hệ xung quanh như gia đình, bạn bè, công việc,… trở nên tồi tệ hơn. Mối quan hệ cũng như việc giao tiếp của họ ngày càng thu hẹp lại, làm họ ngày càng thu mình vào, khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.

Chẩn đoán căn bệnh tâm lý như thế nào?

Chắc hẳn, các bạn cũng đã thấy bệnh trầm cảm nguy hiểm đến chừng nào, nó gây ra rất nhiều nguy hại cho người mắc phải nó, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh và các mối quan hệ xung quanh của người bệnh, làm cho con người buông bỏ hẳn cuộc sống, cũng là yếu tố hình thành các căn bệnh khác và càng trở nên trầm trọng.

Việc chẩn đoán trầm cảm có thể được thực hiện qua việc quan sát các biểu hiện của họ trong cuộc sống hằng ngày hoặc dùng một số xét nghiệm cận lâm sàng tại các trung tâm lý để có liệu trình điều trị phù hợp. 

  • Chẩn đoán lâm sàng
  • Xét nghiệm lâm sàng
  • Chẩn đoán phân biệt

Cách điều trị bệnh trầm cảm

Khi nói đến cách điều trị loại bệnh này sẽ có nhiều phương pháp khác nhau, con tùy theo cách xử lý của mỗi bác sĩ. Tuy nhiên nội dung dưới đây sẽ mang đến cho bạn, 2 cách điều trị trầm cảm mà bạn có thể tham khảo qua:

Hóa dược

Là phương pháp điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, được sử dụng cho những trường hợp mắc bệnh cấp độ trung bình và nặng. Các loại thuốc được kê theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định, không tự tiện uống nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Một số loại thuốc phổ biến hiện nay như: thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc, thuốc chống trầm cảm không điển hình., thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase.

Điều trị tâm lý khi bị căn bệnh trầm cảm 

Là phương pháp điều trị cho các trường hợp mắc bệnh nhẹ, không cần dùng đến thuốc điều trị. Việc trị liệu tâm lý giúp người mắc bệnh dần dần hồi phục trở lại, dần thoát khỏi sự trầm cảm của chính bản thân, gia tăng sự tự tin, giúp người bệnh dần thích nghi với cuộc sống hơn, hiểu rõ bản thân mình hơn.

Thông thường bác sĩ sẽ thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với mức độ nặng nhẹ của từng người. Có thể là sử dụng bằng cách trò chuyện sử dụng thuốc hoạt thậm chí là thôi miên. 

Cho nên nếu bạn cảm thấy những người xung quanh của mình có dấu hiệu hoặc chính bản thân bạn cũng gặp những trường hợp liên quan đến vấn đề tâm lý. Thì hãy nhanh chóng tìm đến những bác sĩ tâm lý uy tín để có cách chữa trị hợp lý nhất.

Chế độ sinh hoạt ngăn ngừa bệnh trầm cảm

Chế độ sinh hoạt ngăn ngừa bệnh trầm cảm
Ăn uống healthy để ngăn ngừa bệnh trầm cảm

Để có thể ngăn ngừa trầm cảm, trước hết bạn cần có một lối sống tinh thần lành mạnh, lạc quan, thiết lập thói quen sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó bạn cần phải cải thiện chính từng sâu bên trong tâm hồn bạn và vực dậy khỏi những tâm trạng tiêu cực. Và nội dung dưới đây chính là những thông tin cần thiết để bạn có thể hạn chế được bệnh.

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đủ bữa.
  • Cung cấp thêm các vitamin, chất khoáng và các chất oxy hóa cho cơ thể.
  • Thường xuyên tập thể dục điều độ.
  • Không sử dụng các chất kích thích.
  • Mở rộng mối quan hệ, giao tiếp nhiều hơn, tránh tự e dè, cô lập bản thân.
  • Tập cho tinh thần thư thái, không căng thẳng.
  • Dành nhiều thời gian để thư giãn cùng gia đình, bạn bè.
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya sử dụng các thiết bị điện tử.

Những thông tin đó thực chất vẫn chưa đủ để có thể ngăn ngừa bệnh trầm cảm một cách hiệu quả. Thực chất là đối với từng trường hợp khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị hoàn toàn khác nhau tương ứng với từng tâm lý của mỗi người. 

Kết luận

Sau bài viết này, mong rằng chúng tôi đã cung cấp cho bạn rõ hơn về căn bệnh tưởng chừng như đơn giản về mặt tâm lý nhưng thật ra lại vô cùng nguy hiểm này. Cũng như trình bày thêm cho bạn về các triệu chứng hay các cách phòng ngừa, điều trị phù hợp đối với bệnh trầm cảm. Hãy quan tâm bản thân mình và gia đình, bạn bè mình nhiều hơn, không nên chủ quan, vì cuộc sống cũng như hạnh phúc của bản thân mình và những người xung quanh, hãy yêu cuộc sống này hơn nhé!

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img