Hiện nay có rất nhiều cá nhân lo lắng và sợ sệt khi mắc bệnh trĩ. Bệnh này thường xuất hiện ở những người trung tuổi và nếu không có phác đồ điều trị cụ thể thì rất dễ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Hãy theo dõi nội dung bài viết sau đây để có những cách thức phòng ngừa sớm nhé.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là bệnh liên quan đến trực tràng và hậu môn sưng phồng lên do bị chèn ép từ áp lực. Bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại khiến người mắc tự ti, mặc cảm khi điều trị và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.
Hiện nay tại Việt Nam đang có tới hơn 35% dân số mắc bệnh trĩ, càng lớn tuổi, tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Bệnh này bắt đầu do tĩnh mạch, trong quá trình đi cầu nếu bạn rặn mạnh sẽ xuất hiện ứ máu. Lâu dần quá trình này sẽ dẫn đến phình và giãn những búi trĩ ở phần ống hậu môn.
Đối với những người già, hệ miễn dịch suy yếu và các cấu trúc mô ngày càng bị yếu đi dẫn đến tình trạng sa búi trĩ ngày càng hiện lên rõ rệt và khó khắc phục dứt điểm. Một số búi trĩ tụt xuống hậu môn gây ra tình trạng trĩ ngoại.
Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ sẽ bao gồm hai loại chủ yếu đó là trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (tên khoa học là external hemorrhoids). Trĩ ngoại thì sẽ xuất phát ở dưới đường lược ( đường hậu môn kết nối trực tràng) và có búi trĩ được phủ ngay bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) ở hậu môn.
Trĩ nội xảy ra phía trên đường lược và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc hay lớp biểu mô chuyển tiếp ( tên khoa học là transitional epithelium). Việc phân loại trĩ sẽ phụ thuộc vào quá trình phát triển của bệnh lý và dựa vào hình thức trĩ nằm ở bên trong hay đã bị sa ra khỏi hậu môn.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể phân loại bệnh trĩ theo các mức độ cụ thể như sau:
- Trĩ mức độ 1: Búi trĩ sẽ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, chưa xuất hiện hay bị lòi ra phía ngoài.
- Trĩ mức độ 2: Khi không có tác động thì trĩ nằm gọn trong hậu môn, khi rặn và đi cầu búi trĩ thập thò ra phía ngoài nhưng chưa nhiều.Khi người bệnh đi cầu xong đứng dậy thì ngay lập tức búi trĩ sẽ tự thụt vào trong.
- Trĩ mức độ 3: Trong quá trình người bệnh trĩ lần đi cầu, ngồi xổm, làm việc nặng, ngồi xe lâu…búi trĩ sẽ có hiện tượng sa ra ngoài. Để có thể khắc phục được tình trạng này thì các bệnh nhân phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới có thể tụt ngay vào hoặc phải thực hiện dùng tay đẩy nhẹ vào.
- Trĩ mức độ 4: Búi trĩ bị nằm ngoài ống hậu môn và không thể tự thụt vào.
Nguyên nhân xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ
Hiện nay do tình trạng các tính mạch ở hậu môn bị áp lực tác động và có hiện tượng sưng huyết lên. Búi trĩ ngày càng phát triển lớn hơn do sự gia tăng ở phía trực tràng trong quá trình người bệnh đi cầu, ngồi lên thành bồn cầu….
Đôi khi bệnh trĩ sẽ xuất hiện do tình trạng người bệnh bị táo bón quá lâu hoặc bị tiêu chảy nhiều. Một số vấn đề gây ra trĩ cũng do việc mang thai, sinh nở, các chế độ ăn chưa khoa học, thức ăn chứa ít chất xơ… Đối với bệnh này, việc tăng độ tuổi đồng nghĩa với quá trình tĩnh mạch ở trực tràng ngày càng lỏng lẻo và bị sa búi.
Biến chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một bệnh ít gây nguy hại đến tính mạng bệnh nhân những trong quá trình mắc vẫn có thể xảy ra những biến chứng như sau:
- Người bệnh sẽ bị thiếu máu mãn tính bởi khi búi trĩ lòi ra, cơ thể không cung cấp đủ số lượng hồng cầu để trao đổi khí oxy cho tế bào. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ mắc ở một số ít người bệnh và hiếm gặp.
- Búi trĩ bị tắc do mạch máu không đủ cung cấp và gây ra tình trạng đau rát, khó chịu. Khi bạn ấn nhẹ vào búi trĩ sẽ có cảm giác cộm cộm do các cục máu đông không thể lưu thông.
- Tắc mạch máu là tình trạng khá nguy hiểm và gây ra những cục máu đông lớn. Khi bệnh nhân thực hiện làm việc nặng hay cử động quá sức sẽ gây ra tình trạng ứ máu. Hơn thế nữa, các khoang trong bụng sẽ hình thành và phát triển những cục máu đông lớn gây ra tình trạng tắc mạch.
- Tắc mạch trĩ ngoại cũng là một trong các biến chứng của bệnh trĩ, gây phồng nhỏ hậu môn và tạo ra khối màu xanh ở búi. Việc đi lại của người bệnh sẽ trở nên khó chịu và đau rát, có cảm giác cộm sâu, khó chịu.
- Viêm da cũng là một biến chứng khá thường gặp, người bệnh có khả năng bị viêm khe khi búi trĩ bị loét gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát ở vùng hậu môn sau khi đi vệ sinh.
Các phương pháp chẩn đoán của bệnh trĩ
Để thực hiện chuẩn đoán bệnh trĩ chính xác nhất thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện quan sát tiểu sử bệnh. Ngoài ra, có thể kết hợp hình ảnh để xác định và phân biệt bệnh lý để hỗ trợ bệnh nhân điều trị và khắc phục.
Thăm khám
Đầu tiên thì bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi bạn các vấn đề liên quan đến triệu chứng thường gặp ở bệnh trĩ như: Đau tức, sa trĩ khi đi đại tiện, ngứa hoặc nóng hậu môn… Ngoài ra, nếu bệnh nhân mắc các hiện tượng nặng hơn như: Đi ngoài ra máu, sa búi nhiều… cũng nên chia sẻ để chuyên gia, bác sĩ tư vấn.
Khám hậu môn và trực tràng
Để khắc phục tình trạng mắc bệnh trĩ thì bác sĩ sẽ khám và xem sự xuất hiện, phồng to ở hậu môn… để đưa ra đánh giá về bệnh lý. Ngoài ra, có thể dựa vào biểu hiện trong các vùng hậu môn như: Nứt hậu môn, polyp, áp xe, khối u vùng hậu môn và cả trực tràng… để tìm ra hướng điều trị.
Chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ cũng sẽ có phác đồ điều trị dựa vào việc nội soi đại tràng hoặc trực tràng để đánh giá chi tiết về bệnh. Việc chẩn đoán qua hình ảnh sẽ loại trừ được các bệnh lý khác như: Nứt ở hậu môn, polyp… để bệnh nhân yên tâm trong quá trình điều trị.
Người bệnh sẽ được thăm khám chi tiết, khai thác các tình trạng gây bệnh và thực hiện tiến hành các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để được hỗ trợ về điều trị. Việc chẩn đoán sẽ đưa ra được phác đồ chính xác nhất.
Phương pháp điều trị trĩ đạt hiệu quả cao
Bệnh trĩ là một căn bệnh không gây nguy hại nững luôn làm người mắc thấy tự ti và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách điều trị thì có thể tham khảo qua 3 phương pháp chính sau đây:
Điều trị nội khoa
Việc điều trị nội khoa thì người bệnh sẽ được kê các liều thuốc trị bệnh hoặc được chích thuốc trực tiếp, thắt vòng cao su…để giảm đi các tình trạng sa búi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dành cho những bệnh nhân đang trong giai đoạn đầu trị bệnh và chưa mắc ở thời gian dài.
Phẫu thuật bệnh trĩ
Phẫu thuật là một trong các phương pháp cực kỳ quan trọng khi thực hiện điều trị bệnh trĩ. Nếu những phương pháp điều trị nội khoa không còn khả dụng thì người bệnh sẽ được thông tin về vấn đề phẫu thuật để khắc phục trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ có xuất hiện huyết khối, trĩ vòng sa và trĩ xuất huyết lâu năm…
Các bác sĩ thường sẽ tiến hành điều trị theo hai hướng sau đây:
- Phẫu thuật Milligan Morgan: Thực hiện việc tách rời và chỉ giữ lại ở giữa các búi trĩ cầu da và vùng niêm mạc. Tuy nhiên, cách thức này sẽ không điều trị hoàn toàn bệnh trĩ vòng và thời gian nằm viện khá lâu.
- Phẫu thuật trĩ Longo: Phương pháp này sẽ dựa vào máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trong khoảng 2-3cm và khâu dựa vào các máy bấm. Nguyên tắc của phẫu thuật sẽ hạ lưu lượng máu đến tĩnh mạch là làm giảm khối trĩ bị giãn phồng. Các bác sĩ sẽ thu nhỏ thể tích các búi trĩ và giúp bệnh nhân nhanh lành.
Cách phòng bệnh trĩ
Hiện nay việc phòng và điều trị bệnh trĩ được rất nhiều người quan tâm và để ý. Cách tốt nhất để phòng ngừa trĩ là hạn chế bị táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu bạn muốn thành công ngừa trĩ và hãy thực hiện theo các phương pháp cụ thể sau:
Ăn nhiều chất xơ
Muốn phòng bệnh trĩ thì bạn nên thực hiện công tác ăn uống điều độ và bổ sung thêm nhiều trái cây, củ quả và cả ngũ cốc để bổ sung dinh dưỡng. Một số món cụ thể như: Lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, khoai, gạo lứt, lúa đen, hạt kê… giúp bệnh nhân dễ tiêu hoá và hạn chế việc xì hơi quá mức.
Uống nhiều nước
Người bệnh có thể bổ sung các khoáng chất từ nước lọc, các loại trà tốt cho sức khỏe…. Tuy nhiên , khi mắc bệnh trĩ, bạn không nên uống rượu sẽ làm hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng gây ra tác động xấu đến hậu môn và búi trĩ. Việc uống nhiều nước hỗ trợ giúp cơ thể thuận lợi khi tiêu hoá, tốt cho đường ruột.
Không rặn mạnh khi đi vệ sinh
Việc người bệnh rặn mạnh trong quá trình đi cầu sẽ gây ra nhiều tình trạng áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở phía trực tràng gây búi trĩ lớn. Ngoài ra, bệnh nhân nên lưu ý đi cầu ngay khi mắc đẻ tránh tình trạng ứ đọng và khó đi cầu.
Tập thể dục
Việc duy trì sức khỏe tốt và tập thể dục thường xuyên sẽ hỗ trợ ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch khi ngồi quá lâu. Ngoài ra, thể dục sẽ hỗ trợ bạn có sức khỏe tốt và hạn chế tác động của bệnh trĩ. Tuy nhiên, nên hạn chế việc tập luyện các bộ môn mạnh và quá sức để không ảnh hưởng đến bụng và hậu môn.
Kết luận
Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp ở người lớn tuổi gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và cả công việc. Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì đừng ngần ngại mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị dứt điểm căn bệnh này, tránh tình trạng bệnh lý trở nặng phải phẫu thuật. Chúc các bạn sớm phòng và điều trị thành công để có cuộc sống tốt hơn.