Bệnh vảy nến không phải là căn bệnh quá xa lạ trong đời sống hàng ngày, tuy vậy những kiến thức cần biết để phòng tránh và điều trị căn bệnh này không phải ai cũng biết. Bài viết cung cấp những kiến thức cơ bản hữu ích mà đa số mọi người nên biết.
Cơ bản cần biết về bệnh vảy nến
Vảy nến là một bệnh da liễu mạn tính khá phổ biến với biểu hiện thường thấy là các sần mảng đỏ được bao bởi các lớp vảy da trắng gây ra khó chịu với những người mắc chúng. Mời độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh ngoài da khó chịu này.
Khái niệm về bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh về da liễu mãn tính, thường xuyên tái lại gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vảy nến hoạt động theo cơ chế: các tế bào tái tạo da hoạt động nhanh hơn mức bình thường, tốc độ tái tạo quá nhanh dẫn đến tích tụ và tạo thành những vảy có màu sắc óng ánh, bong tróc ngay trên bề mặt da.
Vảy nến mang đến cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy, khô rát. Chính những điều này khiến người bệnh vừa khó chịu đau đớn và có cảm giác mất tự tin khi tiếp xúc với người khác và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.
Vảy nến là một bệnh mãn tính có thể điều trị được nhưng không khỏi hoàn toàn. Bên cạnh đó, việc điều trị vảy nến cần rất nhiều thời gian và công sức, người bệnh cần được khám tại các cơ sở chuyên sâu để kịp thời có hướng xử lý.
Tại Việt Nam nói chung và Thế Giới nói riêng, vảy nến trở thành căn bệnh da liễu không còn xa lạ. Vảy nến có nhiều mức độ và tình trạng khác nhau, tùy thuộc vào từng biểu hiện, triệu chứng mà kết luận từng mức độ nặng nhẹ khác nhau để có phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến
Các bệnh về da liễu luôn là vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và thẩm mỹ của con người, đặc biệt nếu bạn gặp phải tình trạng viêm da ở ngay khu vực mặt, cổ, bàn tay chân. Việc tìm hiểu về nguyên nhân và cơ chế hình thành nên vảy nến giúp chúng ta có thể ngăn ngừa, phòng và điều trị bệnh một cách kịp thời nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vảy nến. Nguyên nhân chính là do trung gian tế bào trong cơ thể bị rối loạn đáp ứng miễn dịch, các tế bào khỏe mạnh bị tổn thương gây ra tình trạng khô da bong tróc.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như : yếu tố di truyền, vảy nến khởi phát sớm,vảy nến khởi phát muộn, tác động từ yếu tố ngoại sinh như môi trường, chấn thương, bỏng nắng, nhiễm trùng da…Nắm vững nguyên nhân của bệnh lý này giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh lý lâu dài.
Triệu chứng của bệnh vảy nến
Vảy nến là tình trạng viêm da với mức độ khác nhau xuất hiện ở người bệnh. Các triệu chứng của bệnh biểu hiện lâm sàng giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh lý về da – vảy nến. Những triệu chứng dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận biết vảy nến?
Triệu chứng chung bệnh vảy nến
Khi bị vảy nến các tình trạng chung thường gặp đó là trên da xuất hiện các mảng khác màu, thông thường là màu đỏ được phủ bởi các lớp vảy có màu trắng bạc. Các vết nứt khô có thể gây ra hiện tượng chảy máu.
Tình trạng da của người bệnh có thể ngứa đỏ và viêm loét gây khó chịu. Một số trường hợp còn gây sưng và cứng khớp trên bàn tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể.
Biểu hiện nhận biết từng loại bệnh vảy nến
Vảy nến ngoài những triệu chứng chung như đã nêu ở trên thì tùy thuộc vào vị trí bệnh và căn cứ vào đặc điểm của các tổn thương mà còn có các triệu chứng riêng biệt khác. Từng dạng bệnh của vảy nến được biểu hiện như sau:
- Vảy nến mảng bám: xuất hiện các mảng đỏ ở các vị trí vùng dưới lưng, khuỷu tay hay đầu đối.
- Vảy nến mụn mủ: mụn mủ xuất hiện tại các vùng da như tay, chân và đầu
- Vảy nến thể giọt:được xét theo hình dạng xuất hiện trên da của vảy nến, mang hình giọt. Các triệu chứng này thường xuất hiện ở trẻ em và thường gặp nhất sau tình trạng viêm họng kéo dài.
- Vảy nến khớp: tình trạng sưng khớp xuất hiện ở các ngón tay, ngón chân hoặc khu vực đầu gối, xương sống.
- Ngoài ra còn có rất nhiều thể dạng của vảy nến mà thông qua thăm khám mới có kết luận cụ thể.
Bệnh vảy nến có bị lây không? Có nguy hiểm không?
Mặc dù là một bệnh tương đối phổ biến với tỷ lệ người mắc theo thống kê rơi vào khoảng 5-7% trong số các ca bệnh liên quan đến bệnh da liễu. Tuy vậy những kiến thức cơ bản về bệnh này với nhiều người còn khá mơ hồ.
Vảy nến có lây không và qua đường nào?
Vảy nến là một căn bệnh không bị lây, đó là điều khẳng định đầu tiên cho những ai đang lo lắng khi tiếp xúc với người bệnh. Mặc dù là một bệnh lý về da nhưng vảy nến không lây qua đường tiếp xúc da, gặp gỡ bắt tay hay đụng chạm trực tiếp với người bệnh đều không mang đến nguy cơ nhiễm bệnh.
Đường lây truyền chủ yếu của vảy nến có tỷ lệ 10 % đến 40 % thông qua yếu tố di truyền. Thông thường con cái là người có nguy cơ mắc vảy nến khi bố, mẹ hoặc cả hai bố mẹ đều mắc vảy nến trước đó.
Tính nguy hiểm của bệnh vảy nến
Vảy nến tưởng chừng là một bệnh lý ngoài da phổ biến, đơn giản không gây nguy hại đến tính mạng người bệnh, tuy vậy nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ trở nặng và gây nhiều hệ quả khó kiểm soát.
+ Biến chứng có thể gặp phải:
Triệu chứng ảnh hưởng đến thận: Vảy nến gây ra nguy cơ tiềm ẩn về các bệnh về thận như suy thận, viêm thận. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh sẽ gây ra gánh nặng cho thận và đem đến nhiều mối nguy hại.
Biến chứng huyết áp, tim mạch: Nhiều nguy cơ từ vảy nến làm tăng giảm huyết áp đột ngột. Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, có khả năng gây tắc động mạch, xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Rối loạn chuyển hóa, nguy cơ tiểu đường: Vảy nến có liên hệ với các biến chứng khác như rối loạn chuyển hóa các chất như Lipid, đường huyết. Nguy cơ tiềm ẩn bị đái tháo đường type 2 là có khả năng đối với người bệnh vảy nến.
+ Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và tâm lý người bệnh:
Bệnh vảy nến xuất hiện ở các vị trí nhạy cảm như mặt, ngực, tay, chân gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Không chỉ có thế cảm giác ngứa ngáy là điều người bệnh phải trải qua gây ra sự khó chịu không hề nhỏ.
Vì mất tự tin và cảm giác khó chịu nên tâm lý e ngại, không muốn tiếp xúc với người ngoài. Sự bức xúc, cáu gắt, dễ nổi nóng, mất tập trung trong công việc tác động không nhỏ đến đời sống hàng ngày của người bệnh.
Quy trình chẩn đoán bệnh vảy nến
Việc chẩn đoán bệnh vảy nến không phải quá phức tạp, lời khuyên hữu ích nhất là bạn nên gặp ngay bác sĩ khi gặp những triệu chứng cơ bản để được thăm khám điều trị kịp thời.
Khám tổng quát bên ngoài
Những chẩn đoán ban đầu với các biểu hiện rõ ràng từ bệnh lý được bác sỹ thăm khám và kết luận thông thường như: các mảng da đỏ, phủ đầy vảy bạc. Một số biểu hiện như đau ngứa rát xung quanh vùng da bị bệnh và có thể là tổn thương khớp đau móng.
Bác sĩ sẽ thăm khám các dấu hiệu tổn thương tại tay, khuỷu tay, đầu gối, các vùng nách, da đầu, vùng bẹn. Từ các biểu hiện cụ thể rõ ràng bác sỹ sẽ đưa ra kết luận sơ bộ về tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
Làm xét nghiệm chuyên sâu
Một số trường hợp các thăm khám bên ngoài không thể kết luận được tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ cho người bệnh làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Các xét nghiệm sinh thiết da được làm dưới kính hiển vi cho ra kết quả chính xác để phân biệt với các loại bệnh lý về da khác.
Ngoài ra một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang, soi da, cạo vảy da…Những chẩn đoán từ xét nghiệm chuyên sâu sẽ giúp khẳng định rõ ràng hơn tình trạng của người bệnh.
Điều trị bệnh vảy nến
Hiện nay với sự tiến bộ của nền y học hiện đại thì việc điều trị vảy nến có rất nhiều phương pháp hiệu quả. Hai phương pháp chính đang được sử dụng hiện nay đó là:
Điều trị theo Tây y
Điều trị theo Tây y là phương pháp sử dụng thuốc uống và thuốc bôi nhằm kiểm soát tình trạng của vảy nến. Tuy vảy nến là căn bệnh hiện nay chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn và dứt điểm nhưng nếu kết hợp thuốc Tây y đúng cách người bệnh sẽ có thể hạn chế và kiểm soát căn bệnh này.
Với các thể bệnh vảy nến nhẹ thì người bệnh được chỉ định dùng các loại thuốc bôi, kem thoa, kem dưỡng da, xà phòng. Các thể bệnh nặng hơn thì cần kết hợp dùng các phương pháp soi chiếu, sử dụng các loại thuốc theo đơn của bác sỹ như kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống dị ứng…
Mẹo dân gian trị bệnh vảy nến tại nhà
Đối với căn bệnh vảy nến, nhiều người bệnh lựa chọn các mẹo dân gian chữa trị tại nhà phát huy được hiệu quả. Việc chữa bệnh bằng mẹo dân gian dựa trên cơ sở khoa học là điều dễ dàng áp dụng cho các bệnh nhân để kiểm soát bệnh lý gây khó chịu này.
Mẹo dân gian được sử dụng trong điều trị vảy nến đó là việc áp dụng các phương thức như: Điều trị bằng các chế biến từ thảo mộc, các loại cây như trầu không, lô hội, lược vàng, dầu ô liu, lá lốt… được áp dụng. Tuy vậy các phương pháp này chỉ phát huy hiệu quả với trường hợp tình trạng bệnh lý nhẹ.
Trong điều trị bệnh vảy nến thì việc lối sống lành mạnh, kỷ luật, vệ sinh sạch sẽ là vô cùng quan trọng. Rất nhiều lời khuyên được đưa ra đối với người bệnh được áp dụng trong việc xây dựng chế độ sinh hoạt có thể kể đến như:
– Vệ sinh cơ thể, đặc biệt vệ sinh da mỗi ngày
– Xây dựng chế độ ăn khoa học, uống nhiều nước mỗi ngày
– Tắm nước nóng, chú ý giữ ấm cho cơ thể
– Chế độ tập thể dục thể thao chuyên cần mỗi ngày
– Tâm lý cần thoải mái, tránh căng thẳng tiêu cực.
Xem thêm:
- Bệnh trĩ – Bao quát thông tin bệnh từ A đến Z cho bạn đọc
- Bệnh bạch biến là gì? Những điều nên lưu ý khi mắc bệnh
Kết luận
Bệnh vảy nến có thể nói là căn bệnh đem đến nhiều phiền toái cho người mắc phải, việc điều trị và hỗ trợ kiểm soát căn bệnh này là một điều người bệnh cần chú ý tìm hiểu và tuân thủ. Những kiến thức từ bài viết hi vọng giúp ích cho độc giả đang quan tâm hiểu hơn và có hướng điều trị hợp lý căn bệnh này.