HomeBệnh thường gặpCách nhận biết bị đau dạ dày và cách điều trị hiệu...

Cách nhận biết bị đau dạ dày và cách điều trị hiệu quả nhất

- Advertisement -spot_img

Bệnh đau dạ dày khá phổ biến hiện nay, nhiều người chủ quan nhưng nếu để lâu sẽ có những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, kiến thức cách nhận biết bị đau dạ dày nhẹ đến nặng trong bài viết này có thể giúp bạn chủ động phòng và điều trị bệnh này hiệu quả hơn.

Bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc bị tổn thương. Nó có thể bị bong tróc, trợt xước, sưng, viêm, loét, thậm chí xuất huyết. Một trong những “thủ phạm” trực tiếp là axit HCl có trong chính cơ quan này. Ngoài ra, sự xuất hiện của những “vị khách” là vi khuẩn, vi trùng hoặc ký sinh trùng cũng là nguyên nhân.

Cách nhận biết bị đau dạ dày và cách điều trị hiệu quả nhất
Cách nhận biết bị đau dạ dày và cách điều trị hiệu quả nhất

Bình thường, lớp niêm mạc được bảo vệ bởi dịch nhầy. Vì một số lý do, lượng dịch nhầy có thể mất đi hoặc không hoạt động hiệu quả. Khi đó, lớp niêm mạc sẽ bị axit trong môi trường dạ dày làm thương tổn. Tùy vào vị trí viêm loét, người ta sẽ gọi bệnh đau dạ dày là: hội chứng đau dạ dày tá tràng, viêm loét dạ dày, viêm bờ cong nhỏ dạ dày…

Các triệu chứng đau dạ dày nhẹ

Bệnh đau dạ dày ở giai đoạn mãn tính có thể không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và tinh thần người bệnh. Biến chứng của bệnh có thể gây khó khăn trong việc điều trị dứt điểm, thậm chí thủng dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Một vài tài liệu còn cho rằng nó liên quan đến bệnh ung thư dạ dày.

Do đó, bạn cần phải hết sức lưu ý để kịp thời phát hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh. Điều trị càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao. Các biểu hiện thường gặp khi đau dạ dày ở mức độ nhẹ gồm:

Đau bụng

Đau bụng là biểu hiện chung của rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, dựa vào vị trí đau và đặc điểm của cơn đau sẽ phần nào giúp bạn xác định có đang bị đau dạ dày hay không. Có 3 vị trí có thể dựa vào làm căn cứ xác định đau dạ dày.

  • Thượng vị

Đây là vùng bụng ở phía trên rốn. Nó nằm ngay dưới xương ức. Vị trí đau này hay nhầm lẫn với bệnh về tá tràng. Tuy nhiên, bạn có thể xác định là đau dạ dày nếu cơn đau âm ỉ, cảm thấy tức và nóng rát bụng. Tình trạng này có thể kéo dài từ một đến hai tuần và tái đi tái lại nhiều lần sau đó. Nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc người bệnh ăn phải đồ chua cay, uống rượu bia.

  • Giữa bụng

Vị trí này rất khó để xác định bạn có đang bị đau dạ dày hay không. Nếu là đau dạ dày, cơn đau sẽ xuất hiện từ rốn. Sau đó lan xuống phía dưới theo hướng bên phải của bụng. Cơn đau có lúc quặn thắt, có lúc âm ỉ.

  • Bên trái

Tình trạng đau sẽ đi kèm với cảm giác nóng bụng và hay cảm thấy đói. Cơn đau sẽ giảm khi bạn ăn. Nhưng ăn xong sẽ cảm thấy tức bụng. 

Ăn không ngon

Đây là biểu hiện khá chung chung. Tuy nhiên, hầu hết những người mắc bệnh đau dạ dày nhẹ đến nặng đều có dấu hiệu này. Nguyên nhân là khi dạ dày có vấn đề, lượng thức ăn không được tiêu hóa sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy nặng nề và căng cứng bụng. Do đó, họ không cảm thấy ngon miệng khi ăn uống. Ngoài ra, khi ăn xong, cảm giác căng trướng và đau bụng có thể nhiều hơn.

Ợ chua, ợ hơi hoặc ợ đắng

Đây là biểu hiện rõ ràng nhất cho biết bạn đang gặp tình trạng khó tiêu và đau dạ dày. Bởi một khi bộ phận này có vấn đề, lượng dịch vị sẽ tiết ra một cách mất kiểm soát. Nếu van giữa dạ dày và thực quản cũng gặp trục trặc thì dịch vị có thể trào ngược lên thực quản và gây ra tình trạng ợ chua hoặc ợ đắng. Ngoài ra, thức ăn không tiêu hóa được có thể lên men, sinh ra hơi và gây tình trạng ợ hơi.

Ợ chua, ợ hơi hoặc ợ đắng
Ợ chua, ợ hơi hoặc ợ đắng

Buồn nôn hoặc nôn

Triệu chứng đau dạ dày nhẹ còn có buồn nôn và nôn. Đầu tiên bạn sẽ cảm thấy khó chịu và nhộn nhạo trong cổ họng. Nếu lượng dịch vị trong dạ dày quá nhiều, van đóng mở giữa dạ dày và thực quản có thể bị mở ra. Lượng dịch vị cứ thế mà tràn ngược ra ngoài theo đường thực quản.

Đây là cách cơ thể giúp dạ dày cân bằng lại dịch vị. Tuy nhiên, trong lúc nôn, thực quản có thể bị tổn thương. Nguyên nhân là lớp niêm mạc ở đây không có chất nhầy bảo vệ như ở dạ dày. Chúng có thể bị loét hoặc rách bởi axit trong dạ dày.

Ngoài ra, người đau dạ dày ở mức độ nhẹ còn gặp phải một số triệu chứng khác như: sụt cân không rõ nguyên nhân, thường xuyên thiếu máu và thay đổi thói quen đại tiện…

Triệu chứng đau dạ dày nặng

Triệu chứng đau dạ dày nặng là tổng hợp các triệu chứng đã trình bày ở trên nhưng ở mức độ nặng hơn. Các cơn đau bụng sẽ diễn ra dữ dội. Đồng thời, tình trạng căng tức bụng và nôn mửa cũng sẽ nhiều hơn. Những điều này cộng hưởng với nhau và diễn ra với cường độ mạnh sẽ khiến cho người bệnh bị suy nhược trầm trọng.

Ngoài ra, tình trạng đau dạ dày ở mức độ nặng còn kèm thêm một số triệu chứng khác như:

Nôn ra máu

Nếu như đối với bệnh đau dạ dày nhẹ, triệu chứng nôn chỉ tống dịch vị và thức ăn trong dạ dày ra thì khi bệnh nặng, tình trạng nôn có thể kèm theo máu. Đây là dấu hiệu cảnh báo dạ dày hoặc thực quản đã bị xuất huyết. Nếu bạn không điều trị kịp thời, các vị trí bị xuất huyết đó sẽ lan rộng và nhiễm trùng nhanh chóng.

Đại tiện ra máu hoặc phân có màu đen

Đi kèm với tình trạng này thường là chóng mặt và suy nhược cơ thể do mất máu. Khi để bệnh tình diễn biến đến mức độ này, bệnh nhân cần phải nhanh chóng được cấp cứu. Nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 

Điều trị đau dạ dày

Điều trị hiệu quả bệnh đau dạ dày cần dựa vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và cả yếu tố thể trạng. Nếu mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể chủ động điều trị ở nhà bằng cách tập trung vào chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Trường hợp mắc bệnh nặng, bạn nhất thiết phải dùng thuốc, thậm chí là phẫu thuật.

Tuy nhiên, để biết chính xác tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân thì dựa vào dấu hiệu thôi chưa đủ. Bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. Dựa vào kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nhiệm vụ của bạn là làm theo đúng phác đồ đó.

Điều trị đau dạ dày tại nhà

Nếu tình trạng bệnh đau dạ dày nhẹ và được chỉ định điều trị tại nhà, bạn có thể tham khảo các cách thức chữa bệnh từ các bài thuốc Đông y và các phương pháp dân gian. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Điều trị đau dạ dày
Điều trị đau dạ dày

Cùng với đó là thực hành ăn uống và sinh hợp điều độ. Ngoài ra, bạn có thể massage vùng bụng, chườm nóng, xoa dầu hoặc bấm huyệt tam nhãn để giảm đau bụng.

Các phương pháp dân gian chữa đau dạ dày thường sử dụng nguyên liệu là tinh bột nghệ kết hợp mật ong; lá tía tô hoặc lá bạc hà. Trong đó, tinh bột nghệ sẽ hòa với mật ong trong nước ấm và uống sau bữa ăn. Lá tía tô thì sắc lấy nước uống. Còn lá bạc hà thường được nhai sống để giảm cơn đau.

Dùng thuốc kháng sinh và phẫu thuật

Để nhanh chóng giảm cơn đau, các bác sĩ có thể cho bạn dùng kháng sinh. Một số loại thường dùng là Amoxicillin, Metronidazol hoặc Tinidazol. Tuy nhiên, bạn không được tự ý mua thuốc mà không có đơn của bác sĩ.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể bị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Đối với trường hợp cắt bỏ hoàn toàn, thực quản sẽ được nối thẳng với ruột non.

Biện pháp trên có thể giúp người bệnh duy trì sự sống nhưng sẽ khiến đời sống sinh hoạt hằng ngày của họ đảo lộn hoàn toàn. Đồng thời, họ còn phải thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt nghiêm ngặt trong một thời gian dài sau phẫu thuật.

Kết luận

Bị đau dạ dày là một trong những triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh về đường tiêu hóa. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu của bệnh này có thể giúp ngăn ngừa những tác hại không nhỏ đối với sức khỏe của bạn. Hãy đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ càng và được chỉ định điều trị phù hợp nhất.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img