Polyp đại tràng và Phân loại Polyp
Polyp đại tràng được hình thành do sự tăng sinh bất thường của tế bào. Quá trình tăng sinh tế bào chịu sự kiểm soát của 2 nhóm gene: nhóm gene gây ung thư và nhóm gene ức chế khối u. Đột biến ở bất kỳ gene nào trong số này đều có thể khiến tế bào phân chia quá mức. Ở đại tràng và trực tràng, sự tăng sinh này sẽ tạo thành những khối polyp và về lâu dài một số polyp có thể trở thành ung thư.
Có 2 dạng polyp thường gặp nhất là polyp tăng sản và polyp tuyến.
– Polyp tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng và ít khi trở thành ác tính.
– Polyp tuyến chiếm khoảng 2/3 polyp đại tràng. Thường thì polyp càng lớn, khả năng ung thư hóa càng cao, do đó các polyp lớn cần phải sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn và làm giải phẫu bệnh học (sinh thiết) xem liệu có chứa mầm mống gây ung thư không để có biện pháp điều trị hiệu quả.
– Loại polyp thứ 3 là polyp đại tràng ác tính đây là loại polyp gây bệnh ung thư đại tràng, tuy nhiên loại polyp đại tràng này thường ít gặp hơn 2 loại polyp nêu trên.
Tham khảo thêm:
- Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế & những điều cần biết
- Bệnh lao phổi – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị
Biểu hiện của polyp đại tràng
Polyp đại tràng thường không có biểu hiện cụ thể, tuy nhiên khi người bệnh có các triệu chứng sau đây nên đi thăm khám với bác sĩ để kiểm tra và phát hiện xem có polyp dạ dày, đại tràng hay không:
- Đau bụng
- Đi ngoài nhiều lần
- Đại tiện phân lỏng hoặc có thể táo bón
- Phân có chứa chất nhầy hoặc máu
Biện pháp chẩn đoán và điều trị polyp đại tràng
Chẩn đoán Polyp đại tràng
Vì polyp đại tràng thường không có triệu chứng đặc biệt, nên thường được phát hiện bằng cách kiểm tra nội soi đại tràng khi thăm khám sức khỏe hoặc tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Hoặc cũng có thể sau khi xét nghiệm phân thấy có máu hay chụp đại tràng cản quang. Tuy nhiên nội soi là phương pháp tốt nhất để kiểm tra đại tràng vì nó sẽ giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc của đại tràng và cắt polyp (nếu có) ngay trong quá trình nội soi.
Hiện nay phương pháp nội soi với dải ánh sáng hẹp NBI đã được ra đời. Giúp quá trình nội soi dạ dày, đại tràng được đánh giá chuẩn xác hơn về tình trạng tổn thương trong niêm mạc dạ dày, đại tràng. Đồng thời có thể giúp tầm soát sớm các dấu hiệu ung thư dạ dày, đại tràng khi mới xuất hiện. Nếu phát hiện polyp đại tràng ác tính nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tốt nhất ngay từ khi các mầm mống này mới chỉ xuất hiện.
Điều trị Polyp đại tràng
Polyp đại tràng thường được cắt bỏ ngay trong quá trình nội soi, sau đó lấy mẫu bệnh phẩm để là kiểm tra xem loại polyp này có thể gây ung thư không từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
Hầu hết polyp đại tràng đều được cắt bỏ để ngăn ngừa ung thư. Quá trình cắt bỏ Polyp đại tràng được thực hiện ngay trong quá trình nội soi bằng phương pháp Laser hạn chế đau, chảy máu. Những người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng nên thăm khám tầm soát định kỳ với bác sĩ. Khi thấy có các biểu hiện nêu trên bạn không nên chần trừ vì “một phút được phát hiện sớm” có thể mang lại hiệu quả sức khỏe lâu dài.
Phòng ngừa polyp đại tràng tái phát
Bệnh lý viêm đại tràng mạn tính nói chung và polyp trực tràng rất dễ tái phát, gây kích thích đại tràng khiến các polyp đại tràng dễ hình thành hơn. Người bệnh bên cạnh việc chủ động thăm khám với bác sĩ cần có chế độ ăn uống khoa học. Để phòng ngừa nguy cơ phát triển thêm polyp hoặc chuyển sang ác tính, bạn cần theo dõi đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, điều trị (cắt bỏ polyp) khi có chỉ định, thay đổi lối sống và chế độ ăn phù hợp.
- Người bệnh nên bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, không để tình trạng thừa cân, béo phì và hạn chế ăn các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa (có trong thịt động vật, trừ mỡ cá và sữa nguyên kem).
- Tăng cường ăn rau xanh, củ quả nhiều chất xơ. Theo một sô nghiên cứu theo dõi bệnh nhân mắc polyp đại tràng trong 26 năm cho thấy thực phẩm giàu chất xơ giảm được nguy cơ phát triển thêm polyp và phát triển thành ung thư bao gồm rau xanh nấu chín, các loại đậu hạt, trái cây khô và gạo lứt.
- Tập luyện thể dục hoặc chạy bộ hàng ngày giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tránh căng thẳng và thức quá khuya. Bổ sung vitamin C, D
- Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, nội soi tầm soát bệnh lý đường tiêu hóa như tầm soát ung thư dạ dày – đại tràng
- Đến gặp bác sĩ khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường trong cơ thể
Tham khảo thêm:
- Chăm sóc bệnh nhân sau khi cắt polyp đại tràng như thế nào?
- Polyp đại tràng có mấy loại? Cách phòng tránh?
- Polyp đại tràng chữa thế nào để tránh tái phát
Trên đây là những thông tin về Cách phòng tránh bệnh polyp đại tràng bạn có thể tham khảo và áp dụng. Để phòng tránh, phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời bạn nên đi khám định kỳ giúp tầm soát các bệnh lý ung thư dạ dày, đại tràng từ giai đoạn rất sớm. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời tránh các biến chứng.