Đau thần kinh tọa là căn bệnh không mới nhưng ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Để không mắc phải bệnh lý này bạn cần thu thập những kiến thức cơ bản về căn bệnh đồng thời hiểu được phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Bài viết dưới đây đã tổng hợp những thông tin cơ bản xoay quanh bệnh đau dây thần kinh tọa để bạn đọc dễ dàng theo dõi.
Hiểu đúng đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa (tên tiếng Anh là Sciatica pain), đây là cơn đau toả ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Nhánh đau sẽ lan từ lưng dưới qua hông, mông thậm chí xuống dưới từng chân.
Thông thường, đau dây thần kinh tọa ít khi ảnh hưởng đến cả hai bên mà chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. Chứng bệnh này thường xảy ra do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (dưới). Trong điều kiện bình thường, các đốt sống (xương tạo nên cột sống) tách ra và được đệm bởi các đĩa tròn và các mô liên kết.
Chỉ cần một đĩa bị mòn do chấn thương hay chịu lực sau nhiều năm tuổi đời thì trung tâm của nó có khả năng bắt đầu đẩy ra khỏi vòng ngoài. Hơn nữa, khi xương cột sống trên cột sống hoặc hẹp cột sống và chèn ép lên một phần của dây thần kinh sẽ gây ra các triệu chứng như viêm, đau và thường bị tê ở chân.
Nguyên nhân nào dẫn đến đau dây thần kinh tọa?
Dựa vào những kinh nghiệm từ nhiều ca bệnh thực tế, các bác sĩ đã tổng hợp nguyên nhân chính gây ra bệnh lý gồm:
- Thoát vị đĩa đệm: Nghiên cứu cho thấy người bệnh bị thoát vị đĩa đệm ở vị trí L5S1 và L4L5 có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa. Nguyên nhân chủ yếu là bởi chất nhầy đĩa đệm thoát khỏi bao xơ sự trực tiếp, gây ra lực chèn ép lên dây thần kinh tọa, và tạo ra tổn thương.
- Một số loại bệnh về xương khớp khác: Không chỉ có thoát vị đĩa đệm mà bệnh nhân mắc các bệnh lý hẹp ống sống, trượt đốt sống, viêm đĩa đệm cột sống cho đến người mắc thoái hóa cột sống thắt lưng đều có khả năng bị tổn thương dây thần kinh tọa cao hơn bình thường.
- Chấn thương vùng thắt lưng trở xuống: Chấn thương dạng này cần được điều trị sớm, chính xác và dứt điểm. Nếu không thì rất dễ gây ra đau dây thần tọa.
- Sinh hoạt, vận động sai tư thế: Nguyên nhân này không trực tiếp dẫn đến đau dây thần kinh tọa nhưng người nào đứng quá nhiều, ngồi quá nhiều, thường xuyên đi giày cao gót trong thời gian dày rất dễ mắc thoát vị đĩa đệm.
- Do tuổi tác: Quá trình lão hóa là điều ai cũng phải trải qua vậy nên rất khó để phòng tránh từ nguyên nhân này. Vì người già cột sống người bệnh càng dễ bị thoái hóa, một khi cột sống xuống cấp thì dây thần kinh tọa rất nhanh sẽ bị ảnh hưởng.
Bệnh lý đau thần kinh tọa gây nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh tọa không gây nguy hiểm tức thì vì nó không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nhưng bệnh lý này vẫn rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh một cách rõ rệt. Nếu không điều trị dứt điểm và kịp thời bạn có khả năng phải chịu những biến chứng sau:
- Cứng cột sống
- Teo cơ vận động
- Bại liệt
- Suy giảm chức năng của cơ vòng đường ruột hoặc bàng quang,…
Phân biệt đau dây thần kinh tọa với bệnh lý dễ nhầm lẫn
Vẫn còn nhiều người khó khăn khi phân biệt cơn đau do dây thần kinh tọa tổn thương và đau do thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó đau dây thần kinh tọa và hội chứng Piriformis có cùng nguyên nhân là do sự chèn ép dây thần kinh kinh tọa. Sau đây là những đặc điểm cơ bản giúp bạn phân biệt các căn bệnh này.
Đau thần kinh tọa thoát vị đĩa đệm làm sao để phân biệt?
Giống nhau: Cơn đau dây thần kinh tọa và đau do thoát vị đĩa đệm đều ở khu vực từ thắt lưng chạy xuống chân. Cảm giác đau nhức gia tăng đáng kể khi người bệnh chuyển động, nhất là khi vận động thể chất mạnh hay khuân vác nặng.
Khác nhau:
- Đau dây thần kinh tọa: Cơn đau thường chỉ xảy ra ở một bên cơ thể và lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Bệnh lý này có thể cải thiện rõ rệt trong thời gian ngắn nếu được phát hiện sớm.
- Thoát vị đĩa đệm: Cơn đau có thể xảy ra ở một (thoát vị một bên) cũng có thể là cả hai bên cơ thể, đặc biệt là sẽ đau dữ dội ở phần thắt lưng. Cách cải thiện hiệu quả nhất là giải quyết được nguyên nhân gây chèn ép.
Phân biệt đau dây thần kinh tọa và hội chứng Piriformis
Giống nhau: Các triệu chứng tương đối giống nhau như phạm vi cơn đau có lan vi rộng, chạy dọc từ thắt lưng, lan xuống mông cho đến cả bàn chân và ngón chân. Người bệnh sẽ cảm thấy tê nhức, ngứa ran một bên cơ thể vô cùng khó chịu.
Khác nhau:
- Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thường là vì thoát vị đĩa đệm, những nguyên nhân khác không thường xuyên gặp. Hầu hết các cơn sẽ dữ dội hơn, đặc biệt tập trung ở hông, đến mức người bệnh đi khập khiễng rất khó khăn. Chứng bệnh này gây ám ảnh bởi mỗi cử động đều gây đau nhức khó chịu.
- Hội chứng Piriformis: Người bệnh thường bị đau ở đùi do do cơ hình lê bị co cứng, bó chặt nên phần đau ở nhóm cơ này. Piriformis có thể giảm đi nếu người bệnh đi bộ và chú ý hướng bàn chân ra ngoài nhằm giúp khớp háng xoay ra ngoài từ đó giảm áp lực bó chặt cơ hình lê.
Đau thần kinh tọa có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải đau dây thần kinh tọa gây cản trở cuộc sống và công việc. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá hoang mang lo sợ vì các bác sĩ chuyên khoa xương khớp đã tuyên bố bệnh đau dây thần kinh tọa có thể chữa được.
Mặc dù việc điều trị không hoàn toàn dễ dàng, cần phải được triển khai sớm, dùng đúng phương pháp nhưng vẫn có thể chữa khỏi. Bạn cần biết là hiệu quả điều trị bệnh phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái tinh thần, thái độ hợp tác và sự kiên trì của người bệnh.
Những ca bệnh được phát hiện, chữa trị sớm và tuân thủ tốt theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì cơ hội khắc phục rất cao. Nếu trường hợp tổn thương ít nghiêm trọng thì việc đẩy lùi bệnh sau 2 – 3 tháng điều trị là có thể.
Một số biện pháp điều trị đau thần kinh tọa cần nhớ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, nếu người bệnh cẩn trọng, phát hiện và điều trị từ sớm thì hoàn toàn có thể hồi phục. Những phương pháp đang được các bác sĩ xương khớp sử dụng là:
Sử dụng thuốc Tây
- Thuốc giảm đau: Cho hiệu quả giảm cơn đau tức thời vì Paracetamol có thể ức chế Cyclooxygenase.
- Thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Tên y học là NSAIDs thông thường sẽ được chỉ định cho người bệnh đã đau nhức nặng kèm viêm nhiễm. Thuốc được bác sĩ kê đơn vì nguy cơ tác dụng phụ gây hại đến tim, gan, thận,…
- Thuốc giãn cơ: Phổ biến nhất là Tolperisone và Eperisone hiệu quả nhanh, tức thời để giảm tình trạng co thắt ở cơ. Tác dụng của Tolperisone ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương còn công dụng chính của Eperisone là thư giãn cơ vân, cơ trơn mạch máu điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả.
- Opioid: Đây là loại thuốc giảm đau dây thần kinh tọa chuyên dụng cho những ca bệnh rất nặng, có thể gây nghiện nên phải thật cẩn thận khi dùng thuốc.
Vật lý trị liệu là phương pháp hữu hiệu được đánh giá cao
Thuộc nhóm phương pháp điều trị bảo tồn được người bác sĩ xương khớp khuyên dùng vì tính an toàn. Sau một thời gian hệ thống xương khớp sẽ linh hoạt hơn và nhanh chóng nhận thấy sự suy giảm của cơn đau. Cụ thể:
- Massage khu vực đau nhức bằng các bài vật lý trị liệu riêng
- Tập luyện một số bài tập bổ trợ cho cột sống thắt lưng hoặc cơ lưng từ nhằm cải thiện độ linh hoạt của cột sống
- Thực hiện một số biện pháp chuyên sâu để giải tỏa áp lực lên đĩa đệm cột sống
Chữa đau thần kinh tọa thông qua phẫu thuật
Khi điều trị bảo tồn cũng không đạt được hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh phẫu thuật để giải quyết. Hai các phẫu thuật thông dụng là thực hiện phẫu thuật nhân đĩa đệm hoặc phẫu thuật cắt cung sau của đốt sống
Chữa bằng Đông y
Cụ thể bệnh sẽ được điều trị dựa trên các thể bệnh như phong hàn, thấp nhiệt, huyết ứ,… Bằng cách kết hợp một số loại thảo dược như Hoàng bá, Thiên niên kiện, Bí kỳ nam,… Thuốc Đông y không hiệu quả ngay lập tức nhưng sẽ đẩy lùi các triệu chứng bệnh hiệu quả, an toàn.
Kỹ thuật được chỉ định để chẩn đoán đau thần kinh tọa
- Chụp X-quang vùng cột sống thắt lưng để tìm ra nguyên nhân chính xác.
- Chụp cộng từ MRI vùng cột sống thắt lưng nhằm xác định được vị trí, dạng và mức độ tổn không thể phát hiện bằng X-quang. Chụp CT cắt lớp thay thế cho chụp MRI nếu người bệnh không đủ kinh tế nhưng hiệu quả sẽ thấp hơn.
- Điện cơ EMG để phát hiện và đánh giá tổn thương dây thần kinh từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Phòng ngừa đau bệnh lý, giảm nguy cơ mắc bệnh
Không thể ngăn ngừa triệt để đau dây thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát. Nhưng vẫn có những cách để giảm khả năng mắc bệnh cũng như giảm cơn đau:
- Tập thể dục thường xuyên: Giữa cho lưng hoạt động tốt, các cơ được vận động và dẻo dai hơn.
- Duy trì tư thế ngồi chuẩn: Ngồi thẳng lưng không xiên vẹo cột sống, giữ đường cong bình thường của lưng đồng thời giữ độ cao của đầu gối và hông phù hợp với tư thế ngồi.
- Nếu cần mang vác nặng vẫn hãy giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về đau thần kinh tọa chi tiết và đầy đủ từ cách nhận biết cho đến phương pháp phòng ngừa và cách điều trị. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích để bạn hiểu hơn về căn bệnh này từ đó có cách xử lý phù hợp.