HomeBlogHở hàm ếch và hành trình tìm lại nụ cười bị khiếm...

Hở hàm ếch và hành trình tìm lại nụ cười bị khiếm khuyết

- Advertisement -spot_img

Hở hàm ếch không phải là một căn bệnh và không thể điều trị bằng các phương thuốc. Và liệu có cách nào có thể phát hiện và điều trị sứt môi, hở hàm kịp thời hay không? Thông tin của bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc từ A-Z về dị tật sứt môi,  hàm ếch chắc hẳn mọi người sẽ quan tâm đến.

Tìm hiểu về khái niệm bị sứt môi, hở hàm ếch là gì?

Hở hàm ếch (sứt môi) đây là dị tật bẩm sinh, người bệnh có khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Theo thống kê của Y tế Thế giới thì tỉ lệ trẻ mắc phải dị tật này rất thấp, cứ một trăm nghìn đứa trẻ sinh ra thì sẽ có một bé mắc phải căn bệnh này.

Tuy dị tật này không ảnh hưởng về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Cơ thể trẻ vẫn có thể phát triển bình thường về cả vóc dáng và trí tuệ. Nhưng nó lại gây khó khăn về mặt sinh hoạt bình thường như ăn, uống và quan trọng hơn hết là ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ khiến trẻ cảm thấy tự ti và xấu hổ với mọi người.

Tìm hiểu về khái niệm bị sứt môi, hở hàm ếch là gì?
Nên siêu âm thai kỳ thường xuyên để phát hiện hở hàm ếch ở trẻ

Bị sứt môi và tật hàm ếch có thật sự không thể cứu vãn được nụ cười trên gương mặt không? Việc không may bị hở hàm có thể khiến họ mất đi một sự tự tin vốn có, luôn luôn đối xử không công bằng với bản thân, mất đi nụ cười đáng ra phải luôn hiện diện trên môi.

Dị tật sứt môi, hở hàm ếch là do sự phát triển không bình thường của các tế bào mô mềm ở miệng của thai nhi trong quá trình thụ thai. Dị tật này thường xuất hiện ở môi trên của trẻ, ở phần liên kết giữa mũi và miệng sẽ bị khuyết. Khi bị mắc dị tật này trẻ sẽ bị khó khăn về việc ăn uống và hệ thống hô hấp.

Nguyên nhân xảy ra dị tật sứt môi hở hàm ếch ở trẻ

Hở hàm ếch cũng có nhiều loại với các đặc điểm nhận dạng khác nhau như: hở một phần, hở toàn bộ, khe hở ở màng, khe hở ở ổ xương…Tuy được phân ra nhiều loại nhưng suy cho cùng thì nó đều có những ảnh hưởng nhất định đối với người mắc phải. 

Có thể nhắc đến một số nguyên nhân tiêu biểu gây ra dị tật hở môi như sau: về gen di truyền có ở bố hoặc ở mẹ bị hở hàm thì con sinh ra có tỷ lệ di truyền dị tật này lên đến 50% – 70%. 

Người mẹ bị nhiễm virus khiến đứa trẻ bị hở hàm ếch

Mẹ có thể bị nhiễm virus Rubella, sởi, cảm cúm,…trong quá trình mang thai thì nguy cơ cao trẻ dễ mắc dị tật. Bên cạnh đó mẹ cũng nên tìm hiểu và lưu ý không nên nạp lượng vitamin A quá cao vào cơ thể, vì vitamin A có thể gây ra tình trạng quái thai (dị tật) sau sinh.

Hở hàm ếch do không bổ sung đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé

Các mẹ không chú ý đến việc bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong suốt hành trình mang thai. Từ đó, sau sinh đề kháng của trẻ sẽ yếu đi vì thiếu mất những chất dinh dưỡng quan trọng như: axit folic, canxi, vitamin B12 và vitamin B5,…

Chế độ sống của gia đình không lành mạnh

Mẹ không vận động, hay uống bia, rượu và hay sử dụng các chất kích thích có hại thì tất nhiên sẽ không tốt cho trẻ. Cuối cùng là sinh sống trong một môi trường độc hại, khi đó người mẹ đang có bầu thường xuyên tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của khói thuốc, khí bụi, nhiễm phóng xạ, nhiễm hóa chất,…

Dị tật hở hàm ếch ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Dị tật hở hàm ếch ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn
Dị tật hở hàm ếch nên răng lợi của trẻ cũng không được bình thường

Hầu hết các ca hở hàm đều được hình thành từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ, do đó khi vừa chào đời thì có thể phát hiện ngay dị tật ở môi của trẻ. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của những công nghệ trong y khoa, việc chẩn đoán khả năng dị tật qua siêu âm thai hoặc thông qua làm xét nghiệm vô cùng phổ biến.

Siêu âm thông qua việc sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh 3D của thai nhi trong bụng mẹ. Qua đó, bác sĩ có thể dễ dàng thấy được sự khác biệt trong cấu trúc khuôn mặt của trẻ. Thường thì các mẹ có thể thực hiện siêu âm vào tuần thứ 15 của thai kỳ. Bào thai càng phát triển lớn thì xác suất chẩn đoán chính xác càng cao.

Nếu như kết quả của việc siêu âm cho thấy thai nhi có nguy cơ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch thì bác sĩ có thể thực hiện ngay các xét nghiệm bằng cách lấy mẫu nước ối từ tử cung của người mẹ. Khi đó mới có thể khẳng định chính xác kết quả xét nghiệm thai nhi có dị tật hở hàm hay không.

Điều trị bệnh sứt môi bằng cách nào để có nụ cười tự tin

Điều trị hở hàm ếch bằng cách nào để có nụ cười tự tin
Điều trị sớm khi cấu trúc xương của bé còn non để vết sẹo nhanh mờ

Việc phẫu thuật còn phải tùy theo tình trạng dị tật của từng trẻ khác nhau thì sẽ có quy trình phẫu thuật vòm miệng, may lại vết hở khác nhau. Kết quả phẫu thuật sẽ không đẹp ngay từ lần đầu tiên mà còn có thể thực hiện phẫu thuật lại rất nhiều lần để đem lại kết quả tốt nhất cho người bị sứt môi.

Giai đoạn điều trị hở hàm ếch trẻ sơ sinh 

Ba mẹ nên kiểm tra rõ tình hình sức khỏe của mình trước khi có kế hoạch mang thai. Nếu ba mẹ mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai,… mà không chữa trị kịp thời và triệt để thì con cái sinh ra sẽ rất dễ mắc dị tật bẩm sinh và dị tật hở hàm cũng nằm trong số đó.

Khi vừa sinh ra, việc mắc phải dị tật không đáng có khiến bé chịu nhiều thiệt thòi hơn so với người khác. Việc hô hấp và tự thở của bé còn khó khăn nên bé cần phải được theo dõi trong phòng chăm sóc đặc biệt. Đến khi tầm 3 đến 6 tháng tuổi bé đủ cứng cáp và đạt chỉ số sức khỏe ổn định mới tiến hành phẫu thuật sửa môi được.

Điều trị hở hàm ếch cho trẻ trước độ tuổi thiếu niên

Trẻ lớn hơn 12 tháng tuổi trở đi bắt đầu có thể tiến hành công đoạn lấn sâu vào chỉnh sửa phần cấu trúc xương hàm và mũi. Vì trẻ bị mắc dị tật này răng sẽ bị khuyết đi theo phần môi. Đồng thời dị tật này cũng ảnh hưởng đến khả năng nghe nói của bé do đó cần kết hợp thêm điều trị phục hồi khả năng nghe và nói.

Giai đoạn trẻ bị sứt môi đã trưởng thành ở tuổi vị thành niên

Giai đoạn trẻ hở hàm ếch đã trưởng thành ở tuổi vị thành niên
Qua tạo hình thẩm mỹ nên không còn nhận ra khiếm khuyết năm xưa

Hiện nay hở hàm được các nhà khoa học và chuyên gia y tế xem đây là một dạng của dị tật bẩm sinh, cho đến ngày nay vẫn chưa tìm ra và kết luận được nguyên nhân hình thành dị tật này một cách rõ ràng. Nhưng trước mắt có thể dự đoán nguyên nhân dẫn tới dị tật này có thể do các yếu tố như di truyền hay môi trường,…

Ở độ tuổi này trẻ đã lớn và quan tâm nhiều đến vấn đề ngoại hình. Dị tật gây ra sứt môi để lại cho trẻ những ám ảnh về cả sức khỏe thể xác và tinh thần. Do đó cần phải tiến hành quy trình cắt gọt lại hàm nhằm chống móm và phẫu thuật mang tính thẩm mỹ lại các đường sẹo may môi mũi một lần nữa để trẻ có thể cảm thấy tự tin hơn.

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc trẻ bị sứt môi

Bên cạnh việc điều trị thì chăm sóc trẻ bị dị tật sứt môi cũng rất cần thiết và quan trọng. Vì sinh ra với khuôn miệng không được nguyên vẹn, trẻ gặp nhiều khó khăn với việc ăn uống từ đó dẫn đến trẻ bị suy nhược cơ thể. Việc gia đình chăm sóc cho bé một sức khỏe thật tốt cũng giúp cho việc điều trị trở nên hoàn thiện hơn.

Đối với việc cho trẻ bú hoặc ăn chắc chắn mẹ sẽ không thể thực hiện như bình thường được. Khi đó mẹ nên điều chỉnh tư thế bú hoặc ăn cho bé theo hướng để lưng bé dốc thẳng lên để trẻ ngồi hoặc đứng. Việc cho bé bú trực tiếp không khả thi thì các bà mẹ cũng có thể hút sữa ra rồi cho bé bú sữa bằng bình.

Hướng dẫn phương pháp chăm sóc trẻ bị sứt môi
Cho bé bú sữa nên dốc người bé lên để sữa không bị trào lên mũi

Vấn đề vệ sinh vết hở cũng vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần phải vệ sinh răng miệng đều đặn sau mỗi bữa ăn của bé, đặc biệt là ở vết hở để tránh việc vi khuẩn hình thành tiếp xúc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết thương của bé.

Bị khiếm khuyết ở môi nên việc phát âm và nói chuyện của trẻ cũng bị hạn chế. Gia đình nên tập nói cho bé ngay từ sớm, đồng thời kết hợp với phác đồ điều trị tại nhà của bác sĩ cho bé. Đưa bé đi tái khám để các chuyên gia có thể kiểm tra vết phẫu thuật đều đặn giúp bé mau chóng hồi phục.

Dự phòng nguy cơ hở hàm ếch cho trẻ nhỏ

Đây cũng là tâm lý hiển nhiên của các gia đình có con bị sứt môi, hở hàm ếch bẩm sinh nói chung. Ai cũng mong muốn con sinh ra được lành lặn và khỏe mạnh do đó bố mẹ luôn quyết tâm điều trị đến cùng để con có vẻ ngoài tự tin nhất. Để phòng ngừa nguy cơ hở hàm cho trẻ nhỏ, bố mẹ cần thực hiện một số phương pháp sau.

Các cặp vợ chồng khi sinh con cần thực hiện xét nghiệm chọc ối hoặc xét nghiệm di truyền khác theo chỉ định bác sĩ để tránh một số dị tật bẩm sinh liên quan. Đặc biệt, các mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin dùng trước khi sinh để thai nhi có thể hấp thụ được dưỡng chất cần thiết.

Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại trong giai đoạn mang thai để tránh được các dị tật bẩm sinh. Mọi người cần chuẩn bị một sức khỏe tốt và không sử dụng tùy tiện các loại thuốc gây hại cho cơ thể.

Lời kết

Hở hàm ếch không khó điều trị, người bị dị tật cũng không bị phân biệt đối xử. Với sự phát triển vượt bậc của phẫu thuật thẩm mỹ thì có một nụ cười đẹp nằm ở tầm tay của bạn. Do đó nếu bất kì ai trong chúng ta không may gặp phải khiếm khuyết thì hãy tự tin sống hết mình sau khi đọc bài viết nhé.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img