Nấm da là một trong những bệnh phổ biến hiện nay, do một số loại nấm nhiễm trùng gây ảnh hưởng nặng đến da của người bị bệnh. Chính vì vậy, trong bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu và xem xét rõ hơn những căn bệnh nấm ngoài da phổ biến, cách điều trị và phòng ngừa.
Nhiễm nấm da là gì ?
Nhiễm nấm da hay còn gọi là bệnh nấm, là một bệnh ngoài da do những vi nấm gây nhiễm trùng ở mô keratin hóa như da, lông, tóc, móng,… Xuất phát của bệnh này là do những vi nấm ưa keratin gây ra.
Nấm da gây bệnh với những triệu chứng dễ nhận thấy trên cả cơ thể của con người và động vật, tuy nhiên vi nấm này rất ít khi gây nhiễm bệnh tại các cơ quan bên trong cơ thể.
Những vị trí nhiễm trùng người bệnh có thể thường thấy là những vùng da kín, thường xuyên tiết mồ hôi như nách, bẹn, thắt lưng, kẽ chân, tóc, móng,… Vì đây đều là những vùng kín nên thường xuyên bị người bệnh ngó lơ, vì thế là cơ hội để cho vi nấm có thể phát triển một cách nhanh chóng và gây ra bệnh nhiễm nấm da.
Mắc dù tính nguy hiểm đến mạng sống của người bệnh tuy không cao nhưng nếu da bị nhiễm vi nấm thường xuyên và kéo dài trong một khoảng thời gian thì sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều trong hoạt động sinh hoạt của người bệnh.
Một số bệnh nhiễm nấm da phổ biến hiện nay
Như tên của căn bệnh, nấm da thông thường sẽ ảnh hưởng đến da của cơ thể bản, ngoài ra vẫn có một số vùng khác có thể nhiễm nấm như màng nhầy, âm đạo hay là miệng. Bên dưới sẽ nêu lên một số bệnh nhiễm nấm phổ biến mà người bệnh có thể mắc phải
Nấm da Corporis (hắc lào)
Bệnh hắc lào là một trong những bệnh nhiễm nấm phổ biến hiện nay. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ bị nhiễm nấm da ở những vị trí vùng da kín, thường xuyên có nước, ẩm ướt như bẹn, mông,… sau đó lan ra khắp toàn thân. Đặc biệt bệnh sẽ trở nên khó điều trị và lan rộng nhanh chóng nếu như người bệnh tự ý bôi thuốc có chứa thành phần corticosteroid.
Vì vậy, những người đã từng mắc bệnh và đang phải học tập, lao động trong môi trường nóng, ẩm thường xuyên phải tiết mồ hôi thì nguy cơ để bệnh tái phát rất cao. Tuy nhiên, bệnh hắc lào cũng không nghiêm trọng và người bệnh có thể điều trị một cách dễ dàng nhờ vào thuốc chống nấm.
Nấm chân (Tinea pedis)
Nấm da chân là bệnh nấm thường phát triển ở vị trí khe giữa các ngón chân, là một bệnh nhiễm trùng do nấm ảnh hưởng đến da của bàn chân, đặc biệt là những khe hở giữa các ngón chân,
Nấm da đầu
Nấm da đầu là loại bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và cách điều trị cũng cực kỳ đơn giản là uống thuốc theo toa của bác sĩ kết hợp với sử dụng dầu gội đầu chống nấm. Các vi nấm sẽ phát triển và lan rộng gây ảnh hưởng đến phần da đầu của người bệnh và các sợi tóc.
Lang ben
Bệnh lang ben là một bệnh nhiễm nấm do những nấm men gây ra khiến cho các mảng da bị ảnh hưởng biến đổi thành màu trong sáng hơn hoặc tối hơn phần còn còn lại, có thể có màu hồng, đỏ, rám nắng hoặc nâu và có hình bầu dục nhỏ.
Những mảng da đổi màu này thường xuyên xuất hiện ở các vị trí như lưng, ngực và cánh tay trên. Các mảng này sẽ khiến cho vị trí đó thường ngứa, bong tróc hoặc có thể là có vảy và bệnh lang ben dễ xảy ra vào mùa hè hoặc ở những vùng có độ ẩm cao.
Nấm Candida ở da
Sở dĩ có cái tên như vậy, vì đây làm một bệnh nhiễm nấm do nấm có tên Candida gây ra trên cơ thể người. Loài nấm Candida sẽ tồn tại tự nhiên trên da và bên trong cơ thể của chúng ta, khi chúng phát triển quá mức thì nhiễm trùng có thể xảy ra.
Nấm Candida chỉ xảy ra ở những vị trí mà thường bị ngó lơ hay những vị trí ấm, ẩm thường xuyên bị dính nước, kém thông thoáng như vùng da dưới vú hay các nếp gấp của mông.
Triệu chứng của bệnh nhiễm nấm da
Bệnh nấm sẽ có những triệu chứng rõ ràng, dễ nhận diện nằm tại vị trí da bị ảnh hưởng. Nên người bệnh cần để ý, phát hiện kịp thời để có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh một cách nhanh nhất có thể. Dưới đây là một số triệu chứng tương ứng với từng loại nấm mà người bệnh có thể mắc phải
Triệu chứng của bệnh hắc lào
Đối với nấm da do bệnh hắc lào gây ra thì người bệnh có thể thấy được những phát ban hình vòng, nhiều cung, phần trung tâm tổn thương là những vùng da lành, xung quanh bờ tổn thương thường có vảy, đỏ da và mụn nước. Nếu để phát ban tiếp xúc với nước sẽ tạo điều kiện cho các vi nấm lây lan sang những vị trí khác và thường gây ngứa, khó chịu.
Triệu chứng của bệnh nấm chân
Các triệu chứng điển hình của bệnh nấm da ở chân là người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu ở chân, có cảm giác nóng, châm chích giữa những ngón chân hoặc lòng bàn chân. Ngoài ra, da bàn chân sẽ có sự biến đổi sang màu đỏ, có vảy khô hoặc bong da, tróc da, da nứt nẻ hoặc có thể phồng rộp lên.
Biểu hiện bệnh thường gặp của bệnh nấm da đầu
Biểu hiện của bệnh chính là xuất hiện những mảng hói cục bộ màu đỏ và có thể xuất hiện vảy xung quanh vùng da bị tổn thương . Vùng da bị tổn thương sẽ bị đóng vảy, ngứa và khiến cho người bị nấm da đầu cảm giác đau tại những vị trị mảng da bị nấm.
Bệnh nấm da có lây không?
Vi nấm trên da của cơ thể người bệnh có thể lây truyền và gây bệnh thông qua nhiều đường khác, theo nhiều cách khác nhau. Con người có thể bị nhiễm nấm da khi bị các bào tử nấm trong không khí và những môi trường khác như nước, đất,… hoặc khi tiếp xúc với những người bệnh, sử dụng chung đồ.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh nấm da phổ biến
Chẩn đoán bệnh nấm da cần dựa vào những yếu tố liên quan đến cơ thể như dịch tễ, biểu hiện tổn thương trên da và các xét nghiệm chẩn đoán căn nguyên của bệnh. Yếu tố dịch tễ có thể được kể đến như tiếp xúc với người bị nấm, nấm móng, các yếu tố khác,… Các biện pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh mà bác sĩ có thể sử dụng để khám cho người bệnh như:
- Soi đèn Wood.
- Cạo vùng tổn thương da, móng, tóc,… nhuộm soi.
- Nuôi cấy và phân lập, phân tích vi nấm.
- Thực hiện phản ứng PCR.
- Mô bệnh học hay một vài thử nghiệm như nuôi cấy vi nấm, sử dụng kính hiển vi huỳnh quang.
Cách phòng ngừa và chữa bệnh nấm da phổ biến
Hiện nay đã có nhiều toa thuốc, nhiều phương pháp mà người bệnh có thể lựa chọn để tiêu diệt, loại bỏ những vi nấm cho cơ thể. Tuy không được xếp là loại bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh cần phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa dưới đây để có thể bảo vệ được da của chính mình.
Để điều trị bệnh nấm da đầu thì người bệnh cần phải biết phân biệt bệnh với một số thương tổn, vị trí bị nhiễm nấm để có thể thực hiện điều trị bệnh hiệu quả. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng vi nấm mà người bệnh có thể lựa chọn như: sử dụng thuốc kháng nấm, phác đồ điều trị,…
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh nấm da hiệu quả, đơn giản
Để phòng bệnh, mọi người cần phải áp dụng những biện pháp bảo vệ da, hạn chế làm da bị thương, có vết trầy, vết xước, phải thường xuyên vệ sinh da, đặc biệt là những vùng kín hay ra mồ hôi như nách, bẹn,…
Sử dụng dầu gội, tắm giặt thường xuyên, tránh bụi bặm, tránh ẩm ướt,… vệ sinh cá nhân, vệ sinh móng tay, móng chân, cắt tỉa gọn gàng để các vi nấm không có cơ hội tiếp cận với da của bản thân.
Thường xuyên vệ sinh xung quanh khu vực sống, môi trường sống sạch sẽ, gọn gàng, tránh những nơi chật hẹp, ẩm ướt. Hạn chế sử dụng đồ chung và những vật dụng cá nhân để tránh việc vi nấm lây lan từ người này sang người khác. Người mắc bệnh cần phải điều trị sớm, đúng cách, xử lý dụng cụ điều trị đúng quy định, vệ sinh đúng cách để loại bỏ vi nấm triệt để nhất có thể.
Các biện pháp điều trị bệnh nấm da hiện nay
Đa số người bị mắc bệnh sẽ sử dụng thuốc để có thể điều trị nấm tại nhà, tại chỗ, trong những trường hợp nhiễm trùng lan rộng, khó điều trị thì người mắc có thể uống thuốc khác nấm kết hợp với yếu tố vệ sinh và chăm sóc tại nhà.
Một số nhóm thuốc mà người mắc bệnh có thể tham khảo để thực hiện điều trị và loại bỏ những vi nấm ở trên da của mình:
- Thuốc mỡ: Benzosali, thuốc kháng nấm tại chỗ như clotrimazole, ketoconazole,…
- Thuốc viên con nhộng, thuốc uống: Terbinafine Itraconazole, Fluconazole,…
Người bệnh khi sử dụng thuốc cần đọc kỹ các thành phần của thuốc để tránh những tác dụng phụ không đáng có gây tổn thương cho cơ thể người bệnh, người sử dụng thuốc.
Trong những trường hợp tổn thương da quá nặng, tốc độ lan rộng nhanh thì người bệnh có thể sử dụng phác đồ điều trị để chữa bệnh. Người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ, tại những vùng da bị ảnh hưởng, bị tổn thương kết hợp với thuốc chống nấm với liều lượng như sau:
- Itraconazole: 200mg/ngày từ 1 đến 2 tuần
- Terbinafine: 250mg/ngày từ 2 đến 4 tuần
- Griseofulvin: 500mg/ngày trong thời gian từ 4 đến 6 tuần
Ngoài ra, người bệnh cần phải tuân thủ theo sự tư vấn điều trị và áp dụng các biện pháp khuyến cáo của bác sĩ để tránh tác phát bệnh sau khi thực hiện điều trị hay bệnh phát tán mạnh hơn.
Kết luận
Nấm da tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng khi để vi nấm phát triển nhanh, lan rộng sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, mọi người phải biết được nguyên nhân và cách phòng ngừa để có thể bảo vệ da của mình trước những vi nấm gây bệnh.