HomeHỏi đápPolyp túi mật và cách khắc phục mọi triệu chứng từ a...

Polyp túi mật và cách khắc phục mọi triệu chứng từ a – z

- Advertisement -spot_img

Polyp túi mật là một bệnh lý, dễ khiến người mắc căn bệnh này cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Nhiều người khi nghe đến cái tên polyp thường hoảng loạn vì cho rằng đây là một căn bệnh nguy hiểm, ngang với u hay ung thư. Với những người mới mắc polyp sẽ không tránh khỏi điều này, liệu nó có lành tính hay không, có cần chữa trị hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp ý kiến của chuyên gia dưới đây.

Thế nào là bệnh polyp túi mật?

Polyp túi mật hiểu đơn giản là một loại u nhú, theo thời gian và chế độ sinh hoạt sẽ mọc lên trong thành niêm mạc tuyến túi mật và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Polyp này có thể mọc 1 u hoặc mọc thành từng cụm, gọi là đa polyp. 

Số lượng người mọc polyp theo thống kê, có đến 5% những người trưởng thành. Tuy nhiên tùy vào cơ địa và thể chất mà dạng polyp cũng sẽ khác nhau. Thông thường có 5 loại polyp phổ biến như sau:

  • Polyp cholesterol: Loại polyp này là loại thường thấy nhất đối với các bệnh nhân trưởng thành. May mắn là dạng này sẽ không chuyển hóa thành u ác tính. Khi người bệnh nhiễm dạng polyp này, niêm mạc sẽ trở thành màu đỏ tươi, xen kẽ đó là các vùng lipid ngả vàng. Điều này có thể soi rõ nếu người bệnh đi khám định kỳ nội soi.
  • Adenomyomatosis: Dạng polyp này có tỷ lệ người mắc ít hơn, chiếm 25% trong số tổng bệnh nhân mọc polyp. Dạng này cũng nguy hiểm hơn vì nó có nguy cơ phát triển lên thành ung thư. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa trị hoặc cắt bỏ.
  • Polyp viêm: Tỷ lệ 10% trong số tổng bệnh nhân polyp, với đặc điểm là kích thước polyp nhỏ, đặc biệt nó không phải là một khối u.
  • U tuyến túi mật: Có nguy cơ triển biến thành ác tính với khối u lên tới 20mm.
  • Một số dạng polyp hiếm gặp khác như khối u tế bào, u xơ/mỡ,…
Polyp túi mật xuất hiện với các triệu chứng nhẹ
Polyp túi mật xuất hiện với các triệu chứng nhẹ

Căn nguyên dẫn đến polyp túi mật

Tất cả mọi bệnh lý đều có thể xuất phát từ chính cơ thể hoặc yếu tố khách quan bên ngoài. Mặc dù polyp túi mật là một hiện tượng bệnh lý lành tính, không gây nguy hiểm hay cản trở các chức năng của cơ thể, nhưng nó vẫn cần được quan tâm và theo dõi. Theo như giới y học, polyp có thể xuất hiện khi:

Bệnh nhân polyp túi mật đã từng bị bệnh gan

Như đã nói, bệnh polyp hầu hết xuất hiện ở thành túi mật của người trưởng thành, tuổi càng cao lại càng dễ mắc phải. Với những người trên 60 tuổi, đặc biệt là có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến gan sẽ rất dễ xuất hiện các polyp trong túi mật. 

Bởi khi này, chứng năng gan không còn đạt hiệu suất như xưa, dễ khiến quá trình chuyển hóa, giải độc gặp vấn đề. Khi cơ thể bị rối loạn, cái túi polyp sẽ mọc ra như một lời cảnh báo.

Các bệnh nhân bị béo phì

Béo phì là nguyên nhân gây ra rất nhiều loại bệnh. Bởi khi béo phì, chỉ số mỡ trong máu sẽ tăng cao, làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi chất cũng như hoạt động của các cơ quan nội tạng. Khi này, thành túi mật cũng sẽ bị tác động gây xuất hiện polyp.

Do thói quen ăn uống gây ra polyp túi mật

Thói quen ăn uống là lý do thường thấy nhất khi bệnh nhân xuất hiện polyp ở túi mật. Nếu một ngày nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo, dung nạp nhiều cholesterol, dần dần sẽ hình thành nên các polyp tại túi mật. Bên cạnh đó, việc cơ thể bị thiếu cholesterol cũng sẽ là nguyên nhân khiến polyp xuất hiện.

Một số thực phẩm chứa nhiều cholesterol như tôm, bơ thực vật, thịt vịt, khoai tây chiên,…cần phải được cân, đo, đong, đếm khi sử dụng một cách hợp lý. Nếu nạp quá nhiều loại thực phẩm này trong thời gian dài sẽ gây thừa cholesterol, khiến quá trình chuyển hóa cholesterol gặp nhiều khó khăn. 

Ăn quá nhiều bơ gây thừa cholesterol
Ăn quá nhiều bơ gây thừa cholesterol

Polyp túi mật có biểu hiện gì?

Thông thường, người bệnh sẽ phát hiện ra polyp thành túi mật khi đi nội soi định kỳ. Polyp có thể hình thành mà không hề gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh, chính vì vậy, khi chưa có triệu chứng thường người bệnh sẽ không tự phát hiện ra. Tuy nhiên, polyp khi đến một giai đoạn nào đó cũng sẽ khiến cơ thể có chút phản ứng với những loại triệu chứng dưới đây.

Đau hạ sườn phải

Hạ sườn bên phải là vùng nằm ở phía bên phải, ngay dưới xương sườn, trên rốn. Người bệnh khi bị polyp nếu ấn vào vùng này sẽ thấy đau nhẹ, có triệu chứng đau hơi nhói giống như bị sỏi thận. Để kiểm chứng có đúng là polyp hay không, người bệnh nên đến gặp bác sĩ, các y bác sĩ thường sẽ biết rõ vị trí để ấn thử cũng như tiến hành nội soi cho bạn.

Đau trên vùng rốn là biểu hiện của polyp túi mật

Phải nói rằng polyp thành túi mật là một bệnh lý rất khó phán đoán qua các triệu chứng. Bởi triệu chứng của nó thường giống với các căn bệnh thông thường khác như ốm, đau dạ dày, sỏi thận. Nếu bạn ấn vào vùng trên rốn và thấy đau nhẹ, đó có thể là túi mật bị polyp. Tuy nhiên, điều này vẫn rất khó để xác định chính xác liệu bạn có thực sự mọc polyp hay không.

Một số dấu hiệu thường thấy khi bị polyp túi mật

Ngoài đau ở những vị trí xác định, polyp còn khiến bệnh nhân gặp phải một số tình trạng như buồn nôn, khó tiêu, nôn mửa, đầy bụng, chậm tiêu. Các triệu chứng này thường không kéo dài, vì vậy nếu polyp vẫn đang ở mức nhẹ, nó có thể không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người bệnh. Nhiều bác sĩ cho rằng người bệnh hoàn toàn sống chung được cùng polyp.

Polyp túi mật có triệu chứng như sỏi mật
Polyp túi mật có triệu chứng như sỏi mật

Độ nguy hiểm của polyp túi mật

Rất nhiều bệnh nhân hoang mang, lo sợ khi biết bản thân bị polyp ở túi mật hay không. Nhưng hiện nay, phần lớn các polyp đều là lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Các triệu chứng dù có nhưng không nhiều, có thể thuyên giảm và dứt điểm khi sử dụng thuốc hỗ trợ.

Dù vậy, vẫn không thể ngó lơ polyp thành túi mật bởi một số loại polyp hoàn toàn có thể biến chứng dần sang ác tính, hoặc gây ra một số bệnh như viêm túi mật, ứ dịch mật, nặng hơn nữa là ung thư. Con số biến chứng này không nhiều, do vậy nếu bạn kiểm tra định kỳ, thường xuyên và phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể ngăn chặn điều này.

Cách điều trị polyp túi mật

Có rất nhiều vấn đề xoay quanh việc điều trị polyp túi mật. Bởi không phải hễ bị polyp là bác sĩ sẽ điều trị hay cắt bỏ. Vì polyp chỉ có độ lớn tầm 10mm nên không ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vậy khi nào nên điều trị, liệu polyp có tự khỏi hay không, hãy tiếp tục theo dõi để được giải đáp.

Polyp túi mật có tự khỏi không?

Bác sĩ khẳng định rằng polyp không thể tự mất hoặc lặn đi. Nó có thể giữ 1 kích thước trong vòng nhiều năm mà không hề lớn lên hay không nhỏ đi tùy vào chế độ sinh hoạt của bệnh nhân. Điều duy nhất các y bác sĩ mong muốn người bệnh thực hiện là sinh hoạt đúng giờ giấc, quản lý dinh dưỡng bữa ăn để polyp túi mật không lớn lên, trở thành ung thư. 

Với những thắc mắc như polyp có lây qua đường nước bọt hay không thì xin khẳng định là căn bệnh này không lây từ người qua người. Đồng thời, polyp cũng không có cơ chế lây từ mẹ sang con hay di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Vì vậy mọi người có thể yên tâm khi tiếp xúc, ăn uống chung với những người bị polyp.

Như đã nói, polyp không cần điều trị trừ khi nó chuyển hóa thành ung thư. Vì vậy, thời gian điều trị được xác định là khi bệnh nhân phát hiện bệnh quá muộn, không có khả năng tự thuyên giảm triệu chứng. 

Điều trị polyp cần chỉ định của bác sĩ
Điều trị polyp cần chỉ định của bác sĩ

Cắt polyp túi mật

Phương pháp cắt polyp sẽ chỉ được sử dụng khi polyp của bệnh nhân đã biến chuyển thành u ác tính. Đây được xem là phương pháp hiệu quả và là phương pháp duy nhất để chữa trị polyp hiện nay. 

Khi polyp bắt đầu lớn hơn, có kích thước trên 10mm thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt, mổ. Trong quá trình polyp phát triển thành ác tính, có một số biểu hiện cụ thể như chân polyp lan rộng, tốc độ phát triển nhanh gấp đôi, người bệnh đau sốt, nôn mửa nhiều lần.

Khi cắt polyp, có hai cách là phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật hở. Vì kích thước của polyp khá bé nên thông thường, cách phẫu thuật nội soi là phương pháp được nhiều y bác sĩ khuyên lựa chọn. Chi phí cho mỗi lần phẫu thuật polyp phụ thuộc vào từng địa điểm, thường rơi vào 5 – 7 triệu đồng.

Sau khi phẫu thuật túi mật, người bệnh cần theo dõi sức khỏe xem có xuất hiện các tình trạng nhiễm trùng, chảy máu, rối loạn tiêu hóa hay không. Người bệnh cũng nên kiểm tra định kỳ, đo lường hiệu suất của chức năng gan mật sau khi phẫu thuật. Theo bác sĩ, người bệnh nên hạn chế ăn đồ dầu mỡ, thực phẩm có cholesterol cao, thực phẩm có đường hóa học để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Hỗ trợ điều trị polyp túi mật bằng thuốc

Ngoài cắt bỏ, người bệnh hoàn toàn có thể dừng tốc độ phát triển của polyp bằng cách sử dụng thuốc. Các loại thuốc tây phải qua chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không mua ngoài, tự ý sử dụng thuốc điều trị không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, những bài thuốc Nam quý cũng điều trị phục hồi chức năng gan, mật khá tốt. 

Một số vị thuốc như nhân trần, hoàng bá, diệp hạ châu, chi tử, chỉ xác,…khi nấu thành nước có thể uống thay nước lọc mỗi ngày. Không chỉ giúp cơ thể thư giãn, bài tiết độc tố mà còn giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Các vị thuốc này cũng giúp kháng viêm, hỗ trợ mật thải độc tốt hơn.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua thuốc đông y, bởi trên thị trường có rất nhiều mặt hàng khác nhau với giá cả khác nhau. Hãy đảm bảo sử dụng chuẩn vị thuốc, không pha tạp hàng kém chất lượng.

Cắt polyp khi kích thước tăng
Cắt polyp khi kích thước tăng

Kết luận

Bệnh polyp tại thành túi mật tuy không gây khó chịu hay nguy hiểm cho đa số người bệnh, nhưng nó vẫn gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Với các triệu chứng này, người bệnh có thể mua men tiêu hóa để xử lý. Cùng với đó là cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để đảm bảo cơ thể không thừa, thiếu cholesterol. Khám định kỳ để phát hiện polyp túi mật sớm nhất nhé.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img