Rối loạn lo âu là một chứng bệnh tâm lý không hề hiếm gặp. Người mắc bệnh này có biểu hiện thường xuyên lo sợ quá mức, không rõ lý do. Biểu hiện tiêu biểu nhất của bệnh này đó là người bệnh luôn trong tình trạng hoảng sợ và lo lắng. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về căn bệnh này, bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!
Bệnh rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là một bệnh liên quan đến tâm lý không hề hiếm gặp. Người mắc bệnh này có xu hướng thường xuyên lo lắng một tình huống, một vấn đề quá mức. Thậm chí, họ có thể lo lắng mà không vì vấn đề gì cả, vì những nguyên nhân rất vô lý.
Bệnh này khá phổ biến với đa dạng mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên nếu kéo dài tình trạng tâm lý bất ổn như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
Các loại của bệnh rối loạn lo âu thường gặp
Bệnh rối loạn tâm lý có nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại thường gặp của căn bệnh này.
Rối loạn lan tỏa
Đây là loại bệnh mà người bệnh có dấu hiệu bị lo lắng thái quá trước những hoạt động, những sự kiện trong cuộc sống. Người bệnh thường khó có thể kiểm soát được chứng lo sợ này.
Đi kèm với sự lo âu thái quá đó chính là những biểu hiện cơ thể căng thẳng, khó ngủ, bực bội, khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh.
Rối loạn lo âu ám ảnh cưỡng chế
Người bệnh có xu hướng lặp lại hành vi nhiều lần, bị ám ảnh không thể kiểm soát được. Ví dụ như những hành động lau dọn nhà liên tục, tắm liên tục vì sợ vi khuẩn,…
Loại ám ảnh này khiến cho người bệnh mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến những hoạt động xã hội của người bệnh. Những người xung quanh của họ cũng bị ảnh hưởng và khó chịu vì chứng ám ảnh cưỡng chế này.
Rối loạn hoảng loạn
Người bệnh khi mắc chứng rối loạn hoảng loạn sẽ luôn ở trong tình huống hoảng sợ cực độ. Những cơn hoảng sợ này diễn ra bất ngờ, khiến cho người bệnh có những phản ứng mạnh mẽ như khó thở, đau ngực, đau tim,…
Bệnh nhân thường có xu hướng không dám ở những nơi đông người, vì họ cho rằng nơi này dễ khiến cho họ rơi vào trạng thái hoảng sợ cực độ. Nếu bị nặng, người bệnh còn có biểu hiện chỉ muốn ở trong nhà, bị chứng hoảng sợ lấn át.
Mỗi người sẽ có những biểu hiện của chứng rối loạn hoảng loạn khác nhau. Biểu hiện chung thường là tim đập nhanh, nghẹt thở, choáng váng, đau tức ngực,… Nếu bị nặng hơn, người bệnh có thể cảm giác như phát điên.
Rối loạn lo âu xã hội
Người mắc chứng rối loạn này sẽ có xu hướng hoảng sợ quá mức với các sự kiện diễn ra hàng ngày. Đặc biệt nếu họ bị bẽ mặt trước đám đông, sự thể hiện trước đám đông của họ không như kỳ vọng thì họ sẽ thường bị lo lắng quá mức. Ví dụ như chứng bệnh sợ gặp người lạ, sợ phát biểu, sợ đèn sân khấu,…
Những triệu chứng cơ bản của bệnh rối loạn lo lắng
Có nhiều triệu chứng của bệnh rối loạn tâm lý. Nó có thể diễn ra một cách đột ngột hay kéo dài, từ từ. Người bệnh nếu phát hiện ra những dấu hiệu sau thì nên thăm khám bác sĩ để chữa trị kịp thời:
Lo lắng, căng thẳng không giữ được bình tĩnh
Đây được xem là triệu chứng tiêu biểu của bệnh này. Triệu chứng này ảnh hưởng đến người bệnh và cả người xung quanh rất nhiều.
Không giữ được bình tĩnh, đứng ngồi không yên: Đây là triệu chứng nhận thấy rõ ràng nhất của người bệnh khi bị lo âu quá mức. Bệnh nhân sẽ có xu hướng đi lại liên tục, nói nhiều, không thể suy nghĩ được gì nhiều.
Rối loạn lo âu làm mất đi khả năng tập trung
Người bệnh bị căng thẳng nhiều dẫn đến khả năng tập trung giảm sút. Nếu bị nặng hơn nữa, người bệnh có thể bị suy giảm cả trí nhớ. Họ sẽ có xu hướng sợ hãi vô cớ, không rõ nguyên nhân. Nếu để lâu, người bệnh có thể bị ám ảnh. Triệu chứng này thường khó phát hiện ra cho đến khi người bệnh phải xử lý tình huống cụ thể.
Lúc này có thể nhịp tim nhanh, thở gấp, tay chân run, ra nhiều mồ hôi, đi tiểu buốt, tê buốt tay chân,… Và bạn sẽ luôn cảm thấy đau mỏi khắp người, mệt mỏi cùng với đó là triệu chứng buồn nôn, choáng váng, cơn đau đầu triền miên: Những triệu chứng này thường xảy ra nhiều và kéo dài, người bệnh sẽ bị mất tự tin trong giao tiếp, cản trở cuộc sống hàng ngày.
Một số các triệu chứng cần biết khác
- Rối loạn đường tiêu hóa, tăng sụt cân thất thường: Người bệnh có thể bị thay đổi khẩu vị. Việc thường xuyên căng thẳng ảnh hưởng đến trao đổi chất trong người. Do đó, người bệnh có thể bị tăng sụt cân một cách mất kiểm soát.
- Giấc ngủ bị rối loạn: Người bệnh sẽ thấy buồn ngủ liên tục do căng thẳng, lo âu kéo dài. Nếu diễn ra quá lâu, sức khỏe người bệnh sẽ bị giảm sút do tâm lí, tinh thần không ổn định.
- Luôn hoài nghi: Người bệnh thường xuyên hoài nghi về bản thân và những người xung quanh. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự tự ti về bản thân của người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh rối loạn lo âu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh rối loạn này. Thông thường sẽ rất khó để xác định được rõ nguyên nhân của bệnh. Một số yếu tố chính ảnh hưởng:
- Di truyền: Di truyền là yếu tố khá quan trọng, nếu trong nhà bạn có người bị mắc bệnh về tâm lý thì thế hệ con cái sau này cũng có nguy cơ mắc bệnh.
- Tâm lý: Người bệnh có thể đã từng bị sang chấn tâm lý từ nhỏ hoặc có tính cách hướng nội, dễ lo âu.
- Môi trường xung quanh: Người bệnh bị stress công việc kéo dài, môi trường sống, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp xích mích,…
- Yếu tố khách quan do thần kinh người bệnh.
Cách chẩn đoán bệnh cụ thể như thế nào?
Chẩn đoán bệnh này sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia về tâm lý với các câu hỏi và bài tập cụ thể để xác định. Chính bạn hoặc người thân nếu phát hiện thấy các triệu chứng như bên trên vậy cần đến thăm khám ngay để xác định mức độ và tình trạng bệnh chính xác nhất.
Phương pháp hữu hiệu điều trị bệnh rối loạn lo âu
Nếu phát hiện ra được những triệu chứng bệnh, bạn cần chữa càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp để chữa trị bệnh rối loạn lo âu, bạn đọc hãy cùng đón xem nhé!
Dùng thuốc chữa bệnh
Quá trình dùng thuốc điều trị sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có thể lâu hơn nếu bệnh nặng. Bệnh nhân cần đến thăm khám bác sĩ kịp thời để dùng loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Người bệnh nên tái khám định kỳ để bác sĩ có thể biết tình trạng bệnh. Đồng thời bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc cho thích hợp với bệnh tình của bạn.
Tâm lý trị liệu
Bệnh nhân sẽ được điều trị cùng với bác sĩ tâm lý, sẽ được trò chuyện, lắng nghe. Bạn sẽ chia sẻ với bác sĩ những tình trạng mà mình đang gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng giải quyết phù hợp để người bệnh tháo gỡ được những khúc mắc trong lòng.
Tự điều trị bằng cách tập luyện tại nhà
Người bệnh mỗi ngày nên dành ra thời gian khoảng 30 phút để thư giãn như ngồi thiền, thể thao, đọc sách, yoga,… Bạn hãy làm bất cứ điều gì bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Ngoài ra, bệnh nhân nên chăm sóc cho giấc ngủ của mình kỹ càng, ngủ sớm, không thức khuya. Đồng thời, bạn cần luyện tập hít thở sâu, không dùng chất kích thích, đồ uống có cồn, cafein,…
Câu hỏi thường gặp đối với hội chứng rối loạn lo âu
Căn bệnh rối loạn này ngày nay xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi dưới áp lực công việc, gia đình hay môi trường xung quanh. Người bệnh và người thân có nhiều câu hỏi cần được giải đáp chi tiết. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp, bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé!
Rối loạn lo âu có gây ra nguy hiểm không?
Câu trả lời cho câu hỏi này chắc chắn là có. Bệnh này gặp phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Nếu như bạn không phát hiện bệnh sớm, chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn. Người bệnh không chỉ bị ảnh hưởng về tinh thần mà còn bị tác động tiêu cực đến thể chất.
Rối loạn tâm lý có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Cơ thể nếu luôn ở trong trạng thái lo lắng, mệt mỏi thì sẽ làm tăng hoocmon làm căng thẳng, stress gây ra tức ngực và khó thở. Thậm chí nếu nặng, người bệnh còn có thể bị đột quỵ.
Những người đang khỏe mạnh mà mắc chứng rối loạn này sẽ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Hơn thế nữa, bệnh rối loạn tâm lý còn khiến cho những căn bệnh mãn tính nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nếu bạn đang mắc những bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, suy giáp, cường giáp,… thì bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu quá trình điều trị bệnh rối loạn không dứt điểm.
Rối loạn tâm lý ảnh hưởng cuộc sống người bệnh
Tình trạng lo âu kéo dài sẽ khiến cho người bệnh dần trở nên tự ti về bản thân. Người bệnh sẽ bị ngại giao tiếp với người khác, có nhiều hành vi không hợp với chuẩn mực xã hội. Điều này có thể khiến cho người bệnh bị xa lánh, không hòa nhập được với những người xung quanh.
Không chỉ cuộc sống của người mắc chứng bệnh này bị ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng đến người thân và người xung quanh. Khi người bệnh lên cơn hoảng loạn sẽ mất kiểm soát hành vi, khiến cho mọi người sợ hãi, không thoải mái.
Việc rối loạn kéo dài còn khiến người bệnh bị mất đi hứng thú với hoạt động hàng ngày. Họ luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán nản. Lâu dần nếu không chữa trị kịp thời rất có thể dẫn đến bệnh trầm cảm, nhiều người còn nghĩ đến việc tự tử.
Ngoài ra, một số trường hợp người mắc chứng bệnh này lại tìm đến các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng. Điều này không hề làm bệnh thuyên giảm mà còn khiến cho họ không làm chủ được hành vi, gây ra hành vi trái pháp luật, những tệ nạn xã hội.
Kết luận
Như vậy, trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về chứng bệnh rối loạn lo âu. Qua đó bạn đọc có thể hiểu hơn về căn bệnh này, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh.