HomeHỏi đápTâm thần phân liệt là bệnh gì? Nguyên nhân ,triệu chứng

Tâm thần phân liệt là bệnh gì? Nguyên nhân ,triệu chứng

- Advertisement -spot_img

Tâm thần phân liệt đang ngày càng nguy hiểm và nhận được nhiều sự quan tâm hơn bao giờ hết. Xã hội ngày càng phát triển, gánh nặng đặt lên vai khiến nhiều người bắt đầu bị rối loạn về mặt tâm thần. Hay những cú sốc vượt quá khả năng chịu đựng của con người cũng có thể đẩy bệnh nhân vào trạng thái tâm thần hay phân liệt. Tìm hiểu về bản chất, nguyên nhân, sẽ thấy được những gì người bệnh tâm thần đang trải qua.

Tìm hiểu chung về bệnh tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một loại rối loạn tâm thần nhưng ở mức độ nặng. Người bệnh có thể bị tâm thần từ khi còn trẻ hay về già. Bất kỳ những ai có tâm lý không ổn định, trải qua nhiều biến cố hay có người thân trong gia đình bị tâm thần thì đều có nguy cơ bị rối loạn tâm thần. 

Người bị tâm thần sẽ không thể làm chủ được hành động, cảm xúc của chính mình. Bản thân họ cũng không nhận định được đúng, sai, không thể suy nghĩ như những người bình thường. Rất khó để giao tiếp, tiếp cận hay gần gũi với những người bị tâm thần, bởi họ sẽ có những cử chỉ khác người, đối với nhiều người có thể coi là đáng sợ.

Thời gian bị bệnh khó để xác định. Có những bệnh nhân tâm thần chỉ cần vài tháng kê đơn và sinh hoạt theo giờ giấc bác sĩ chỉ định là tâm thần sẽ dần ổn định. Nhưng cũng có những người mất cả đời sống chung với căn bệnh.

Tâm thần ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ
Tâm thần ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ

Tâm thần phân liệt từ đâu mà ra?

Mỗi một bệnh nhân khi rối loạn tâm thần đều có những triệu chứng khác nhau. Nhìn chung họ đều không làm chủ được lời nói, hành động, tuy nhiên đó đều là sự rối loạn từ cơ quan chính là não bộ. Nghiên cứu về điều này, các nhà y học đã chỉ ra một số nguyên nhân chính khiến não bộ hoạt động không bình thường, dẫn đến tâm thần và phân liệt.

Thế hệ trước có người bị tâm thần phân liệt 

Chính xác hơn thì điều là được gọi là “di truyền”. Đối với những người bình thường, phải có biến cố thực sự lớn, tác động tâm lý hoặc vật lý mạnh mới đủ khiến người ta rơi vào trạng thái tâm thần. 

Thông thường con số người bình thường bị tâm thần là 1%. Nhưng nếu trong gia đình, có thể là thế hệ trước có người bị tâm thần thì tỷ lệ đời con có thể lên đến 12%. Đó là lý do vì sao nhiều người thường lo lắng khi trong gia đình vợ/chồng có bệnh nhân tâm thần.

Ảnh hưởng của Dopamine

Theo một số nghiên cứu, chất Dopamine có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Chất này được sản sinh trong não bộ con người, khi có quá ít Dopamine hoặc quá nhiều cũng sẽ gây rối loạn tâm thần, đặc biệt là tâm thần phân liệt

Bởi loại chất này có khả năng gây kích thích ảo giác và ảo tưởng cực mạnh. Bên cạnh đó, việc lạm dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc phiện sẽ khiến nồng độ Dopamine trong não bộ tăng lên không ngừng, rất có hại cho não. 

Gia đình không hạnh phúc dẫn đến tâm thần phân liệt

Những người sống trong một gia đình không hạnh phúc thường phải chịu nhiều nỗi đau về mặt tinh thần. Căn bệnh này sẽ dễ dàng tái phát đối với những người này khi mâu thuẫn gia đình trở nên căng thẳng. Tâm lý méo mó, cảm xúc không thể kìm chế, những người có gia đình không hòa hợp trở thành miếng mồi ngon cho căn bệnh tâm thần này tìm đến. 

Đồng thời, những biến cố khiến họ “bùng nổ” hay hoàn toàn gục ngã về mặt tâm lý cũng sẽ kích thích quả bom hẹn giờ trong họ. Các trường hợp tâm thần do chứng kiến tai nạn, người thân mất, do biến cố hay do bị tác động mạnh vào đầu là không hiếm.

Môi trường sống tiêu cực dẫn đến tâm thần phân liệt

Môi trường sống và làm việc có tầm quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, nhận thức của con người. Môi trường sống quá stress, căng thẳng, mệt mỏi mỗi ngày cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bộc phát rối loạn tâm thần.

Stress thời gian dài khiến não bộ diễn biến bất thường
Stress thời gian dài khiến não bộ diễn biến bất thường

Người tâm thần phân liệt có biểu hiện gì?

Như đã nói, tâm thần là một bệnh tâm lý, nó khiến mọi thứ thuộc về suy nghĩ bị rối loạn. Khi bộ não không hoạt động bình thường sẽ dẫn đến cử chỉ tay, chân không bình thường. Các triệu chứng thường xuất hiện như sau:

Hoang tưởng – Ảo tưởng

Người bệnh tâm thần thường có những biểu hiện hoang tưởng, luôn nghĩ đến những thứ xa vời, khó hiểu, thậm chí là sai lầm và không có thực. Tuy nhiên, người bệnh tâm thần khi hoang tưởng sẽ luôn tin vào điều mà mình tự tạo ra.

  • Quá tin vào bản thân: Người bệnh sẽ cho bản thân là nhất, bản thân luôn đúng. Sự tự cao khiến cho họ nghĩ rằng mình có thể làm được những việc mà họ tự tạo ra. Ví dụ như có những bệnh nhân luôn nghĩ mình có thể bay, có thể điều binh khiển tướng,…
  • Hoang tưởng bản thân là người bị hại: Họ sẽ luôn cho rằng bản thân là người bị hại, họ luôn có những ý nghĩ không thực tế, sợ sệt người khác muốn hãm hại mình. Điển hình là những bệnh nhân với đôi mắt sợ hãi, luôn cho rằng có “ai đó” đang truy đuổi, muốn đầu độc họ.
  • Hoang tưởng bị người khác chi phối: Những kiểu bệnh nhân này sẽ sống như thể họ đang bị một thế lực nào đó điều khiển. Tất nhiên “thế lực” này là do họ tự tạo ra để kiểm soát suy nghĩ của chính mình.

Ảo giác – Ảo thanh

Ảo giác nghĩa là tự tưởng tượng ra những thứ không có thật, ảo thanh là tự nghe thấy những âm thanh không có thực, vang lên trong đầu. Hầu hết các hình ảnh, âm thanh này đều tiêu cực, khiến bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, luôn muốn chạy trốn khỏi chúng.

Hình ảnh, âm thanh này có thể là những thứ đã từng xuất hiện trong cuộc đời của bệnh nhân. Đó có thể là tiếng chửi bới, đe dọa, cười nhạo, những hình ảnh như ma quỷ, thần thánh hay thậm chí là hình ảnh những người đã gây nỗi đau tâm lý cho bệnh nhân trong quá khứ.

Người bị tâm thần phân liệt tự tạo ra nhiều ảo giác
Người bị tâm thần phân liệt tự tạo ra nhiều ảo giác

Nói năng mất kiểm soát

Triệu chứng này có thể dễ dàng nhận ra ở những người mới bước vào giai đoạn đầu của tâm thần phân liệt. Khi một người bắt đầu nói những ngôn từ mất kiểm soát, khó hiểu, không có nghĩa thì tức là tâm thần của họ đang bị rối loạn. Bộ não không thể xử lý kịp những gì bệnh nhân đang nghĩ, vì vậy lời mà họ nói sẽ không phải một câu hoàn chỉnh, mà nó như là ghét nhặt từ dòng suy nghĩ hỗn độn trong đầu họ.

Hành động khó hiểu

Người bị tâm thần thường sẽ có những hành động lạ thường, điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi não bộ không điều khiển cơ thể theo ý nó muốn. Hơn hết, chính não bộ cũng đang sắp xếp một loạt các hành vi không có sự liên quan và phi logic. 

Có thể nói, triệu chứng nói năng bất thường, hành động lạ lùng là dấu hiệu dễ thấy nhất đối với những người mắc rối loạn tâm thần. Khi quan sát thấy những người này bắt đầu có dấu hiệu như vậy, cần đưa ngay tới khoa tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý để chẩn đoán.

Dấu hiệu người bệnh tái phát tâm thần phân liệt

Sau khi được sử dụng thuốc, người bệnh tâm thần sẽ thuyên giảm các triệu chứng trên. Nhưng nếu chịu tác động mạnh bởi các yếu tố bên ngoài, họ rất dễ bị tái phát. Dấu hiệu tái phát giống với những biểu hiện đã kể trên, tuy nhiên nó được thể hiện qua các hành động cụ thể như:

Lẩn trốn, lấy tay ôm đầu

Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang tái phát tâm thần, họ bắt đầu xuất hiện trở lại những ảo giác và ảo thanh. Đối với những bệnh nhân bị tác động mạnh, hành động của họ có thể là la hét, rúm ro, liên tục chạy trốn, tìm đến những nơi như gầm giường, góc tường để tìm kiếm cảm giác an toàn.

Các cơn co giật

Người bệnh rối loạn tâm thần phân liệt cũng có thể xuất hiện các cơn co giật. Đây là khi đại não không thể điều khiển được cơ thể, hoặc xảy ra những thay đổi bất thường, cú sốc gây tổn thương đến các vùng não bộ. Ở một số trường hợp, các cơ ở tay, chân, cổ sẽ bị co cứng bất thường.

Người rối loạn tâm thần thường có nhiều dòng suy nghĩ trong đầu
Người rối loạn tâm thần thường có nhiều dòng suy nghĩ trong đầu

Điều trị tâm thần phân liệt bằng nhiều cách

Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị tâm thần, thời gian điều trị được xác định là càng sớm càng tốt, ngay khi có những dấu hiệu rối loạn ban đầu. Đây là căn bệnh không thể chữa trị trong ngày một ngày hai, có những bệnh nhân phải điều trị cả đời dù các biểu hiện đã trở nên tích cực. Theo lời khuyên của chuyên gia, có hai cách chính để điều trị tâm thần.

Điều trị bằng tâm lý

Cách thức này có thể sử dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn đầu và song song cùng với những phương pháp điều trị khác. Phương pháp này tập trung đi vào điều chỉnh trạng thái tâm lý, tìm hiểu và xử lý vấn đề ở gốc rễ. Điều trị tâm lý rất phù hợp với những người có nỗi đau tinh thần, thiếu hụt cảm xúc xã hội.

Để điều trị tâm lý đạt được hiệu quả cao nhất, rất cần sự can thiệp, đồng hành đến từ gia đình, bạn bè,…Đồng thời, bệnh nhân sẽ được phục hồi ý thức dần dần qua phác đồ điều trị của bác sĩ. Các kỹ năng cơ bản mà bệnh nhân tâm thần phân liệt đánh mất (hoặc không có) cũng sẽ được luyện tập và khôi phục.

Điều trị tâm lý hiệu quả xuyên suốt cả quá trình
Điều trị tâm lý hiệu quả xuyên suốt cả quá trình

Sử dụng thuốc an thần điều trị tâm thần phân liệt

Trong phác đồ điều trị, các y bác sĩ có khá nhiều loại thuốc phù hợp với từng giai đoạn tâm thần để điều trị cho người bệnh. Tùy từng trường hợp, giai đoạn mà việc lựa chọn các loại thuốc sẽ khác nhau. Các loại thuốc phổ biến nhất là an thần, điều hòa khí sắc hay thuốc bình thần.

Người bệnh tâm thần ở giai đoạn nhẹ có thể đi khám và được bác sĩ kê đơn. Khi điều trị tại nhà, cần cho uống đúng liều lượng mà bác sĩ quy định. Không tự ý mua thuốc ngoài hay thay đổi liệu trình điều trị. Bên cạnh đó, những bệnh nhân được đưa vào trung tâm điều trị sẽ được giám sát và theo dõi, tránh những hành động bất thường, nguy hiểm đến tính mạng chính người bệnh.

Kết luận

Tâm thần phân liệt là một loại rối loạn tâm lý, khi áp lực, căng thẳng gia tăng, cộng thêm những thay đổi đột ngột về cảm xúc dễ khiến một người bình thường rơi vào tình trạng rối loạn. Chính vì vậy, mọi người nên theo dõi sức khỏe tinh thần của bản thân cũng như của những người xung quanh.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img