Thuốc bôi nhiệt miệng dường như là một trong những món đồ không thể thiếu đối với những ai là tín đồ của các món ăn cay nóng và thường xuyên gặp phải vấn đề liên quan đến nhiệt miệng hay loét miệng. Với công dụng nhanh chóng, tuýp thuốc bôi nhiệt miệng thường trở thành món đồ dắt túi đối với hầu hết mọi người.
Thuốc bôi chữa nhiệt miệng có thật sự hữu hiệu?
Đứng trước sự phát triển không ngừng của thời đại, sự xuất hiện của vô số loại thuốc với nhiều công dụng và hình thức sử dụng khác nhau dường như tràn lan trên thị trường nhiều hơn bao giờ hết.
Tương tự với thuốc bôi nhiệt miệng, một loại thuốc tưởng chừng như vô hại nhưng cũng cần có sự am hiểu nhất định để có thể sử dụng đúng và phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người.
Một số điều cần biết về nhiệt miệng trước khi dùng thuốc
Nếu không có quá nhiều sự am hiểu về y học hay hiểu rõ về thành phần của thuốc, nhiều người sẽ dễ bị mắc lừa hoặc hiểu sai công dụng của các loại thuốc. Do đó, trước khi có thể chọn ra được loại thuốc phù hợp, người bệnh cần biết và phân biệt bệnh nhiệt miệng với các loại bệnh có biểu hiện tương tự.
Trước tiên, nhiệt miệng hay còn được gọi là lở miệng là loại bệnh thường xuất hiện vết loét có kích thước nhỏ ở những phần mềm bên trong miệng như môi, hai bên má, lưỡi hoặc thậm chí ở một số ít còn xuất hiện ở trên nướu.
Riêng với bệnh nhiệt miệng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy thông qua cảm nhận bị rát và thường ở chỗ vết thương sẽ có màu trắng và viền đỏ xung quanh. Người mắc nhiệt miệng thường có cảm giác xót ở miệng mỗi khi ăn hoặc uống những chất có vị chua, cay và mặn.
Đặc biệt, người bệnh cũng cần lưu ý sự khác nhau giữa bệnh nhiệt miệng với loại bệnh lở loét miệng thường gây ra bởi virus Herpes. Người bị bệnh nhiệt miệng (lở miệng) thường sẽ chỉ bị vết thương bên trong miệng và không có khả năng lây cho lan.
Trong khi đó, vết thương gây ra bởi virus Herpes sẽ nằm cả trong và ngoài miệng với khả năng lây lan vô cùng nhanh chóng chính vì vậy mà độc giả nên chú ý dấu hiệu này để có phương án chữa trị kịp thời nhé.
Yếu tố dẫn đến nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng nói chung chưa xác định được nguyên nhân chính xác do bệnh này thường xuất hiện do nhiều yếu tố bên ngoài tác động. Một trong những yếu tố dẫn đến nhiệt miệng có thể đến từ chế độ ăn hằng ngày của chúng ta.
Nếu bạn là một người hay ăn đồ cay nóng hoặc quá nhiều dầu mỡ thì chắc hẳn đã ít nhất một lần trong đời bạn trải qua căn bệnh nhiệt miệng khó chịu này. Ngoài ra, nếu bạn tác động vật lý quá mạnh lên vùng mô mềm trong miệng như việc cắn thì cũng có thể dẫn tới việc lở miệng.
Việc căng thẳng tâm lý kéo dài dẫn tới stress cũng thường được ghi nhận là một trong những nguyên nhân dẫn tới lở miệng. Không chỉ vậy, bạn cũng cần chú ý đến việc sử dụng các loại hóa mỹ phẩm như kem đánh răng hay nước súc miệng bởi hoạt chất sodium lauryl sulfate có trong đó có thể gây tổn thương bên trong vùng miệng.
Nên sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng hay tự chữa tại nhà ?
Từ trước đến nay vẫn có nhiều người quan niệm rằng nhiệt miệng là căn bệnh dân gian và có thể dễ dàng chữa trị tại nhà bằng các biện pháp thiên nhiên. Một số người truyền miệng rằng sử dụng sữa chua, mật ong, khế, giấm táo hay bã chè khô không chỉ có thể tìm thấy ngay tại nhà mà còn có công dụng tương tự như thuốc vậy.
Tuy nhiên, đây có lẽ sẽ không phải là một giải pháp hữu hiệu và lâu dài để có thể trị dứt điểm các loại tổn thương trong vùng miệng. Việc sử dụng các thực phẩm hay các mẹo dân gian mà không thực sự hiểu được công dụng có thể khiến cho tình trạng vết thương trở nên tồi tệ hơn.
Điều này có thể lý giải đơn giản do các hoạt chất có trong những thực phẩm này mặc dù có công dụng hỗ trợ và làm lành vết thương tuy nhiên đối với những trường hợp nhiệt miệng nặng hoặc vết thương lở loét thì vẫn nên ưu tiên các dạng thuốc đặc trị có thành phần và kiểm nghiệm rõ ràng hơn.
Cách hoạt động của các loại thuốc bôi nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng được xếp vào là một dạng tổn thương bên trong khoang miệng với những vết lở, loét và thường gây khó chịu trong vấn đề ăn uống của bệnh nhân. Bởi môi trường khoang miệng luôn trong tình trạng ẩm ướt và thường phải tiêu thụ nhiều dạng thức ăn khác nhau nên các vết thương bên trong vùng miệng cũng thường khó lành.
Mặc dù đã có nhiều dạng thuốc đến từ các thương hiệu khác nhau đã xuất hiện trên thị trường nhưng công dụng chủ yếu của thuốc bôi nhiệt miệng thường sẽ có hai công dụng chính là làm dịu và kháng viêm.
Đối với các vết thương ở bên trong khoang miệng, việc làm dịu vết thương luôn là điều tiên quyết. Ở các loại thuốc bôi trên thị trường hiện nay, hầu hết đều chứa các hoạt chất làm dịu và phục hồi nhằm giảm cảm giác đau rát hay khó chịu hết mức có thể.
Bên cạnh đó, để tránh vết thương có thể bị nhiễm trùng hay trở nên tồi tệ hơn, các tuýp thuốc bôi nhiệt miệng thường chứa các thành phần kháng viêm lành tính. Điều này không chỉ giúp cho khả năng phục hồi vết thương nhanh hơn mà còn tránh được sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hay virus từ môi trường bên ngoài.
Chính nhờ hai công dụng chính được kể trên mà các loại thuốc bôi nhiệt miệng thường có công hiệu nhanh chóng. Việc kết hợp các hoạt chất làm dịu và kháng viêm cũng giúp phục hồi niêm mạc đồng thời kích thích sự tái tạo của các tế bào mới.
Các dạng thuốc bôi nhiệt miệng
Mặc dù việc sử dụng hình thức thuốc để trị nhiệt miệng nào cũng đều có công dụng và hiệu quả tương đương nhau nhưng hầu hết người dùng thường có khuynh hướng sử dụng thuốc nhiệt miệng dạng bôi nhiều hơn.
Thuốc bôi đặc trị dạng gel
Một trong những dạng thuốc có thể dễ tìm thấy nhất tại các hiệu thuốc cũng như trung tâm y tế là thuốc bôi nhiệt miệng dạng gel. Với kết cấu dẻo, màu đục hoặc trong suốt, người bệnh chỉ cần sử dụng một lượng gel vừa đủ để thoa vào chỗ miệng vết thương.
Không chỉ vậy, do đặc tính lớp gel thường khó tan và ít bết dính nên người dùng sẽ ít gặp phải tình trạng khó chịu trong khoang miệng. Một trong những ưu điểm khác khi sử dụng gel bôi nhiệt miệng là việc hiệu quả thuốc dạng gel thường sẽ được lưu lại lâu hơn trong khoảng miệng.
Tuy nhiên, để đảm bảo thuốc có thể phát huy tối đa công dụng, người bệnh không nên sử dụng các loại thực phẩm nước hoặc dễ nuốt trôi vì có thể sẽ khiến cho lớp thuốc gel này đi theo thức ăn xuống thực quản.
Thuốc bôi đặc trị với kết cấu dạng kem
Ngoài kết cấu dạng gel thì các tuýp bôi nhiệt miệng dạng kem cũng được đánh giá khá tốt từ phía người tiêu dùng. Với các thành phần tương tự như hầu hết các loại thuốc trị nhiệt miệng, thuốc bôi nhiệt miệng dạng kem sẽ thường có kết cấu mềm mịn và mỏng hơn so với dạng gel khá nhiều.
Cũng do đặc tính mỏng mịn nên thuốc bôi nhiệt miệng dạng kem thường không có năng lưu giữ trên vết thương được tốt như gel. Tuy nhiên bù lại thì dạng kem sẽ có khả năng thẩm thấu vào bề mặt vết thương nhanh hơn, giúp làm dịu cũng như kích thích quá trình phục hồi của vết thương.
Thuốc bôi đặc trị dạng bột
Nếu hai dạng thuốc bôi nhiệt miệng trên khá phổ biến với người dùng thì dạng bột lại không được thông dụng và biết tới rộng rãi như vậy. Thành phần có trong các thuốc bôi dạng bột thường bao gồm nhiều loại thảo mộc và dược liệu có đặc tính làm dịu và hỗ trợ kết mài vết thương nhanh chóng.
Đối với những ai không thích cảm giác thuốc bôi dính trong khoang miệng thì có thể thử tìm kiếm và sử dụng dạng bột bôi này. Tuy nhiên, do phần bột không được liên kết như dạng gel hay kem nên trong khi sử dụng cũng cần lưu ý để không chà xát quá mạnh vào bề mặt vết thương.
Các loại thuốc bôi nhiệt miệng phổ biến trên thị trường
Thuốc bôi nhiệt miệng hiện nay được bán trên nhiều nhà thuốc và bệnh viện với các mức giao động trên dưới 200 ngàn. Để hiểu rõ hơn, một số hãng thuốc bôi đặc trị mà bạn có thể tham khảo như: thuốc bôi đặc trị dạng gel Zytee RB, gel bôi Kamistad, thuốc bôi Mouthpaste đến từ Việt Nam,..
Với các loại thuốc bôi được kể trên thì cách sử dụng cũng như công dụng sẽ thường phát huy ngay sau chỉ 3 đến 4 phút và có khả năng giảm khó chịu nhanh chóng trong vùng khoang miệng. Tuy nhiên cần lưu ý liệu lượng và số lần sử dụng đối với mỗi loại thuốc khác nhau.
Những chú ý khi sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng
Mặc dù nhiệt miệng không phải là loại bệnh mãn tính hay quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không được điều trị dứt điểm cũng có thể dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn về đường miệng sau này.
Để tránh những ảnh hưởng không tốt, người tiêu dùng cũng cần lưu ý và tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng nói riêng và các loại thuốc nói chung.
Sau khi đã được sự đồng ý sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần lưu ý trong việc mua thuốc sử dụng. Chỉ nên mua và sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với tình trạng bệnh lý của bản thân.
Thứ hai, kiểm tra và xem xét kỹ thông tin sử dụng, hạn sử dụng cũng như hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Để đảm bảo chất lượng thuốc ở tình trạng tốt nhất, tránh bảo quản ở những nơi ẩm mốc hay tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Thứ ba, hạn chế kết hợp sử dụng chéo các loại thuốc với nhau. Đây cũng là một trong những lưu ý hằng đầu của các chuyên gia y tế cũng như các bác sĩ do sự tương khắc giữa các thành phần có trong thuốc có thể dẫn tới những tình trạng kích ứng hoặc thậm chí là sốc thuốc.
Song song với việc sử dụng thuốc, bạn cũng cần lưu ý thứ tự sử dụng và liệu lượng. Đặc biệt với các dạng thuốc bôi này, nên sử dụng sau khi ăn và tránh các loại nước hay thực phẩm có nhiều dầu mỡ vì có khả năng cuốn trôi đi thuốc.
Kết luận
Thuốc bôi nhiệt miệng thường được đóng trong tuýp nhỏ gọn và tiện lợi, do đó hay được sử dụng như vật bất ly thân đối với nhiều người trong đời sống hiện nay. Với công hiệu tức thời và khả năng làm dịu tốt, thuốc bôi nhiệt miệng giúp nhiều người tự tin hơn trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.