HomeBệnh truyền nhiễmTìm hiểu về bệnh ung thư vòm họng và cách điều trị

Tìm hiểu về bệnh ung thư vòm họng và cách điều trị

- Advertisement -spot_img

Ung thư vòm họng – một căn bệnh ung thư không thể phát hiện ra cho tới khi bệnh gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đối với người bệnh và khiến họ phải đi khám. Đối với những triệu chứng bất thường sẽ khiến cho người bệnh thường xuyên bỏ qua và ngó lơ căn bệnh này. Chính vì thế, bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn có được những thông tin bổ ích, những triệu chứng và phương pháp điều trị để có thể ngăn chặn được căn bệnh nguy hiểm này.

Ung thư vòm họng là bệnh gì?

Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư gây tổn thương đến vùng đầu cổ, xuất phát từ vòm họng (hay còn được gọi là mũi hay tỵ hầu), nằm ở phía bên trên cùng của họng và phía sau mũi, gần nền sọ.

Dưới sự phát triển và tăng trưởng bất thường của các các tế bào ở vòm họng khiến cho bệnh ung thư trở nên nghiêm trọng và hiện được xem là một dạng ung thư thường gặp ở Việt Nam. Bệnh ung thư được chia thành 4 giai đoạn khác nhau tùy vào sự phát triển của khối u:

  • Giai đoạn 1: Còn được gọi là ung thư vòm họng giai đoạn đầu
  • Giai đoạn 2: Bệnh phát triển ở giai đoạn khu trú
  • Giai đoạn 3: Ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển và giai đoạn cuối

Trong những giai đoạn đầu, các khối u ác tính thường có biểu hiện không rõ ràng, khó phát hiện do có biểu hiện tương tự với những bệnh lý thông thường mà mọi người hay gặp phải. 

Nếu như bệnh tình phát triển mạnh, không điều trị kịp thời, những tế bào đột biến sẽ có khả năng di căn sang những bộ phận bên cạnh như xương, phổi và gan của cơ thể thông qua mô và hệ thống bạch huyết, hệ thống lưu thông máu. 

Tìm hiểu về ung thư vòm họng với những dấu hiệu nhận biết sớm
Tìm hiểu về ung thư vòm họng với những dấu hiệu nhận biết sớm

Những triệu chứng, dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng

Dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp cho người bệnh có thể phát hiện ra bệnh tình của bản thân nhanh chóng hơn và có thể thực hiện điều trị kịp thời để tăng khả năng thành công khi thực hiện cắt bỏ khối u ở vòm họng.

Những dấu hiệu ở giai đoạn đầu của ung thư vòm họng 

Đối với những căn bệnh ung thư, giai đoạn đầu thường không có biểu hiện thành những triệu chứng rõ rệt hoặc triệu chứng giống với bệnh lý thông thường, vì vậy rất khó để có thể nhận biết được rõ ràng chính xác bệnh. Đối với một số người, có thể có các dấu hiệu ung thư giai đoạn đầu như:

  • Đau nửa, đau sâu trong hốc mắt hoặc đau bên vùng thái dương, vùng đỉnh với dấu hiệu đau âm ỉ.
  • Chảy máu mũi kèm theo dấu hiệu ngạt mũi và có tiết dịch mũi.
  • Khó chịu 1 bên tai, ù tai kéo dài, đau tai và không thể nghe rõ âm thanh.
  • Xuất hiện hạch cổ nổi ở vùng sau góc hàm, thường cùng phía với khối u. Hạch có dấu hiệu to dần, ấn không đau, ít khi di chuyển và sau đó cố định dính vào cơ và da xung quanh. 

Những dấu hiệu ở giai đoạn sau của ung thư vòm họng

Đối với những giai đoạn sau, người bệnh sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và dễ dàng nhận ra được sự thay đổi khi mắc bệnh. Các khối u ở vùng bị tổn thương tiến triển và phát triển lớn dần theo thời gian khiến cho bệnh lý ngày càng nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu bệnh ở giai đoạn sau mà bạn có thể gặp phải:

  • Phổ biến nhất là xuất hiện khối u ở cổ do sưng hạch bạch huyết
  • Có máu được tiết ra trong miệng, hay có máu trong nước bọt
  • Thường xuyên bị đau họng và đau vòm họng
  • Khó khăn khi thở hay nói 
  • Nghẹt mũi, xuất hiện máu ở mũi và ù tai
  • Khả năng thính lực bị giảm sút, thường xuyên bị nhiễm trùng tai và nhức đầu
  • Đau và tê ở vùng xung quanh mặt

Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh ung thư vòm họng  sẽ phát triển và tiến triển nhanh chóng gây ra nhiều biến chứng khó lường, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh như:

  • Khó nuốt, khó nói, khó thở
  • Tổn thương ở vùng cổ và các vùng lân cận
  • Cổ có dấu hiệu cứng lại

Ngoài ra, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng hiếm gặp khác không được nêu trên, vì vậy nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường của biểu hiện ung thư thì người bệnh nên đến tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ điều trị nhanh nhất có thể.

Ở giai đoạn sau ung thư sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn
Ở giai đoạn sau ung thư sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn

Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng

Nguyên nhân chủ yếu khiến các tế bào ở vòm họng tăng trưởng một cách bất bình thường là do đột biến gen. Tuy tác nhân gây đột biến vẫn còn đang được nghiên cứu nhưng một số chuyên gia đánh giá rằng, tình này có thể là do liên quan đến nhiều loại virus khác như HPV, EBV,…

Ngoài đột biến gen, thì một số người cũng có thể tăng khả năng mắc bệnh bởi một số yếu tố dưới đây như:

  • Giới tính: thường thì nam giới sẽ có khả năng mắc bệnh này cao hơn
  • Chủng tộc: loại ung thư này thường xuất hiện và hay được gặp ở Trung Quốc, các quốc gia khu vực Đông Nam Á và Bắc Phi
  • Tuổi tác: Những người lớn trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn
  • Sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối: Những thực phẩm có chứa nhiều iot sẽ khiến cho con trẻ có thể làm tăng khả năng dính bệnh
  • Rượu, thuốc lá: sử dụng nhiều rượu và thuốc lá, các chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn
Để ý nguyên nhân gây bệnh để thực hiện phòng, chống
Để ý nguyên nhân gây bệnh để thực hiện phòng, chống

Có thể chẩn đoán ung thư vòm họng bằng cách nào?

Chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng sẽ giúp cho người bệnh nhận ra được giai đoạn bệnh một cách sớm nhất qua những triệu chứng ban đầu, không chỉ vậy bệnh sẽ được chữa một cách nhanh chóng hơn. Tránh việc khi bệnh đã phát tán, di căn qua những bộ phận khác sẽ khiến cho việc điều trị, loại bỏ những tế bào bệnh trở nên khó khăn hơn so với giai đoạn ban đầu.

Chẩn đoán bệnh qua bệnh sử của bệnh nhân 

Chẩn đoán bệnh thông qua khám sức khỏe toàn diện và hỏi thăm về bệnh sử sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện dấu hiệu ung thư một cách nhanh chóng  nhờ vào những dấu hiệu như sưng các hạch bạch huyết ở cổ hay dấu hiệu bất thường khác. Ngoài ra, thăm hỏi bệnh sử của bệnh nhân sẽ giúp bác sĩ nhận định được ung thư có di truyền qua các đời không.

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Người bệnh có thể thực hiện chẩn đoán bệnh bằng những hình ảnh bao gồm: chụp ảnh cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) hay là chụp X-ray.

Ngoài ra, bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán như xét nghiệm công thức máu toàn phần, kiểm tra virus Epstein – Barr ( EBV), kiểm tra thính lực,…

Người bệnh có thể chẩn đoán ung thư vòm họng bằng hình ảnh 
Người bệnh có thể chẩn đoán ung thư vòm họng bằng hình ảnh

Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu ra sao?

Khối u vòm họng thường tiến triển rất nhanh, nếu không phát hiện sớm và không có biện pháp can thiệp kịp thời thì hậu quả dẫn đến sẽ rất khó lường. Hiện nay, đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh qua nhiều giai đoạn của bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Điều trị khối u vòm họng bằng phương pháp xạ trị 

Là biện pháp điều trị phổ biến, được nhiều người chọn nhất hiện nay. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp xạ trị đơn thuần với liệu lượng là 5 ngày/ tuần. Thời gian kéo dài xạ trị là từ 1 tháng đến 2 tháng tùy vào tiến triển của khối u ở vòm họng mà thời gian ngắn hay dài.

Ngoài ra, bên cạnh kỹ thuật xạ trị kinh điển, thì người bệnh cũng có thể được tư vấn nhiều kỹ thuật xạ trị tiên tiến hơn, điển hình như: xạ trị mô phỏng ba chiều, xạ trị điều biến liều,… 

Với tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao, giảm được tác dụng phụ của các phương pháp xạ trị lên cơ thể của người bệnh, vì vậy mà nhiều người thường chọn phương pháp này để giữ sức khỏe sau khi xạ trị được ổn định hơn.

Thực hiện điều trị khối u vòm họng bằng phương pháp hóa trị

Đối với phương pháp này sẽ lại nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi, không muốn ăn,… chính vì thế mà ở giai đoạn đầu của bệnh thì người bệnh không nên sử dụng phương pháp này. Chỉ thực hiện hóa trị khi các khối u đã di căn sang những bộ phận xung quanh, thực hiện đưa hóa chất vào cơ thể để tiêu diệt những tế bào ung thư vòm họng

Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh để thực hiện điều trị 
Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh để thực hiện điều trị

Chữa bệnh bằng phương pháp kết hợp hóa trị và xạ trị

Đối với bệnh nhân được phát hiện sớm thì điều trị kịp thời, đúng phác đồ sẽ giúp cho khả năng khỏi bệnh là tương đối cao, tỷ lệ sống của bệnh nhân cũng được tăng lên đáng kể. 

Sau khi thực hiện xạ trị, người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ phối hợp vừa hóa trị vừa xạ trị; hoặc là xạ trị rồi tiếp tục hóa trị,… tùy theo giai đoạn và sức khỏe của bản thân để chọn tiến trình điều trị phù hợp.

Bệnh ung thư vòm họng có thể điều trị dứt khoát được không?

Hiện nay, đối với căn bệnh này người bệnh có thể thực hiện chữa bệnh nhờ vào ba phương pháp được sử dụng phổ biến, bao gồm: Xạ trị, hóa trị và phẫu thuật.

  • Đối với xạ trị, bệnh viện sẽ sử dụng chùm tia có năng lượng cao, chẳng hạn như chùm proton hay tia X để có thể tiêu diệt và loại bỏ những tế bào ung thư.
  • Đối với hóa trị là phương pháp dùng những hóa chất để loại bỏ các tế bào ung thư trong vòm họng. Thuốc hóa trị thường được điều chế dưới dạng là thuốc viên, thuốc truyền tĩnh mạch để có thể đưa vào người bệnh nhân một cách an toàn.
  • Đối với phẫu thuật, bác sĩ thường sẽ không tiến hành phẫu thuật để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, họ có thể sử dụng phương pháp này để loại bỏ các tế bào ung thư hạch bạch huyết nằm ở vùng cổ.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện điều trị bằng phương pháp kết hợp giữa hóa trị và xạ trị, việc kết hợp sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư một cách nhanh chóng và không gây tổn thương quá nhiều đến sức khỏe người bệnh. 

Kết luận

Ung thư vòm họng là căn bệnh phổ biến hiện nay, với nhiều hậu quả khó lường ảnh hưởng tới sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của những người đang mắc phải căn bệnh này. Vì vậy, mọi người cần phải tìm hiểu kỹ chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để có thể phòng, chống được căn bệnh ung thư nguy hiểm này.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img