Ngoài việc điều trị bằng y học thì việc chăm sóc và củng cố chức năng tuyến giáp bằng chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết đối với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Cùng tìm hiểu bệnh nhân Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì qua bài viết sau.
Người bị ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Đây là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thường nghĩ đến. Việc điều trị ung thư tuyến giáp có thể làm tổn hại đến cơ chế miễn dịch, khiến cơ thể mất khả năng chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
Tuyến giáp nằm ở cổ, có vai trò tạo hormone và kiểm soát sự trao đổi chất. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào ở tuyến giáp. Một chế độ ăn uống bổ dưỡng cùng với các biện pháp chăm sóc y tế phù hợp là điều cần thiết để giúp hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát và phục hồi sau điều trị ung thư tuyến giáp. Để điều trị u tuyến giáp, tuỳ thuộc vào tình trạng u lành tính hay ác tính, có gây cường giáp hay không, sẽ có chỉ định phẫu thuật, hoá xạ trị hay theo dõi.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần vào việc chữa trị và cải thiện sức khoẻ cho người bệnh tuyến giáp. Vậy u tuyến giáp nên ăn gì tốt cho sức khoẻ và sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì chắc hẳn là câu hỏi nhiều bệnh nhân quan tâm? Mời bạn cùng Hello Bác sĩ tìm hiểu nhé!
Chế độ ăn cho người đang mắc ung thư tuyến giáp rất được quan tâm, vậy người bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì, và không nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị tuyến giáp?
Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Sau phẫu thuật loại bỏ khối u tuyến giáp, hay cắt bỏ một phần tuyến giáp thì bạn vẫn phải tiếp tục điều trị bằng iod phóng xạ để loại bỏ các tế bào ung thư còn xót lại. Vì vậy bệnh nhân thường được khuyến nghị ăn theo chế độ hạn chế i ốt trước điều trị 2 tuần, nhằm tăng hiệu quả hấp thu iod phóng xạ khi điều trị. Đối với những người đang điều trị bệnh bằng iod phóng xạ sau phẫu thuật thì có thể không cần thiết bổ sung i-ốt trong bữa ăn hằng ngày người bệnh cần tránh ăn các thực phẩm giàu i-ốt như: (sữa, phô mai, hải sản, cá, đậu nành…)
Dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp, đặc biệt là với những người phải mổ cắt tuyến giáp và xạ trị vì hệ miễn dịch của họ sẽ bị suy giảm. Ngoài việc cân nhắc u tuyến giáp nên ăn gì thì bệnh nhân cũng nên tránh những loại thực phẩm sau đây để không làm bệnh tiến triển nặng hơn.
- Không nên ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ
- Tránh nội tạng động vật
- Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ đóng hộp
- Không uống loại đồ uống có ga, rượu bia
- Không nên ăn quá nhiều chất xơ
- Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường
- Hạn chế đậu nành và các loại thực phẩm chế biến từ đậu nành vì đậu nành làm chậm chức năng tuyến giáp, ức chế khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp.
Người ung thư tuyến giáp chưa phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp nên kiêng các thực phẩm sau.
Các sản phẩm từ đậu nành: Các sản phẩm từ đậu nành chứa chất gây cản trờ quá trình tái tạo hormon của tuyến giáp, đậu nành cũng làm giảm khả năng hấp thu i ốt. Tuy nhiên các loại đậu nành đã được lên men như tường miso thì lại tốt cho cơ thể.
Hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ: Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nên bạn chỉ cần hạn chế ăn lượng thực phẩm có chất xơ chứ không nên cắt bỏ hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn, do chất xơ làm hạn chế khả năng hấp thu thuốc điều trị, nhưng lại tốt cho tiêu hóa.
Hạn chế ăn đường: Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn các thực phẩm có đường chế biến (đường hóa học), tuy nhiên các loại đường tự nhiên từ hoa quả, rau củ bạn vẫn nên bổ sung để cơ thể không bị thiếu hụt.
Tránh ăn nội tạng động vật: Bới trong nội tạng động vật chứa nhiều axit béo. Nếu cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất béo có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các loại thuốc điều trị.
Tham khảo thêm:
- U tuyến giáp và dấu hiệu, cách tự khám, điều trị hiệu quả
- Ung thư da – Dấu hiệu, nguyên nhân & cách điều trị thế nào?
Ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
Dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt được cho là quyết định nhiều đến việc phòng ngừa, và tác động không nhỏ trong quá trình điều trị, vậy ung thư tuyến giáp nên bổ sung những loại thực phẩm nào.
Tăng cường bổ sung i ốt
Ngoại trừ việc phải kiêng i ốt trước điều trị phóng xạ 2 tuần để tránh ảnh hưởng tới việc hấp thu iod phóng xạ, thì bệnh nhân tuyến giáp nên bổ sung i ốt vào chế độ ăn bình thường. Do i ốt là thành phần quan trọng trong việc sản sinh hormon tuyến giáp và giảm sự hình thành các khối u trong cơ thể.
Bổ sung các loại rau xanh
Nên bổ sung vào khẩu phần ăn của người u tuyến giáp các loại rau màu xanh đậm
Rau xanh là thực phẩm tuyệt vời cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong rau xanh cũng chứa hàm lượng magie nhất định, các chất này đóng vai trò tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cơ thể và tốt cho đường tiêu hóa.
Nếu người bệnh ung thư tuyến giáp khó khăn trong việc nuốt, có thể lựa chọn phương pháp ép các loại rau xanh mix cùng củ quả rất tốt cho sức khỏe như: Cần tây, cải kale ( cải xoăn), cà rốt, củ dền…
Nên cho thêm hải sản vào thực đơn
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên cho các món hải sản bổ sung vào bữa ăn của mình, vì trong hải sản có chứa i ốt, kẽm, vitamin B, omega 3… Đây là các chất được các chuyên gia đề nghị bổ sung cho bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp.
Vitamin B và các vitamin chống oxy hóa
Để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn và loại bỏ được các chất gây hại chúng ta nên bổ sung thêm vitamin A, vitamin B, vitamin E là các chất chống oxy hóa hiệu quả.
Không phải loại quả nào cũng tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp, người bệnh không nên chọn các loại quả có lượng đường quá cao. Nên ăn các loại quả mọng nước như: nho, dâu tây, cam, cà chua, quýt…không chứa lượng đường quá cao, và không gây cản trở quá trình tái tạo hormon tuyến giáp.
Tham khảo thêm:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì, có nguy hiểm không?
- Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không? Ăn bao nhiêu là đủ?
- Bệnh ung thư tuyến giáp có lây không? Cách phòng bệnh hiệu quả
Như vậy, với những chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi, ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì. Bạn cũng có thể liên hệ tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành nếu có thắc mắc về điều trị ung thư tuyến giáp.