Xã hội hiện đại, nhiều người nghĩ rằng uốn ván là một căn bệnh tầm thường không đáng lo ngại. Sở dĩ như vậy là do đã có vaccine ngừa bệnh và ít ai gặp phải. Đó là suy nghĩ của những người khỏe mạnh và tự tin rằng mình sẽ dễ gì mắc phải. Thế nhưng, cuộc sống đôi lúc không thể lường trước được điều gì và bệnh tật có thể đến bất kỳ lúc nào, cùng tìm hiểu về bệnh uốn ván nhé!
Bệnh uốn ván là gì?
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính khá nặng do trực khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra. Nó xâm nhập vào cơ thể theo vết thương hở sau đó tiết ra độc tố protein hoạt động mạnh tetanospasmin nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong cho người mắc phải.
Độc tố này tác động lên toàn bộ cơ thể làm cho não bộ, hệ thần kinh bị tổn thương, cơ cứng và dãn ra dẫn đến chết người. Người bệnh thường sẽ bị co giật, sùi bọt mép trước khi trút hơi thở.
Trẻ em nếu không may mắc phải uốn ván có tỷ lệ tử vong đến 95% và người lớn từ 25% – 90%. Không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên ai cũng có nguy cơ gặp phải, không phân biệt khí hậu như thế nào và tuổi tác lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, con số người mắc phải nhiều ở vùng nông thôn vì còn lơ là, chưa hiểu về bệnh và cũng chẳng quan tâm đến chương trình tiêm chủng phòng bệnh.
Cụ thể nguyên nhân và cách thức lây truyền uốn ván
Để biết nhiều hơn và có cách phòng tránh cho mình và gia đình, mỗi người chúng ta cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Từ trước đến nay, ai ai trong chúng ta cũng chưa nghe qua dịch liên quan đến căn bệnh này nhưng mức độ nghiêm trọng dẫn đến chết người là có thật. Ai cũng cần nắm được bệnh.
Nguyên nhân mắc phải bệnh
Như đã nhắc đến, trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập và gây biến chứng nguy hiểm cho người mắc bệnh uốn ván. Trực khuẩn này phát sinh qua các vết trầy xước, vết thương hở,… không sát trùng đúng cách. Đất cát, phân trâu, dụng cụ y khoa không sát trùng đúng cách,… là nơi sinh sống của loại trực khuẩn nguy hiểm này. Yếu tố vệ sinh là điều tiên quyết để mầm bệnh có thể phát tán gây hại.
Phương thức lây truyền bệnh uốn ván
Những tổn thương trên da bị nhiễm trùng là môi trường thuận lợi cho nha bào xâm nhập vào cơ thể người. Theo khảo sát, phụ nữ lén nạo phá thai tại các cơ sở nhỏ lẻ không có vệ sinh y tế nghiêm ngặt nguy cơ mắc bệnh cao. Hoặc hy hữu cũng có những ca phẫu thuật mà vết thương sau đó bị hoại tử cũng gây bệnh.
Ở những vùng núi, trẻ sơ sinh ra đời có quy trình cắt và chăm sóc rốn không vệ sinh. Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu giúp trực khuẩn dễ dàng xâm nhập gây hại ngay lập tức. Tuy bệnh nguy hiểm chết người nhưng may mắn không có tính lây lan.
Những ai có thể bị uốn ván nguy cơ cao nhất
Ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh uốn ván phải cân nhắc bảo vệ bản thân. Môi trường sinh sống và chân đi trên mặt đất là nơi chứa trực khuẩn gây bệnh. Sơ sẩy một chút là mắc bệnh và mạng sống khó giữ bởi bệnh chưa có thuốc điều trị.
Đối tượng dễ bị uốn ván như:
- Trẻ sơ sinh không được chăm sóc rốt đúng cách;
- Nông dân làm việc trong các cơ sở nuôi gia cầm, gia súc;
- Người chuyên dọn dẹp vệ sinh;
Điều cần ở đây là luôn giữ gìn vệ sinh thật tốt, sát khuẩn tay chân và thân thể khi vừa tiếp xúc với những đồ dơ bẩn. Da bị trầy xước là điều kiện trực khuẩn xâm nhập dễ dàng nhất nên cần lưu ý thật cẩn thận.
Triệu chứng bệnh uốn ván
Một căn bệnh nào phát sinh cũng gây hại đến sức khỏe và tính mạng con người. Trong đó, uốn ván sẽ có những triệu chứng qua từng giai đoạn khác nhau, cụ thể là ủ bệnh – phát tán – lui bệnh. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nắm được bệnh lý rõ:
Ủ bệnh
Cứng hàm là biểu hiện đầu tiên khi bị trực khuẩn xâm nhập sau 3 – 21 ngày. Tỉ lệ người phát bệnh trong 3 ngày chiếm 15%, 14 ngày chiếm 10%. Còn thông thường, 7 ngày sau sẽ có biểu hiện đầu tiên và càng nhanh thấy càng nặng.
Bắt đầu phát tán bệnh
Sau khi cơ hàm bị cứng sẽ tiếp nối bằng các cơn co thắt thanh quản, hầu họng hoặc lên các cơn co giật. Thời gian để có những biểu hiện này chỉ từ 1 – 7 ngày sau khi bị trực khuẩn xâm nhập, thời gian càng ngắn càng dễ biết bệnh đã nặng hơn. Các cơ trên toàn cơ thể bị đơ cứng, cử động khó và thậm chí là khó nói chuyện. Ngoài ra, người bệnh còn bị sốt cao, đổ nhiều mồ hôi và tim đập nhanh.
Thời gian bệnh uốn ván toàn phát trên cơ thể
Những triệu chứng bệnh sẽ biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn này. Thường thì sau khoảng 1 – 3 tuần mắc bệnh, toàn thân sẽ bị đơ cứng, da dẻ tím tái, khó thở, tiểu tiện khó khăn, táo bón,… Trong những ca bệnh nặng còn thấy các biểu hiện sốt cao trên 40 độ, da xanh tái, huyết áp không ổn định và có thể ngừng tim bất ngờ.
Lui bệnh
Lúc này, các biểu hiện của bệnh không còn mạnh mẽ nữa, miệng há rộng và nhai nuốt thức ăn được. Giai đoạn này kéo dài thời gian khác nhau tùy theo mức độ bệnh của mỗi người. Nếu cơ thể mạnh mẽ vượt qua giai đoạn này có thể khỏe lại.
Những dạng của bệnh uốn ván
Người không may mắc phải bệnh sẽ có những biểu hiện như nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ mà phát nhanh hay chậm. Hai dạng bệnh là uốn ván toàn thân và uốn ván cục bộ, nguy cơ phát trên toàn thân chiếm phần đông. Triệu chứng phát bệnh là cơ bị co cứng kèm theo co giật vô cùng đau đớn, các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng nhiều. Co thắt mạnh dẫn đến rách cơ, xương gãy và ngừng tim.
Còn cục bộ hiếm gặp và chỉ tác động lên chỗ vết thương hở bị nhiễm trùng. Bởi vậy, bạn dù bị vết thương nhỏ cũng cần lưu ý chăm sóc đúng cách. Nếu ỷ lại, không quan tâm dễ phát tán trên toàn cơ thể và nhận về hậu quả khó lường.
Các biến chứng của bệnh uốn ván
Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm không thể phủ định nếu không phát hiện kịp thời. Những biến chứng gây đau đớn và nếu may mắn giữ được mạng sống cũng sẽ có hậu quả về sau. Mỗi người chúng ta hãy có ý thức bảo vệ mình và người thân. Như đã nhắc đến trong bài, các cơn co thắt quá mạnh dễ dẫn đến rách cơ và gãy xương. Nhịp tim bị loạn và ngưng thở bất kỳ lúc nào không kiểm soát.
Thậm chí, mạng sống may mắn giữ được thì độc tố protein dễ rò rỉ vào nước tiểu gây bệnh suy thận nặng. Vấn đề này cần quan tâm không được chủ quan, bỏ qua không nhắc đến vì cho rằng mình sẽ không mắc bệnh. Đặc biệt, hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng bởi biến chứng viêm phổi. Bệnh nhận đối mặc bệnh viêm tắc phổi, mạch máu tắc nghẽn làm cho toàn thân không được cung cấp oxy.
Não bộ bị tổn thương, bệnh nhân co giật và sùi bọt mép giống hệt người bị động kinh. Tóm lại, người bị uốn ván không lo điều trị kịp thời sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm và có khi còn mất mạng. Lý do này đủ khiến bạn phải gặp bác sĩ nhanh nếu mắc bệnh để có hướng can thiệp kịp thời nhất có thể. Tuy không có thuốc điều trị dứt điểm nhưng các biến chứng sẽ được kiểm soát không nặng.
Cách phòng ngừa bệnh uốn ván
Uốn ván là bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu mắc phải. Tuy trực khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nhưng nếu mỗi người có ý thức vệ sinh, sát khuẩn đúng cách sau khi bị trầy xước hay mổ vết thương hở sẽ phòng ngừa được. Tính mạng của mỗi người là vô cùng quý báu vì chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình mà còn gia đình, người thân. Bởi vậy, ai ai cũng cần bảo vệ chính mình.
Hiện nay, cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vacxin phòng bệnh uốn ván. Các loại vacxin đã phổ biến cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn. Ai cũng có thể được tiêm để phòng bệnh lý cực kỳ nguy hiểm này.
Các loại Vắc xin phòng uốn ván cho trẻ em và người lớn
Như đã đề cập, vacxin phòng ngừa đã có cho mọi đối tượng muốn phòng bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ thăm khám và chọn lựa loại vacxin phù hợp cho mỗi người. Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ dưới 7 tuổi sẽ được sử dụng loại vacxin DTaP hay DT. Trẻ lớn hơn 7 tuổi và người lớn thích hợp sử dụng vacxin Td hay TdaP. Hiệp hội APP của Mỹ khuyến khích người dân nên tiêm vacxin uốn ván vào lúc nhỏ.
Cụ thể, trẻ sau khi sinh được 2 tháng tuổi sẽ được tư vấn tiêm vacxin. Sau 10 năm, tức lúc đó trẻ được 11 tuổi hay 12 tuổi, bố mẹ cần đưa bé đến nhắc lại mũi Tdap. Sau đó 10 năm nữa, trẻ đã trưởng thành và khoảng 20 tuổi phải đến tiêm mũi Td. Mũi tiêm này không chỉ phòng bệnh mà còn chống bệnh bạch cầu. Phụ huynh cần biết trẻ trên 7 tuổi không tiêm vacxin DTaP vì không có hiệu quả.
Người lớn muốn tiêm vacxin phòng bệnh cũng cần ghi nhớ một số điều sau:
- Phụ nữ mang thai: Sinh con đầu lòng sẽ được tiêm 2 mũi theo giai đoạn mang thai chỉ định. Loại vacxin tiêm là Tdap còn giúp trẻ ngăn được bệnh ho gà từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ;
- Người lớn: Chưa từng tiêm hay chưa tiêm mũi nhắc cần phải đến cơ sở y tế tiêm mũi Tdap. Bạn cần nhớ thời gian tiêm nhắc lại tăng hiệu quả hơn.
Kết luận
Bệnh uốn ván nghiêm trọng cực kỳ và dễ mắc phải nếu không có ý thức phòng chống. Xã hội hiện đại, y học phát triển dù giúp cho người mắc bệnh giảm được các triệu chứng nhưng không ngăn được hậu quả về sau. Mỗi người, dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng phải biết về căn bệnh nguy hiểm này. Đừng để những đau đớn do bệnh gây ra ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của mỗi chúng ta !