Viêm màng não là một căn bệnh nguy hiểm và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là ở trẻ nhỏ – đối tượng có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, bạn cũng không được chủ quan vì căn bệnh này cũng có thể xảy ra ở người lớn. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp thông tin về căn bệnh nguy hiểm này một cách đầy đủ nhất.
Viêm màng não là gì?
Viêm màng não là hiện tượng viêm của lớp màng xung quanh não và tủy sống, là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các triệu chứng thường gặp như đau đầu, cứng gáy, sợ sáng… Được biểu hiện qua sự rối loạn chức năng thần kinh do một loại virus, gây ra tình trạng bệnh lý nặng nề.
Cấu tạo màng não của con người gồm 3 lớp cấu thành từ ngoài vào trong với các tên gọi lần lượt là: màng cứng, màng nhện, màng mềm. Các lớp màng này bao bọc xung quanh não và tủy sống và giúp bảo vệ hệ thần kinh trung ương.
Khi những tác nhân gây viêm như vi khuẩn, virus tấn công vào màng não sẽ gây ra căn bệnh viêm lớp màng não. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể con người từ bất cứ bộ phận nào: miệng, mũi… rồi chui lên não và gây ảnh hưởng đến thùy thái dương – phần não kiểm soát trí nhớ và lời nói.
Theo thông tin từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ thì 70% trường hợp viêm não được xác định là do virus. Nguyên nhân của bệnh có thể do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thời gian phát hiện sớm, người bệnh có thể kịp thời chữa trị và khỏi bệnh sau vài tuần.
Nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm màng não, tình trạng này sẽ càng nặng nề và biến chứng sang một số bệnh nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, tê liệt chân tay…và có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh của bạn.
Đường lây truyền bệnh
Có nhiều loại virus lây truyền từ người sang người, tuy nhiên một số trường hợp lại xuất phát từ sự tái hoạt động của virus chẳng hạn như virus herpes simplex. Một số người có thể bị nhiễm virus thông qua các phương thức lây truyền sau:
- Hít phải hơi từ người nhiễm bệnh giải phóng virus trong không khí khi ho hoặc hắt hơi.
- Bị một số loại côn trùng: muỗi, ve, động vật nhiễm bệnh cắn. Khi đó số virus gây bệnh sẽ truyền trực tiếp vào máu bạn thông qua vết cắn của chúng.
- Thói quen sinh hoạt không sạch sẽ, ăn đồ ô nhiễm
- Do sự tái hoạt động của các virus đã có sẵn trong cơ thể từ trước
Thời gian ủ bệnh
Mỗi virus gây bệnh sẽ có một thời gian ủ bệnh khác nhau. Nhưng thông thường thời gian ủ bệnh sẽ từ 5-14 ngày. Nhìn chung, thời gian ủ bệnh do virus gây ra thường tiến triển rất nhanh, dễ gây biến chứng nặng.
Các loại viêm màng não
Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của não bộ và nguyên nhân chủ yếu do virus, liên khuẩn cầu, siêu vi khuẩn… gây ra. Kèm theo đó người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng thông thường như: sốt, nhức đầu, nôn… ,ột số căn bệnh thường gặp ở nước ta như:
Viêm não Nhật Bản
Đây được coi là loại bệnh thường gặp nhất, trẻ em thường mắc chứng bệnh này nhiều hơn so với người lớn do chưa có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn kém. Trẻ em thường khởi phát bệnh từ cơn sốt cao, rối loạn tinh thần (thậm chí có thể co giật).
Viêm não Nhật Bản được coi là một bệnh nặng và là nguyên nhân có thể dẫn đến tử vong. Nhiều bệnh nhân có di chứng thần sinh sau khi bị bệnh. Phụ nữ có thai khi mắc viêm não Nhật Bản có thể bị sảy thai, vì vậy việc giữ gìn sức khỏe cho thai phụ là vô cùng quan trọng.
Viêm màng não do virus gây bệnh đường ruột
Virus này thường bộc phát, gây bệnh cho cả trẻ em và người lớn vào mùa hè. Ngoài các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau đầu, nôn thì bệnh nhân có thể gặp thêm hội chứng tay chân miệng, phỏng niêm mạc miệng, tay và chân. Một số bệnh nhân khi tiến triển nặng có thể dẫn đến tử vong.
Viêm màng não do mô cầu
N.meningitidis là các tác nhân gây viêm màng ở não phổ biến, lây qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch. Trong nhóm các bệnh nhân, trẻ em và người trẻ tuổi là nhóm đối tượng mắc bệnh nhiều nhất.
Hầu hết VNMC thường đi kèm với nhiễm khuẩn đường huyết và kèm các triệu chứng: viêm mủ đầu họng, đái tháo đường, suy giảm hệ miễn dịch…
Viêm não do phế cầu
Đây là tác nhân gây viêm lớp màng não thường gặp ở người lớn. Đặc biệt, khi bị nhiễm phế cầu nặng, bệnh nhân dễ có những triệu chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang…
Các nguyên nhân gây bệnh
Viêm não, viêm màng não đều là những bệnh lý nhiễm trùng màng bao phủ quanh não và tủy sống, tỷ lệ biến chứng cao và có thể gây ra tử vong. Vì vậy cần nhận biết sớm hơn và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số loại viêm não thường gặp nhất.
Nguyên nhân do virus HiB
Đối tượng mà virus này gây bệnh thường là những trẻ em dưới 6 tuổi và gây tỷ lệ tử vong vào khoảng 5%. Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi khỏi bệnh vẫn có thể mắc một số di chứng về thần kinh như: giảm thính lực, điếc, chậm nói hay não úng thủy (căn bệnh vô cùng nguy hiểm).
Kèm theo viêm lớp màng não do HiB, người bệnh sẽ có một số biểu hiện nhiễm khuẩn như: viêm phổi, viêm cơ, viêm tủy xương, sốt, nôn…
Viêm màng não Nhật Bản
Người chưa có miễn dịch hoặc chưa tiêm vacxin là những đối tượng dễ mắc viêm não Nhật Bản nhất. Đây là một bệnh lý nặng và để lại nhiều di chứng thần kinh, nặng hơn có thể gây đến tử vong nếu không phát hiện kịp thời.
Một số dấu hiệu nhận biết viêm não Nhật Bản như:
- Đột ngột sốt cao, rối loạn thần kinh, co giật
- Sốt, đau đầu, chóng mặt,…
- Mất phương hướng
Nguyên nhân do phế cầu
Căn bệnh này thường gặp ở người lớn, gây nhiễm phế cầu, viêm phổi, viêm tai giữa. Người bị viêm não do phế cầu có thể sốt, đau đầu, nổi trội dấu hiệu thần kinh như liệt mặt, rối loạn tri giác.
Dấu hiệu và triệu chứng
Người bệnh có những triệu chứng rất giống với viêm đường hô hấp thông thường hay sốt siêu vi rút. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt giữa hai loại bệnh này để tránh nhầm lẫn, dễ dàng có tâm lý chủ quan, lầm tưởng rằng đó là những triệu chứng thường gặp và không nguy hiểm.
Dấu hiệu bệnh ở người lớn
Bệnh nhân thường gặp một số triệu chứng phổ biến như sốt cao, kèm theo đó là các bệnh lý gây tổn thương hệ thần kinh trung ương như: nhức đầu dữ dội, buồn nôn, thay đổi nhân cách, co giật, ảo giác, đờ đẫn, hôn mê, mất phương hướng, lú lẫn…
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ
Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu trên không điển hình và rất khó phát hiện. Nhưng vẫn có một số dấu hiệu quan trọng giúp chẩn đoán bệnh chính xác: nôn mửa, thóp phồng, gồng cứng người…
Các phương pháp điều trị
Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh viêm màng não khác nhau mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy các phương pháp này đều được Bộ Y tế truyền đạt tới người dân một cách kỹ càng nhưng không phải ai cũng hiểu hết. Song, mọi phương pháp điều trị đều hướng tới đem lại sự mạnh khỏe cho người bệnh.
Điều trị viêm màng não do virus gây ra
Ở trường hợp này, thuốc kháng sinh không có tác dụng. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp nhiễm virus đều tự cải thiện và phục hồi sau nhiều tuần. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc có chứa corticosteroid (loại thuốc kháng viêm) để giảm sưng cho não và thuốc chống co giật.
Điều vị viêm màng não do vi khuẩn gây ra
Vi khuẩn gây bệnh thường xảy ra ít hơn và không phổ biến bằng virus, tuy nhiên lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất. Các bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc kháng virus và kháng sinh dùng qua đường tĩnh mạch.
Các thuốc này có tác dụng giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải các biến chứng như phù não, động kinh. Bác sĩ thường sẽ sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng trong thời gian đầu cho đến khi xác định rõ được nguyên nhân bệnh.
Cách phòng ngừa viêm màng não hiệu quả
Virus và vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan từ người qua người qua các giọt bắn khi giao tiếp, ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc cự ly gần, dùng chung dụng cụ ăn uống. Do đó để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm và phòng chống bệnh, an toàn cho bản thân và gia đình, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn đúng cách
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác
- Nâng cao sức đề kháng bằng việc giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ ăn uống tuân theo bảng giá trị dinh dưỡng của Bộ Y tế.
- Một thói quen tốt giúp bạn phòng tránh, bảo vệ bản thân mà ít người để ý đó là thói quen che miệng khi hắt hơi, ho
- Đặc biệt, đối với phụ nữ đang mang thai, tránh ăn những thực phẩm chưa được tiệt trùng an toàn.
- Trên đây là một số biện pháp mà bạn có thể khắc phục và tự làm với mình. Nhưng đừng quên rằng, hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách tiêm phòng vacxin ngừa viêm màng não.
Một số loại vacxin tiêm phòng viêm màng não
Ngày nay, căn bệnh này dần trở thành căn bệnh phổ biến và đã có vacxin phòng ngừa. Mọi người cần cập nhật đầy đủ thông tin về các loại vacxin để bảo vệ gia đình và bản thân trước những căn bệnh biến chứng xấu ảnh hưởng đến cả sự về phát triển trí tuệ lẫn thể chất.
- Vacxin ngừa viêm màng não BC
- Vacxin ngừa viêm ACYW
- Vacxin Synflorix – ngừa viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
- Vacxin Pentaxim 5 in 1; Infanrix Hexa 6 in 1
Kết luận
Viêm màng não tuy nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm và được điều trị kịp thời thì sẽ không còn là căn bệnh đáng lo ngại. Nhưng nên nhớ rằng, hãy luôn trong thế chủ động phòng tránh và sẵn sàng chiến đấu với căn bệnh nhiều di chứng này và kính chúc bạn có một sức khỏe tốt!