HomeThiết bị y tếViêm mũi dị ứng - Cách điều trị và phòng ngừa bệnh...

Viêm mũi dị ứng – Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả

- Advertisement -spot_img

Căn bệnh viêm mũi dị ứng  không nguy hiểm, nhưng viêm mũi cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Tuy vậy, nhiều người còn chưa biết cách phòng ngừa và còn thờ ơ với căn bệnh này.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng được biết đến là căn bệnh gây nhiều sự phiền toái của nhiều người (thường gặp ở người già và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu) khi đến thời khắc giao mùa, nhất là những lúc trời se lạnh kèm với không khí ô nhiễm.

Bệnh này là hiện tượng mũi bị kích thích gây nhảy mũi và viêm nguyên nhân không phải vi khuẩn hay virus gây ra mà do các tác nhân khác đến từ môi trường như lông chó, mèo, phấn hoa, khói bụi… Viêm mũi dị ứng được chia ra làm hai dạng:

-Viêm mũi theo mùa ( thường theo chu kỳ): dạng này thường được biết đến là viêm mũi thời tiết, thường xảy ra vào thời gian nhất định trong năm và xảy ra chu kì từng năm

-Viêm mũi quanh năm ( không theo chu kỳ): là tình trạng gặp bất kì yếu tố dị ứng – khói bụi, phấn hoa…, thì mũi đều bị kích ứng và gây nên tình trạng viêm mũi

Viêm mũi dị ứng gây phiền toái đến nhiều người
Viêm mũi dị ứng gây phiền toái đến nhiều người

Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng?

Nguyên nhân gây nên căn bệnh viêm mũi là do cơ thể giải phóng ra chất có tên là Histamin khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Histamin được biết đến là một chất hóa học giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân nguy hiểm từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. 

Nhưng lại gây các phản ứng một cách quá mức dẫn đến tình trạng viêm mũi. Cụ thể hơn sẽ có những chất gây ra bệnh viêm mũi. Nó xuất phát từ những thứ tiếp xúc với ta hằng ngày.

Các chất gây dị ứng trong nhà

Đa số các chất gây dị ứng này được biết đến là chất dị ứng thường gặp. Chúng hiện diện tại chính căn nhà của chúng ta: bụi, lông chó mèo, nước hoa, mỹ phẩm, nấm mốc từ quần áo thức ăn…

Các chất có thể gây dị ứng trong không khí

Các chất dị ứng trong không khí chủ yếu là các vật thể nhỏ bay lơ lửng trong không khí chúng ta hít thở: lông sâu, phấn hoa, khói bụi, bụi xi măng từ các công trình, bụi từ các mặt đường …

Các chất gây dị ứng trong nghề nghiệp

Các tác nhân dị ứng trong nghề nghiệp này chủ yếu bao gồm: bụi phấn từ bục giảng, sợi vải trong các xưởng may, khói bụi trong các công trình, hương nhang từ các chùa chiền…

Bệnh sẽ gây ra hậu quả khôn lường nếu không điều trị đúng cách
Bệnh sẽ gây ra hậu quả khôn lường nếu không điều trị đúng cách

Triệu chứng thường thấy của viêm mũi dị ứng

Khi cơ thể bạn cảm thấy khó chịu và mắc phải một trong sáu dấu hiệu dưới đây thì có thể bạn đã mắc bệnh rồi đấy. Thông tin này sẽ là một nguồn tham khảo để bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình của mình.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng dễ thấy

  • Ngứa mũi: thường bất kỳ ai mắc bệnh cũng sẽ có triệu chứng ngứa mũi, đây là phản ứng tự nhiên khi cơ thể tiếp xúc tác nhân lạ. Triệu chứng này có thể kéo dài trong vài giờ, thậm chí vài ngày nếu nặng.
  • Hắt hơi: trong quá trình nhiễm bệnh, người bệnh thường xuyên hắt hơi, đôi khi còn gặp phải tình trạng hắt hơi một tràng dài.
  • Chảy nước mũi: dịch mũi thường có màu vàng đục và có mùi hôi khó chịu
  • Nghẹt mũi: khi ngủ thì tình trạng nghẹt mũi sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, dẫn đến người bệnh khó thở làm giảm chất lượng giấc ngủ
  • Giảm khứu giác: do lượng dịch mũi tiết ra quá nhiều dẫn đến nghẹt mũi làm ảnh hưởng đến khả năng nhận biết mùi của khứu giác
  • Ù tai: do tai- mũi- họng là ba bộ phận liên kết với nhau, việc nghẹt mũi có thể ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh

Ngoài những triệu chứng trên nếu người bệnh không quan tâm tìm cách chữa trị thì bệnh có thể tiến triển mạnh hơn gây ra những biến chứng khó lường trước được.

Biến chứng không thể đoán của viêm mũi dị ứng

Nếu có người hỏi viêm mũi có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ là “ không” đối với những ai biết quan tâm cách phòng và chữa trị bệnh. Nhưng trong một số trường hợp do người bệnh quá chủ quan dẫn đến các biến chứng khôn lường, từ một căn bệnh hết sức bình thường có thể ảnh hưởng tính mạng.

Viêm mũi nếu không được quan tâm, điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng  như niêm mạc mũi bị thoái hóa nặng nề, gây nên tình trạng phù nề gây nghẹt mũi khó thở; viêm, lở loét vùng tiền đình mũi; viêm xoang; viêm phế quản. 

Do tai- mũi- họng liên kết với nhau nên khi viêm mũi mà không điều trị có thể dẫn đến viêm họng và cả viêm tai giữa. Ngoài ra, với trường hợp biến chứng viêm phế quản có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không chữa trị kịp thời.

Uống thuốc là một trong những cách để điều trị bệnh
Uống thuốc là một trong những cách để điều trị bệnh

Một số cách điều trị viêm mũi dị ứng thường gặp:

Để chữa bệnh  một cách nhanh và hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Tùy theo từng trường hợp bệnh lý và cơ địa mỗi người ta áp dụng cách khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuốc nhỏ mắt kết hợp thuốc xịt mũi

Dùng kết hợp thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi có thể giảm một cách hiệu quả các triệu chứng của bệnh trong thời gian ngắn (theo chỉ định của bác sĩ). Dùng các loại thuốc có chức năng kháng histamin (theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ)

Các biện pháp khắc phục viêm mũi dị ứng tại nhà

Tùy vào các chất gây ra dị ứng ta có nhiều cách khắc phục khác nhau. Trong trường hợp dị ứng theo thời tiết hay phấn hoa thì người bệnh cần dùng máy hút ẩm hay bộ lọc không khí dạng hạt giúp kiểm soát dị ứng khi ở trong nhà. 

Vệ sinh đồ dùng cá nhân thường xuyên (chăn, ga, drap,…)

Nếu dị ứng với bụi thì hãy giặt tấm drap giường và chăn mền bằng nước nóng trên 55 độ C, bên cạnh đó đeo khẩu trang trong lúc làm việc trong môi trường khói bụi là điều hết sức cần thiết.

Ngoài những cách điều trị như trên ta cần nên kết hợp với một khẩu phần hợp lý để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể có thể vượt qua căn bệnh một cách trơn tru hơn so với những người chỉ dùng thuốc chữa trị.

Làm gì để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Ngoài việc hiểu rõ cách điều trị ta cần tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh. Hiểu được cách phòng ngừa sẽ giúp ta tiết kiệm được bộn tiền điều trị khi bị mắc bệnh. Dù sao đi chăng nữa việc phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. 

Bảo vệ từ yếu tố bên trong

Chữa bệnh phải chữa từ bên trong, diệt trừ mầm bệnh tận gốc rễ như vậy mới dài lâu. Những phương pháp dưới đây ta có thể thể áp dụng khi bị căn bệnh này ghé thăm.

  • Tăng cường miễn dịch: Khi miễn dịch cơ thể yếu rất dễ bị dị ứng. Do đó, tăng cường hệ miễn dịch là một trong những cách cần thiết để bảo vệ cơ thể tránh khỏi viêm mũi.
  • Chủ động tránh xa các tác nhân gây dị ứng: Một khi đã biết bản thân bị dị ứng với chất gì, bạn hãy cố gắng chủ động tránh tiếp xúc với chất đó. Nên thường xuyên đeo khẩu trang nếu làm việc trong môi trường nhiều chất có thể gây dị ứng.
  • Bảo vệ tai-mũi-họng: Tai-mũi-họng là một hệ thống thông nhau. Nếu ta biết bảo vệ tai và họng thì khả năng mũi cũng ít bị bệnh hơn.
  • Không lạm dụng chất kháng sinh: vì bệnh nguyên nhân không phải do vi khuẩn, virus nên việc lạm dụng thuốc kháng sinh chỉ gây hiện tượng “ lờn thuốc” và nhiều tác dụng phụ khác.
  • Thường xuyên tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục sẽ xây dựng cho cơ thể bạn một hệ miễn vững chắc chống được nhiều bệnh.
  • Không hút thuốc lá: Không hút thuốc lá để bảo vệ hệ hô hấp và hạn chế đến nơi có thuốc lá để tránh hút thuốc lá thụ động.
  • Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm các vùng cổ, mũi, ngực và tránh tiếp xúc bụi là cách hiệu quả để không bị bệnh.
Cần có chế độ ăn healthy để bảo vệ sức khỏe
Cần có chế độ ăn healthy để bảo vệ sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm mũi dị ứng

Chỉ với việc khéo léo kết hợp sử dụng thuốc và một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình điều trị thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nhiều lần. Dưới đây là một số thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng khi mắc bệnh.

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Những thực phẩm này giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tạo lớp giáp chắn lại các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả
  • Thực phẩm có khả năng làm ấm cơ thể: Gừng, tỏi… là các thực phẩm được tin dùng để điều trị các bệnh thường xuất hiện khi gặp thời tiết lạnh. Điều này được giả thích trong y học cổ truyền là lấy cái nóng để khắc cái hàn. Trong đó, gừng tỏi… được ví như thực phẩm tính nóng còn bệnh viêm mũi được xem là bệnh hàn.

Một số câu hỏi thường gặp khi nhắc đến bệnh viêm mũi dị ứng

Sau khi tìm hiểu về căn bệnh của mọi nhà này chắc hẳn trong đầu chúng ta cũng có nhiều câu hỏi thắc mắc về bệnh viêm mũi.  Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi thường gặp thông qua khảo sát của nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân:

Bệnh này có lây sang người khác không?

Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể quá mẫn cảm với một yếu tố dị ứng nào đó của môi trường, không phải do vi khuẩn hay virus gây nên. Vì vậy, chúng ta có thể hoàn toàn tiếp xúc với người bệnh mà không sợ bị lây bệnh.

Bệnh có duy truyền từ mẹ sang con không?

Bệnh này có khả năng duy truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì tỷ lệ duy truyền mắc bệnh bẩm sinh là 60-70%.  Bên cạnh đó, bệnh cũng phụ thuộc vào môi trường sống và học tập, thay đổi thời tiết và các tác nhân khác . Vì vậy, khi có triệu chứng của bệnh thì ta nên đến cơ sở y tế để có thể thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm mũi ở trẻ em có khác so với người lớn không?

Về mặt lý thuyết thì bệnh ở trẻ em sẽ không khác so với người trưởng thành nhưng do hệ miễn dịch ở trẻ em không được hoàn thiện như của người trưởng thành và chưa có ý thức trong việc bảo vệ bản thân nên bệnh tình của trẻ có thể kéo dài và tiến triển nặng hơn nếu không chú tâm đến tình trạng sức khỏe của trẻ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em phải chăng rất nguy hiểm
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em phải chăng rất nguy hiểm

Kết luận 

Viêm mũi dị ứng mặc dù là căn bệnh không nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đừng chủ quan đến khi bệnh gây ra biến chứng để lại hậu quả khó lường. Hãy tập một thói quen sống healthy, đây là không chỉ là cách phòng bệnh viêm mũi mà còn là cách phòng tránh hầu hết các căn bệnh phổ biến hiện nay.

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Tin tức mới nhất
- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img