Viêm tai giữa là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt đối tượng dễ mắc phải bệnh này là trẻ em. Hiện tại vẫn có nhiều người còn thờ ơ, chủ quan khi đối mặt với bệnh này, tuy nhiên biến chứng và hậu quả của bệnh để lại cho người bị bệnh là vô cùng lớn, ngoài ra còn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, dưới đây sẽ cung cấp tất cả những vấn đề, những câu hỏi liên quan đến bệnh lý này, nhằm giúp người đọc phần nào đó có thể phòng tránh căn bệnh này.
Viêm tai giữa là bệnh gì?
Viêm tai giữa được hiểu đơn giản là một trong số những bệnh lý xảy ra ở phần tai giữa. Tai giữa của người bị bệnh sẽ bị tổn thương và vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển bên trong gây ra tình trạng viêm nhiễm, dẫn đến làm nhiễm trùng.
Tình trạng này sẽ gây ra tình trạng đau, sưng tai, sốt, chảy dịch. Những điều này đều mang đến một cảm giác khó chịu đối với người bệnh, ngoài ra nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này còn dẫn đến tình trạng khiếm thính, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Mọi người cần hiểu sơ bộ về cấu tạo của tai người, để có thể nhận định được tai giữa của con người nằm ở đâu, cấu tạo của tai người sẽ được chia làm 3 phần là tai ngoài, tai trong và tai giữa. Tai giữa là khu vực ở sau màng nhĩ có chức năng truyền tải âm thanh, vì vậy không có tai giữa thì tai sẽ không nghe được âm thanh bên ngoài.
Phân loại viêm tai giữa
Tùy vào mức độ nhiễm trùng và nghiêm trọng của bệnh, viêm tai giữa sẽ được phân loại bao gồm:
- Viêm tai giữa cấp tính: Là một biến chứng của rối loạn chức năng vòi nhĩ xảy ra khi người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus. Khi virus tấn công vào sẽ tiến triển thành viêm cấp, sau đó gây tổn thương ở màng nhĩ và tai giữa. Ở giai đoạn này không phát hiện bệnh và để kéo dài sẽ có dịch chảy ra liên tục làm thủng màng nhĩ.
- Viêm tai giữa ứ dịch: Là tình trạng niêm mạc của tai giữa bị viêm nhiễm và tiết dịch, nhưng khác với trường hợp viêm tai cấp tính, dịch này không chảy ra bên ngoài tai mà bị ứ lại ở sau màng tai. Dịch bị ứ lại ở nhiều dạng khác nhau như: dạng thanh dịch, dịch nhầy, keo dính. So với viêm tai cấp tính, viêm tai ứ dịch ít nguy hiểm hơn khi không bị nhiễm trùng, tuy nhiên dịch ứ lại sẽ làm cho người bệnh có cảm giác nặng tai.
- Viêm tai giữa mạn tính: Là tình trạng viêm tai khó chữa khỏi, bị dai dẳng, bị chảy mủ lâu ngày, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, lâu ngày sẽ làm thủng màng nhĩ.
Cấu tạo và chức năng của tai
Như đã giới thiệu sơ lược về cấu tạo của tai ở trên tai giữa có nhiệm vụ là truyền các rung động âm thành từ màng nhĩ đến tai trong, giúp con người nghe được các âm thanh bên ngoài. Tai được chia thành 3 phần chính: Tai ngoài, tai giữa và tai trong và điểm nhiệm các chức năng như sau:
- Tai ngoài: Bao gồm vành tai ngoài và ống tai, từ tai ngoài tới màng nhĩ sẽ được chia thành loa tai và ống tai ngoài. Tai ngoài có vai trò thu nhận âm thanh từ bên ngoài môi trường và truyền tới màng nhĩ.
- Tai giữa: Tai giữa nằm ở phía sau màng nhĩ, tai giữa giống như một khoang chứa khí trong xương thái dương, từ đó sẽ đảm nhận nhiệm vụ truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong.
- Tai trong: Là phần trong cùng, bao gồm các phần ốc tai, các ống bán khuyên, tiền đình, tai trong đảm nhiệm vai trò chuyển xung động âm thanh thành xung động thần kinh nhằm điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể.
Vì sao bị bệnh viêm tai giữa?
Người bệnh mắc bệnh lý này là do vi khuẩn hoặc virus trong tai giữa gây ra, tình trạng nhiễm trùng thường bị môi trường bên ngoài tác động nhiều như: Do cảm lạnh, bị cúm hoặc bị dị ứng gây tắc nghẽn cửa mũi sau, tắc nghẽn vùng họng và vòi nhĩ.
- Đối với tắc nghẽn vòi nhĩ (vòi Eustache): Vòi nhĩ là một ống tai có kích thước nhỏ và hẹp, nối tai giữa và vòm họng, có nhiệm vụ là điều chỉnh áp suất và không khí, làm mới không khí trong tai. Ngoài ra còn giúp chất tiết của tai thoát ra ngoài, khi vòi nhĩ bị sưng, sẽ dễ đến tắc nghẽn, làm cho chất lỏng bị ứ đọng, tích tụ lại ở tai giữa và gây nhiễm trùng. Ở trẻ em có vòi nhĩ chưa phát triển dễ bị hẹp, việc thoát chất lỏng khó khăn nên tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này là rất cao
- Đối với việc tắc nghẽn cửa sau mũi (VA): Là một mô nhỏ nằm phía sau mũi, có chức năng hoạt như một hệ miễn dịch, VA nằm gần chỗ mở các vòi nhĩ nên khi VA bị viêm và sưng thì có thể dễ đến tắc nghẽn vòi nhĩ.
Triệu chứng bị bệnh viêm tai giữa dễ nhận biết nhất
Triệu chứng của bệnh lý này ở người lớn và trẻ em hoàn toàn khác nhau, dưới đây sẽ là các triệu chứng cụ thể nhất ở trường hợp người lớn và trẻ em, giúp cho người bệnh có thể hoàn toàn nắm bắt được thông tin cụ thể và chi tiết nhất.
Triệu chứng bệnh lý viêm tai giữa ở người lớn
Ở người lớn, đầu tiên người bệnh sẽ cảm thấy bị đau tai, kèm theo cảm giác nhức và nhói, đôi lúc sẽ bị giật giật ở tai. Có người bệnh sẽ bị đau lây lan lên phần đầu, khiến cho một hoặc cả hai tai bị tê cứng, sờ vào sẽ thấy sưng tấy và nóng.
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng thường thấy như: Tai bị ù, nghe không rõ như trước, thường xuyên cảm giác có gì trong tai như nước, tai bị chảy dịch ra ngoài, đặc biệt khi thời tiết thay đổi sẽ bị chảy dịch nhiều hơn, phần dịch chảy ra thường có màu vàng, ngoài ra còn kèm mùi hôi khó chịu.
Tất cả những triệu chứng trên là triệu chứng bệnh lý ở người lớn, khi có các triệu chứng này, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế nhằm thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng, hậu quả lớn đối với người bệnh.
Các biểu hiện bệnh viêm tai giữa thường thấy ở trẻ
Khi trẻ mắc bệnh lý này, thường có một số triệu chứng như sau:
- Sốt cao, thường từ 39-40 độ, thường xuyên khó chịu, quấy khóc, kén ăn, nôn mửa.
- Đối với trẻ lớn hơn thì trẻ sẽ có cảm giác đau tai, thường xuyên lắc đầu và dùng tay dụi tai.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, đồng thời sẽ bị sốt.
- Trẻ khó ngủ và khó chịu, bứt rứt khi đặt nằm xuống.
- Bé không giữ được thăng bằng và hay nghiêng đầu sang một bên.
Khi cha mẹ hoặc người chăm sóc phát hiện trẻ có những triệu chứng, biểu hiện như trên, nhanh chóng đưa bé đi khám và điều trị, tránh để tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị.
Quy trình chuẩn đoán bệnh lý viêm tai giữa
Để chuẩn đoán chính xác bệnh lý, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế hay bạch viện sau đó tiến hành thực hiện 2 giai đoạn sau:
Thăm khám
Đầu tiên người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám tai, các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi hoặc sử dụng đèn soi tai để xem xét những tổn thương của tai, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được rõ tình trạng của màng nhĩ. Khi màng nhĩ khỏe mạnh sẽ có màu xám hồng, màu trắng sáng, còn khi bị nhiễm trùng, màng nhĩ bị căng phồng, chứa nhiều dịch.
Khám chi tiết tai – mũi – họng
Tiếp theo sẽ khám các bộ phận khác, như kiểm tra vùng cổ họng, xoang mũi, vùng vòm họng để có tìm ra các dấu hiệu bệnh, để có thể phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Vì vậy người bệnh nên tuyệt đối yên tâm khi đến thăm khám tại cơ sở uy tín, quy trình chuẩn đoán bệnh được thực hiện theo tuần tự.
Các phương pháp áp dụng điều trị viêm tai giữa
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị bệnh lý này, thường được các bệnh viện áp dụng và tùy vào mức độ viêm nhiễm, mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân, sẽ có những phương pháp phù hợp.
Điều trị bệnh lý viêm tai giữa bằng thuốc
Điều trị bệnh lý này bằng thuốc là sự lựa chọn của nhiều người và ở giai đoạn đầu của bệnh, khi tình trạng viêm nhiễm không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc. Một số loại thuốc được kê theo đơn của bác sĩ như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi,…
Thời gian điều trị bằng thuốc tương đối nhanh, từ 1-2 tuần, người bệnh cần thường xuyên dùng thuốc nhỏ tai kết hợp việc giữ vệ sinh tai sạch sẽ, làm sạch dịch mủ để có thể ngăn chặn tình trạng bí tắc.
Điều trị viêm tai giữa bằng phẫu thuật
Trong trường hợp tình trạng bệnh bị nặng và vùng nhiễm trùng lan rộng, nếu sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị lâu dần không tốt cho người bệnh, mang lại hiệu quả thấp.
Vì vậy người bệnh nên điều trị ngoại khoa như nạo VA, đặt ống thông khí, cắt amidan,… tùy theo tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ áp dụng các cuộc phẫu thuật khác nhau.
Cách phòng ngừa bệnh lý viêm tai giữa
Đối với người lớn, khi vệ sinh tai cần chú ý vệ sinh nhẹ nhàng, không chà xát, tránh làm tổn thương niêm mạc của tai, hoặc có thể thủng màng nhĩ, gây ra viêm tai giữa. Không để nước vào trong tai, đi bơi hoặc gội đầu nên có các dụng cụ để tránh nước vào tai. Nếu mắc các bệnh về tai mũi họng, phải điều trị triệt để, tránh để tái đi tái lại nhiều lần, tăng nguy cơ bị viêm tai.
Đối với trẻ em, thường xuyên vệ sinh tai cho bé, vệ sinh nhẹ nhàng, cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và kịp thời, nên cho trẻ uống sữa mẹ để tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ mắc bệnh, khi cho trẻ bú bình phải bế trẻ hoặc cho trẻ ngồi đúng tư thế, tránh để trẻ nằm. Ngoài ra không nên cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường không được trong lành.
Kết luận
Viêm tai giữa là một bệnh lý nghiêm trọng, tuy nhiên thường bị người bệnh chủ quan và ngó lơ, chỉ khi có các triệu chứng nặng hơn thì người bệnh mới chịu đến các cơ sở y tế để khám bệnh. Vì vậy thông qua những thông tin ở trên đã cung cấp, mong rằng người đọc phần nào có thể bảo vệ được bản thân và người thân, không chủ quan trước sự nghiêm trọng của bệnh lý này.