Trong dân gian hiện đang lưu truyền rất nhiều cách chữa bệnh vảy nến tại nhà cực hay, có thể áp dụng thường xuyên để làm giảm các triệu chứng bệnh mà không phải lo ngại sẽ gặp tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc tân dược. Dưới đây là những mẹo trị bệnh đang được áp dụng phổ biến nhất.
Bệnh vảy nến là một dạng bệnh tự miễn khởi phát khi các tế bào lympho do hệ miễn dịch sản xuất nhầm lẫn da với các tác nhân gây hại cần phải loại bỏ. Lúc này da bị tấn công và trong quá trình tái tạo, tế bào da tăng sinh quá nhanh đóng thành nhiều mảng vảy màu bạc xếp lớp trên nền da đỏ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khô da, bong tróc ở vùng da bị tổn thương.
Sang thương do bệnh vảy nến gây ra chủ yếu tập trung ở những vùng da thường xuyên bị ma sát như khuỷu tay, đầu gối. Từ một khu vực nhỏ, nếu không được kiểm soát tốt bệnh vảy nến có thể lan ra toàn thân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài của người bệnh.
Bệnh có thể tái phát nhiều đợt trong năm khi gặp các điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, chấn thương, căng thẳng, nhiễm trùng, khí hậu khô hanh… Ngoài thuốc, một số mẹo chữa bệnh vảy nến tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian cũng được nhiều bệnh nhân tích cực áp dụng để có thể chung sống hòa bình với căn bệnh da liễu mãn tính này.
11 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà
Bệnh vảy nến có thể được kiểm soát tốt nếu bạn có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, biết chăm sóc da và tận dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên đúng cách. Dưới đây là một số cách trị vảy nến theo dân gian đơn giản có thể áp dụng ngay tại nhà để cải thiện các triệu chứng và hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc tây.
Tham khảo thêm:
- Bệnh vảy nến có chữa được không? Cách điều trị bệnh vảy nến
- Hướng dẫn cách chữa vảy nến bằng lá khế ngay tại nhà
- Top 4 cách trị vảy nến bằng lá trầu không được sử dụng phổ biến
1. Chữa trị bệnh vảy nến bằng lô hội
Lô hội chứa thành phần chủ yếu là nước nên có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu kích ứng trên vùng da bị vảy nến. Cùng với đó, một số chất trong gel lô hội còn có khả năng sát trùng, giảm viêm, kích thích các tế bào da mới nhanh được tái tạo, phục hồi làn da bị tổn thương.
- Chuẩn bị: Một bẹ lô hội tươi
- Cách sử dụng: Gọt bỏ vỏ lá lô hội, lấy phần ruột bên trong đem xay nhuyễn. Thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị và để ít nhất 20 phút trước khi làm sạch lại da. Mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần để mau thấy được kết quả như ý.
2. Mẹo chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không
Nhờ có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, lá trầu không được bệnh nhân bị vảy nên tin dùng làm thuốc chữa bệnh. Tùy theo vị trì bị vảy nến mà linh hoạt lựa chọn một trong 2 cách sau:
Trường hợp bị vảy nến da đầu:
- Chuẩn bị: 5 cái lá trầu bánh tẻ, 1 muỗng muối ăn, 1 nắm rau răm
- Cách thực hiện: Hai thứ lá đem rửa sạch, nấu với 1,5 lít nước trong 10 phút. Sau đó mới bỏ muối vào, quậy tan, tắt bếp. Gạn nước ra một cái chậu sạch, chờ nguội rồi lấy gội đầu. Người bị vảy nến da đầu nên thực hiện mỗi tuần 3 lần có tác dụng giảm ngứa, kích thích các mảng vảy bong tróc ra ngoài một cách tự nhiên.
Lá trầu không với đặc tính sát trùng, kháng viêm tự nhiên có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến ở một vùng da nhỏ trên cơ thể:
- Chuẩn bị: 7 lá trầu tươi, 1/2 thìa cà phê muối
- Cách sử dụng: Sau khi rửa sạch lá trầu, cho vào cối giã nát cùng với muối. Dùng một miếng vải sạch vắt nước cốt thoa trực tiếp lên chỗ da bị vảy nến có tác dụng làm mềm da, ngăn ngừa nhiễm trùng. Chăm chỉ áp dụng cách chữa vảy nến bằng lá trầu và muối tại nhà mỗi tuần 3 lần để các triệu chứng bệnh không còn làm phiền đến bạn.
3. Chữa vảy nến với củ nghệ vàng
Củ nghệ vàng giàu curcumin – một chất đã được khoa học chứng minh có tác dụng mạnh trong việc kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa. Nó được sử dụng như một loại thuốc điều trị tại chỗ để làm giảm các dấu hiệu khó chịu do bệnh vảy nến mang lại.
- Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi
- Cách sử dụng: Cạo vỏ nghệ cho sạch rồi giã nát. Thêm vào 2 thìa nước đun sôi để nguội rồi lọc lấy nước cốt nghệ. Dùng bông gòn thấm nước nghệ thoa trực tiếp lên chỗ da bị tổn thương mỗi ngày 3 lần.
Ngoài cách trị vảy nến dân gian trên, bệnh nhân nên kết hợp dùng nghệ trong chế độ ăn uống như một loại gia vị với liều lượng 1,5 đến 3g mỗi ngày. Hoặc cũng có thể bổ sung viên uống chứa chiết xuất curcumin từ nghệ để da nhanh lành, kéo giãn khoảng cách giữa các đợt tái phát bệnh.
4. Bài thuốc chữa bệnh vảy nến tại nhà từ cây lược vàng
Nghiên cứu cho thấy trong cây lược vàng chứa nhiều hoạt chất quý như vitamin B2, PP, flavonoid , Sulfolipid hay Triacyglyceride. Những chất này thể hiện rõ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. Đồng thời chúng cũng giúp giảm ngứa, bảo vệ các tế bào da khỏe mạnh khỏi bị tổn thương khi gặp ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại.
- Chuẩn bị: 3 – 5 lá lược vàng loại màu xanh đậm ( nên hái lúc sáng sớm), 1/4 thìa muối ăn
- Cách sử dụng: Cắt nhỏ lá lược vàng rồi bỏ vào cối giã nát chung với muối. Lấy cả bã đắp lên khu vực da cần điều trị 20 phút. Thực hiện cách ngày cho đến khi bệnh ổn định.
5. Khắc phục bệnh vảy nến bằng muối Epsom
Muối Epsom là một loại muối vô cơ tự nhiên được tạo ra từ 3 nguyên liệu chính gồm magie, oxi cùng với lưu huỳnh. Loại muối này được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân bị vảy nến vì nó có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, làm sạch và cân bằng độ ẩm trên bề mặt da. Ngoài ra, muối Epsom còn giúp giảm hiện tượng phù nề ở vùng da bị vảy nến bằng cách thấm hút bớt nước ra khỏi các mô.
Xem thêm:
- Bệnh trĩ – Bao quát thông tin bệnh từ A đến Z cho bạn đọc
- Bệnh bạch biến là gì? Những điều nên lưu ý khi mắc bệnh
Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng muối Epsom khá đơn giản và an toàn ngay cả đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai bị vảy nến. Để sử dụng, bạn hãy lấy 1 thìa cà phê muối pha vào chậu nước tắm. Sau đó ngâm mình vào đó khoảng 10 phút, kết hợp mát xa để muối phát huy được hiệu quả tốt hơn.
6. Cách trị vảy nến theo dân gian từ dầu ô liu
Ngoài chế biến món ăn, dầu ô liu còn được sử dụng để chữa bệnh vảy nến. Nguyên liệu này giàu axit béo omega 3 hoạt động như một chất kháng viêm, khử khuẩn. Kết hợp với các thành phần vitamin nhóm B, C, E được tìm thấy trong dầu ô liu vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn, vừa có tác dụng cân bằng độ ẩm trên da, ngăn chặn quá trình sừng hóa của các tế bào và xoa dịu cơn ngứa thường gặp ở những người bị bệnh vảy nến.
- Chuẩn bị: Dầu ô liu nguyên chất
- Cách sử dụng: Làm sạch vùng da bị vảy nến rồi lấy một ít dầu ô liu thoa lên da mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Trường hợp bị bệnh vảy nến toàn thân thì có thể pha 1 thìa dầu ô liu vào trong nước tắm rồi ngâm mình vào đó khoảng 15 phút.
Hiện nay, dầu ô liu được bày bán rất nhiều trong các siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở thành phố lớn. Bệnh nhân ở các vùng sâu vùng xa nếu không mua được loại dầu này có thể thay thế bằng dầu dừa. Nó có tác dụng tương tự nhưng giá thành rẻ và dễ kiếm hơn dầu ô liu do được sản xuất trong nước.
7. Tắm nắng cũng là một cách hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà
Không chỉ một mà rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra việc tắm nắng mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho bệnh nhân bị vảy nến. Điều này nghe thật khó tin bởi xưa nay ánh nắng mặt trời vẫn được xem là thủ phạm kích hoạt bệnh vảy nến bùng phát. Tuy nhiên việc tắm nắng đúng cách ngược lại có thể giúp cơ thể lợi dụng tia cực tím nhằm ức chế sự tăng sinh bất thường của các tế bào kích hoạt bệnh vảy nến phát triển.
Để đạt được hiệu quả cao và không gây tác dụng ngược, khi tắm nắng người bệnh vảy nến cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Mùa hè nên tắm nắng trước 7 giờ sáng. Các mùa còn lại có thể tắm muộn hơn nhưng cũng không nên tắm sau 8 giờ. Ngoài ra bạn cũng có thể tắm nắng vào buổi chiều, bắt đầu từ lúc 16 giờ trở đi.
- Tránh tắm nắng trong khung giờ có cường độ tia cực tím cao nhất là từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều.
- Trẻ bị bệnh vảy nến có thể tắm nắng mỗi lần từ 10 – 15 phút, người lớn khoảng 20 phút là đủ.
- Khi tắm nên để vùng da bị vảy nến lộ ra ngoài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
8. Điều trị bệnh vảy nến bằng cây lá lốt
Tiếp theo, một cách chữa bệnh vảy nến tại nhà khác bạn có thể xem xét thực hiện đó chính là dùng cây lá lốt. Thực phẩm này vốn nổi tiếng với tác dụng giảm đau, sát khuẩn. Ngoài ra, lá lốt còn có khả năng tăng cường lưu thông tuần hoàn máu dưới da, góp phần đưa dưỡng chất nhiều hơn đến khu vực da bị bệnh để tổn thương có thể được chữa lành trong thời gian nhanh nhất.
Lá lốt được biết đến với tác dụng giảm đau, kích thích lưu thông máu dưới da giúp tổn thương do bệnh vảy nến nhanh lành
Theo kinh nghiệm dân gian, lá lốt thường được sử dụng sắc uống thay trà hàng ngày hoặc nấu nước tắm rửa theo cách sau:
- Chuẩn bị: 10 cây lá lốt tươi ( hoặc khô ), dùng toàn thân cây
- Cách sử dụng: Cây lá lốt đem về xối dưới vòi nước cho sạch đất cát và bụi bẩn bám dính ở rễ, thân, lá. Chặt khúc ngắn, đem đun sôi kỹ cùng 2 – 3 lít nước. Nước dùng tắm hoặc vệ sinh khu vực da bị bệnh mỗi ngày 1 – 2 lần. Trong quá trình tắm, lấy xác lá chà nhẹ nhàng vào chỗ bị vảy nến để kích thích các mảng vảy bong tróc ra ngoài mà không làm tổn thương da.
9. Bài thuốc chữa bệnh vảy nến từ cây bèo hoa dâu
Bèo hoa dâu được sử dụng làm dược liệu trong Đông y với tên gọi là phủ bình. Thảo dược này tính lạnh, vị đắng có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, trị nóng trong, mẩn ngứa, kháng viêm, chống dị ứng. Khi sử dụng chữa bệnh vảy nến thường được kết hợp với lá trầu và rau răm để đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Chuẩn bị: 20 lá bèo hoa dâu, 10 lá trầu không, 200g rau răm, 1/3 thìa muối
- Cách sử dụng: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi kỹ với 2 lít nước trong 15 phút. Gạn lấy 1 ly nhỏ để uống. Chỗ nước còn lại lấy rửa vùng da bị bệnh vẩy nến ngày 2 lần.
10. Dùng lá khế chữa bệnh vảy nến
Đối với bệnh nhân bị vảy nến lâu năm thì bài thuốc từ lá khế hẳn không còn quá xa lạ. Theo y học cổ truyền, lá khế có công dụng giải nhiệt, thải độc, chống viêm, giảm ngứa. Phân tích thành phần của lá khế, y học hiện đại cũng tìm thấy một số chất có tác dụng diệt khuẩn, giúp làm tổn thương nhanh được tái tạo và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cho người bệnh vảy nến.
Cách 1: Sử dụng lá khế nguyên chất
- Chuẩn bị: 200g lá khế tươi
- Cách sử dụng: Lá khế tươi đem đi rửa sạch, vò cho hơi nát rồi đun sôi cùng 2 lít nước. Khi nước sôi, vặn bếp cho nhỏ lại để khoảng 10 phút để các hoạt chất trong lá khế hòa tan hết trong nước. Cuối cùng chỉ cần chờ nước nguội, lấy ngâm rửa vùng da bị vảy nến 2 lần trong ngày.
Cách 2: Kết hợp lá khế với một số thảo dược khác
- Chuẩn bị: Lá long não, lá khế, lá cây thảo cao ( thanh hao), lá thông mỗi thứ 20g
- Cách sử dụng: Rửa sạch tất cả rồi cho vào nồi. Đổ nước vào cho ngập mặt lá rồi đem đun sôi từ 10 – 15 phút. Gạn nước lá ra, để nguội dùng tắm rửa hàng ngày. Sau khi tắm xong nên tráng lại người bằng một lần nước sạch.
11. Cách chữa bệnh vảy nến tại nhà bằng các món ăn bài thuốc
Dinh dưỡng trị liệu là một trong những giải pháp được áp dụng để khắc phục bệnh vảy nến tại nhà. Theo Đông y bệnh vảy nến có liên quan đến tạng Can, Phế, chủ yếu là do huyết nhiệt gây nên. Chính vì vậy, sử dụng những món ăn thanh huyết, mát gan và có khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết tới nuôi dưỡng bì phu sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng, ngăn chặn các đợt tái phát bệnh trong tương lai.
Món chè đậu xanh:
- Chuẩn bị: 150g hạt đậu xanh nguyên vỏ, 20g nấm hương, 50g lô hội, đường cát
- Cách chế biến: Lô hội gọt vỏ, cắt nhỏ, nấm hương bổ làm đôi. Cho tất cả vào nồi với lượng nước vừa đủ hầm nhừ thành chè. Thêm đường vào chia ăn vài lần trong ngày cho hết. Mỗi tuần dùng món ăn này khoảng 2 lần.
- Công dụng: Bổ phế, tiêu trừ độc tố, giải nhiệt, kích thích sinh tân dịch.
Món móng giò lợn tiềm thuốc bắc:
- Chuẩn bị: 1 cái móng giò lợn, 12g địa hoàng, 12g vân quy, 12g xuyên khung, 12g thược dược, 12g mạch môn, 10g khởi tử, 10g cúc hoa.
- Cách chế biến: Móng giò lợn chặt nhỏ, cho vào nồi tiềm cùng các vị thuốc bắc cho đến khi chín nhừ. Ăn móng giò và uống cả nước.
- Công dụng: Làm mát gan, bổ phế, lợi huyết
Món canh mướp đắng:
- Chuẩn bị: 200g mướp đắng, miến và nấm mèo mỗi loại 20g, đậu hũ non 30g, các loại gia vị
- Cách chế biến: Mướp đắng cắt làm đôi theo chiều ngang, móc bỏ ruột. Miến, nấm mèo ngâm nở, băm nhỏ cùng đậu phụ non, ướp chút gia vị rồi nhồi vào trong quả mướp đắng. Nấu thành canh ăn mỗi tuần 2 – 3 lần.
- Công dụng: Trị nóng gan, làm mát máu, thải độc cho da, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bệnh nhân bị vảy nến.
Bên cạnh các món ăn bài thuốc trị vảy nến theo dân gian trên đây, trong chế độ ăn hàng ngày người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C, D và omega 3. Bao gồm: Dầu thực vật, hạt óc chó, hạt lanh, cá chích, cá thu, cam, bưởi, cà chua, dưa leo… Hạn chế các loại đồ uống, thức ăn có thể kích hoạt bệnh vảy nến tái phát như: Thịt đỏ, các món cay, đồ ăn nhanh, bánh kẹo và nước ngọt chứa đường tinh chế, bia, rượu.
Cách trị vảy nến theo dân gian có chữa khỏi bệnh không?
Đối với những cách trị vảy nến dân gian, người bệnh nên áp dụng ngay khi bệnh mới khởi phát, các triệu chứng còn nhẹ thì mới có tác dụng. Trường hợp bệnh nặng cần sử dụng thuốc và các thủ thuật y khoa mới có thể khống chế được bệnh, ngăn ngừa các biến chứng.
Trong quá trình chữa bệnh vảy nến tại nhà, người bệnh nên lạc quan, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh stress. Ngoài ra, cần uống nhiều nước, dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm thiên nhiên và giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe cũng như đời sống hàng ngày.
Bệnh vảy nến là một căn bệnh da liễu mãn tính có liên quan đến yếu tố tự miễn. Việc áp dụng cách chữa vảy nến tại nhà chỉ nhằm mục đích giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng khó chịu và hạn chế tái phát bệnh trong năm, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, KHÔNG THỂ THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH. Do vậy, người bệnh cần tìm kiếm phương pháp điều trị tối ưu, giúp xử lý bệnh từ gốc và ngăn chặn tái phát hiệu quả.